Tính toán thiết kế hệ thống làm mát động cơ xăng

  • Thread starter tran luong
  • Ngày mở chủ đề
T

tran luong

Author
Mình đang nhận đồ án " Tính toán thiết kế hệ thống làm mát động cơ xăng loại nhỏ.."
Nhưng đông cơ xăng không biết tìm ở đâu, mọi ngừoi tìm giúp mình với , làm ơn cho mình cả những thông số của động cơ đó nhé.
Mình cảm ơn


Lần sau bạn nhớ đặt tiêu đề cụ thể nhé
 
Last