tính lực xiết bulong.

Author
Bác nào chỉ giáo dùm em cách tính lực xiết của bulong với. Cái đó lấy theo tiêu chuẩn hay có công thức tính cụ thể các bác nhỉ? thank
 
U

ubuntu

Bác nào chỉ giáo dùm em cách tính lực xiết của bulong với. Cái đó lấy theo tiêu chuẩn hay có công thức tính cụ thể các bác nhỉ? thank
Tất nhiên cả hai đều có nhưng như thế nào thì do kỹ sư thiết kế quy định và chọn lựa.
Khi ta xiết bulông thì sẽ có một phản lực Q ngược lại với chiều xiết, phản lực Q này sẽ chuyền từ mặt tiếp xúc của êcu rồi tới các răng của bulông, tất nhiên bulông có ren là ren tự hãm chứ không phải là ren không tự hãm thế thì phản lực Q này quyết định tới bước ren và chiều dầy của êcu và vật liệu sản xuất bulông êcu đó. Từ đó một là ta chọn bulông êcu phù hợp theo Q tính toán.

Vài điều nho nhỏ mong giúp ích cho bạn.
 
W

werewolf

Tính toán lực xiết bulông là để mối ghép không bị trượt, bị hở, phải tuỳ vào trường hợp cụ thể, có trường hợp phải tính, có khi không phải tính. Có thể xem trong các sách thiết kế, như quyển Chi tiết máy của thầy Nguyễn Trọng Hiệp.
 

TYA

Well-Known Member
quá dễ . Chả phải tính đâu. Đầu tiên là -hai mặt bích cần lực giữ là bao nhiêu ?
Việc chọn size và số buloong tùy theo cách bố trí, khoan lỗ to không đủ chỗ chẳng hạn - -thì khoan lỗ nhỏ, bu long cũng nhỏ nhưng tăng số lượng, miễn đủ lực là ok

còn việc bu lông chịu được bao nhiêu lực thì có giá trị ghi sẵn trên thân ! chỉ việc nhân với tiết diện bu lông

Việc vặn buloong thì .. ... đừng làm đứt bulong là được ! Bulong có chìa vặn th kế chuẩn rồi, cứ tay không mà bắt giặc, tay khỏe tay yếu yếu cũng ok
 
quá dễ . Chả phải tính đâu. Đầu tiên là -hai mặt bích cần lực giữ là bao nhiêu ?
Việc chọn size và số buloong tùy theo cách bố trí, khoan lỗ to không đủ chỗ chẳng hạn - -thì khoan lỗ nhỏ, bu long cũng nhỏ nhưng tăng số lượng, miễn đủ lực là ok

còn việc bu lông chịu được bao nhiêu lực thì có giá trị ghi sẵn trên thân ! chỉ việc nhân với tiết diện bu lông

Việc vặn buloong thì .. ... đừng làm đứt bulong là được ! Bulong có chìa vặn th kế chuẩn rồi, cứ tay không mà bắt giặc, tay khỏe tay yếu yếu cũng ok
Không đơn giản vậy đâu đồng chí!
Còn phụ thuộc vào tỉ lệ ăn ren của cái lỗ ren để gắn con bù lon đó, và phụ thuộc vào vật liệu của cái ren để siết con bù lon đó nữa. Sau khi tính toán xong phải dùng torque driver mà siết chứ không chỉ đơn thuần là việc dựa vào tay khỏe hay tay yếu đâu.
Nhất là đối với các bù lon dùng để cố định các chi tiết động như bu lon cố định các thanh rail(sl
) hay ball screw dùng trong các linear stage hay các máy MC thì việc kiểm soát các lực siết bù lon này vô cùng quan trọng. Lực siết không đủ thì chạy vài vòng con bù long đó nó lỏng ra liền, siết chặt quá thì nó bị đứt đầu chứ chẳng chơi.
Đồng chí nên tìm hiểu kỹ lại nhé!
 

TYA

Well-Known Member
Không đơn giản vậy đâu đồng chí!
Còn phụ thuộc vào tỉ lệ ăn ren của cái lỗ ren để gắn con bù lon đó, và phụ thuộc vào vật liệu của cái ren để siết con bù lon đó nữa. Sau khi tính toán xong phải dùng torque driver mà siết chứ không chỉ đơn thuần là việc dựa vào tay khỏe hay tay yếu đâu.
Nhất là đối với các bù lon dùng để cố định các chi tiết động như bu lon cố định các thanh rail(sl
) hay ball screw dùng trong các linear stage hay các máy MC thì việc kiểm soát các lực siết bù lon này vô cùng quan trọng. Lực siết không đủ thì chạy vài vòng con bù long đó nó lỏng ra liền, siết chặt quá thì nó bị đứt đầu chứ chẳng chơi.
Đồng chí nên tìm hiểu kỹ lại nhé!
Có thể tôi không đúng.
Nhưng lỏng hay chặt có tránh được việc buloong tự lỏng ?
Tôi biết rằng những chỗ rung động có thể gây hiện tượng tự tháo, người ta sẽ bôi keo chống lỏng vào ren trước khi tra con bulong.
Ở đây có lẽ người hỏi muốn hỏi về lực xiết đủ giữ chặt chi tiết máy, có thể là mối ghép bulong 2 bích hộp giảm tốc, ví dụ thế.

Chứ việc chống lỏng ít ra cũng phải dùng lock nut hay washer khía nhám, keo...

Đối với các bulong hiệu chỉnh thì không bàn đến lực xiết vì tính năng khác rồi
 
W

werewolf

quá dễ . Chả phải tính đâu. Đầu tiên là -hai mặt bích cần lực giữ là bao nhiêu ?
Việc chọn size và số buloong tùy theo cách bố trí, khoan lỗ to không đủ chỗ chẳng hạn - -thì khoan lỗ nhỏ, bu long cũng nhỏ nhưng tăng số lượng, miễn đủ lực là ok

còn việc bu lông chịu được bao nhiêu lực thì có giá trị ghi sẵn trên thân ! chỉ việc nhân với tiết diện bu lông

Việc vặn buloong thì .. ... đừng làm đứt bulong là được ! Bulong có chìa vặn th kế chuẩn rồi, cứ tay không mà bắt giặc, tay khỏe tay yếu yếu cũng ok
Vậy người ta chế cờ lê lực làm gì vậy? Tính lực xiết không phải để tránh lỏng bulông (cần thì dùng chi tiết phụ) mà là để tránh trượt, tránh hở mối ghép. Không biết thanhtu cần tính trường hợp nào
 

TYA

Well-Known Member
Vậy người ta chế cờ lê lực làm gì vậy? Tính lực xiết không phải để tránh lỏng bulông (cần thì dùng chi tiết phụ) mà là để tránh trượt, tránh hở mối ghép. Không biết thanhtu cần tính trường hợp nào
Đúng.

Cái cờ lê là cái mà tôi dùng từ "chìa vặn" đó, chứ bộ tưởng vặn bằng tay là tay trần (bare hand) à.
Còn áp lực , lực ma sát đủ giữ vững hai tấm không trượt, nếu tính thì tốt, không tính cứ vặn hết sức. Khi ngưới thiết kế bố trí các mối ghép buloong trên bích, người ta phải căn cứ vào sức người thợ máy với cáichiaf vặn/cà lê rồi chứ nhỉ
Với ng Việt thì sức cánh tay là ...kg gì đó
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Đúng.

Cái cờ lê là cái mà tôi dùng từ "chìa vặn" đó, chứ bộ tưởng vặn bằng tay là tay trần (bare hand) à.
Còn áp lực , lực ma sát đủ giữ vững hai tấm không trượt, nếu tính thì tốt, không tính cứ vặn hết sức. Khi ngưới thiết kế bố trí các mối ghép buloong trên bích, người ta phải căn cứ vào sức người thợ máy với cáichiaf vặn/cà lê rồi chứ nhỉ
Với ng Việt thì sức cánh tay là ...kg gì đó
Cãi chày cãi cối ... chẳng lẽ không phân biệt biệt được cle thường và cle lực hay sao còn cố cãi là "không vặn bằng tay trần" (vặn chặt được bằng tay trần thì chắc đồng chí có tên trong sách Guiness đấy).

Câu hỏi đưa ra là tính thế nào. Đồng chí cứ nói loạn lên rồi cuối cùng lại quay về câu "khi ngưới thiết kế bố trí các mối ghép buloong trên bích, người ta phải căn cứ vào sức người thợ máy với cáichiaf vặn/cà lê rồi chứ nhỉ". Mà trong thực tế, chẳng ai căn cứ được vào sức thợ cả (thợ già khác thợ trẻ, thợ khỏe khác thợ yếu, thợ no khác thợ đói ... lấy đâu ra cơ sở để mà tính). Nếu không có cle lực thì người thợ hoàn toàn phải dựa vào kinh nghiệm để có thể siết đủ chặt (không quá chặt mà cũng không quá lỏng).

Trong thực tế, để đề phòng những trường hợp "tự tháo" của bulon và không phải lo lắng nhiều đến lực xiết chặt theo tay thợ, thường áp dụng các phương án sau, có thể chỉ một hoặc nhiều tùy theo yêu cầu:

  • dùng đệm vênh: do kết cấu vênh >>> tạo lực đàn hồi tác dụng lên đai ốc không đều >>> đai ốc mất cân bằng lực >>> khó tự tháo.
  • dùng 2 đai ốc: đai ốc phía trong có tác dụng siết chặt, đai ốc phía ngoài có tác dụng hãm . Nếu con trong tự tháo sẽ tạo lực tác dụng lên con đai ốc phía ngoài không đều (do ren) >>> phản lực không đều >>> mất cân bằng lực >>> bị hãm (tương tự như trên)
  • tạo chấu hãm trên đai ốc sau khi siết chặt: 3 chấu cách đều nhau 120 độ
 
W

werewolf

Dùng đệm vênh hay hai đai ốc khá đơn giản nhưng hiệu quả không cao (dùng lâu, rung động lớn là lỏng dần). Chắc ăn hơn nên dùng chốt chẻ, đệm cánh hay đệm gập. Nếu ít tháo thì hàn dính, nếu không tháo thì tán bulông như đinh tán luôn v.v...
 
M

MTAM

Các bạn nói đều có ý đúng cả! Nhưng khổ chủ của topic này hỏi cũng chưa rõ ràng cho lắm. Nếu chỉ là " tính lực xiết của bulong " thì theo tôi chẳng phải tính làm gì cho mất việc, mang con cờ lê lực ra mà xiết thì biết ngay lực xiết mà. Còn nếu muốn biết khả năng chịu lực của từng loại bulon thì có thể tra hoặc tính toán được. Đề nghị khổ chủ lên tiếng chứ để các đồng chí choảng nhau ghê quá!
 
Bác nào chỉ giáo dùm em cách tính lực xiết của bulong với. Cái đó lấy theo tiêu chuẩn hay có công thức tính cụ thể các bác nhỉ? thank
Tf: Lực siết tối đa
Tf=K x d x (6y x AS x 0.7) = kgf.cmx0/0981=N.m
TfA: Lực siết khuyến khích
TfA= 0.35 x K(1+1/A) x 6y x AS x d = kgf.cm x 0.0981 =N.m

Với : _K: Hệ số lực(torque)
*Vật liệu stainless : K =0.2492
*Vật liệu sắt(không xử lý bề mặt hay nhuộm đen): K= 0.192
*Vật liệu sắt(mạ crom): K=0.239
_Còn AS và 6y thì theo bảng dưới.


_d: đường kính ốc
_ A: hệ số lực siết chuẩn(có các giá trị 1.25, 1.4, 1.6, 1.8, 2, 3...phụ thuộc vào vật liệu bù lon, vật liệu ốc, chất liệu mạ ốc hay bù lon, điều kiện siết ốc như siết khô hay có dầu mỡ gì đó....)

Nói chung đều có cách tính toán kỹ lưỡng cả, nhưng mà vô cùng phức tạp nên đối với những chi tiết lắp ráp cần phải kiểm soát lực siết ốc thì trước giờ tôi chỉ dựa theo bảng có sẵn mà siết thôi. Còn những chi tiết nào không cần chính xác lắm thì chỉ dùng tay mà siết, khỏe thì siết chặt, sìu sìu ển ển thì siết lỏng tùy theo tình hình sức khỏe hôm đó.
Cũng cần nói thêm là những từ tiếng Việt tôi viết trong các công thức ở trên không chắc đúng 100% đâu vì tôi dịch ra từ nghĩa tiếng Nhật, bác nào có nhu cầu thì cần phải kiểm tra lại nội dung nhé!
 
B

balinh8x

Lực siết bu lông được tính theo công thức sau:
Q=[s].A
Trong đó:
Q là lực siết bulông, kgf
[s] là giới hạn kéo cho phép kgf/mm2
A là diện tích phần ren tính toán củ bulông, mm2
với vật liêu bu lông A3 thì [s] =7-10kg/mm2

 
T

thanhddec

Thưa bác KST.
ví dụ em muốn tính giới hạn bền của bu lông, hay lực treo tối đa của bu lông, ví dụ em lấy là bu lông M12 (loại 4.8)
F=S.p
F: lực treo tối đa
S: diện tích hữa dụng của bu lông M12
p: Lực chịu tác động
F = 84.3x240.3= 20257.29 (mm2xN/mm2) = 20257.29 (N) = 2025.729 (Kgf) = khoảng 2 tấn
Vậy một con bu lông M12 có thể treo được 2 tấn phải không?

 
C

chinhsomeco

Ðề: tính lực xiết bulong.

* Phương pháp clê lực : Nguyên lý của phương pháp này là ứng với một lực căng nhất định trong một loạt bu lông cụ thể (có cùng tính chất cơ học và làm bởi một nhà sản xuất nhất định) thì sẽ có một mômen xoắn để xiết êcu (gọi tắt là mô men xiết) có giá trị xác định, không đổi.
Giá trị của các mô men xiết có thể được tra bảng hoặc dùng các công thức để tính toán. Đây là một công thức thường được dùng trên các công trường ở nước ta:
M = k x P x D
Trong đó:
M là mômen xiết (Nm);
P là lực căng trong bu lông (kN);
D là đường kính bu lông (mm);
k là một hệ số xác định bằng thực nghiệm, tuỳ thuộc loại bulông, thông thường có giá trị từ 0,12 đến 0,20.
 
S

STC07

Ðề: tính lực xiết bulong.

Chào anh/chị , bên em cty Đầu tư Thiết bị Công Nghệ Sài Gòn , chuyên cung cấp các loại bulong liên kết , phụ kiện liên kết (tyren , cáp giằng , tăng đơ, ốc xiết cáp, vít tôn ,…) và gia công bulong nở đúng cấp bền (4.6 , 5.6 ,6.6 8.8,10.9,..) có chứng nhận xuất xưởng , CO, CQ đầy đủ .
Website chi tiết sản phẩm: www.bulongcokhi.com
Hotline : 08 35125401 (gặp Linh)
Thanks all
 
P

phamhien

Ðề: tính lực xiết bulong.

Dùng đệm vênh hay hai đai ốc khá đơn giản nhưng hiệu quả không cao (dùng lâu, rung động lớn là lỏng dần). Chắc ăn hơn nên dùng chốt chẻ, đệm cánh hay đệm gập. Nếu ít tháo thì hàn dính, nếu không tháo thì tán bulông như đinh tán luôn v.v...
Trong sửa chữa động cơ đốt trong ,máy kéo... những vị trí quan trọng ảnh hưởng chất lượng làm việc của máy đều được nhà chế tạo hướng dẫn cụ thể ,xe ô tô Nhật thì xem ký hiệu trên đầu bu-long...còn trong thiết kế máy nên tra bảng hoặc xem phần tính toán chi tiết máy vì do người thiết kế quyết định vì rất nhiều yếu tố thay đổi .
 
T

tienanhtev

I. 2 yếu tố ảnh hưởng đến lực xiết bulong cần Phải Biết :


Mỗi loại bulong, ốc vít đều có một lực vặn tiêu chuẩn, giá trị này được qui định theo tiêu chuẩn chung của Quốc tế.

Để xác định được lực xiết bulong nhanh và chính xác nhất, chúng ta sẽ dựa vào bảng tính lực xiết bulong, thông qua hai yếu tố quan trọng đó là : đường kính bulong ( đường kính ngoài của ren ) và cấp độ bền của bulong .

– Độ cấp bền của bulong được nhà sản xuất in trên đỉnh mặt bulong ( ở Việt Nam, thông thường bulong hoạt động với cấp bền 8.8 )

II. Các bước tính lực xiết bulong tiêu chuẩn :


Bước 1: Xác định cỡ bulong

– Trong bảng kiểm tra lực xiết của bulong, các bạn có thể thấy cột đầu tiên, chính là cột thể hiện thông số đường kính của bulong (d)

– Cột thứ 2 : (s) – thể hiện size bulong ( kích thước ecu vặn vào bulong )

Hai thông số này hoàn toàn khác nhau, có những khách hàng thì gọi theo cỡ đường kính, khách thì gọi theo kích thước của Ecu.

Tuy nhiên, chúng có mối quan hệ với nhau bằng công thức sau s = 1.5 * d.

– Khách hàng cần hết sức lưu ý khi đi mua cờ lê lực, các bạn cần phải cung cấp chính xác cỡ của bulong, hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thông số này.

Không ít khách hàng nghĩ rằng bulong M16 có nghĩa là kích thước 16mm, dẫn tới người tư vấn sẽ cung cấp nhầm dụng cụ.

Vd : Bulong M16 sẽ đi với ecu size 24mm

Bulong M24 sẽ đi với ecu size 36mm

Lưu ý : Một số trường hợp nhân ra không chẵn ,vd : M5 x 1.5 = 7.5mm, ta sẽ làm tròn lên là 8mm ( Dung sai cho phép ).

– Cột thứ 3: với các thông số từ 4.8, 8.8,..đến 12.9 chính là độ cấp bền của bulong ( thông số này được in trên đỉnh bulong ).



Xem tiếp ----> https://dungcusuachuaoto.com/cach-tinh-chuan-xac-luc-xiet-bu-long/
 
Last edited by a moderator:
Top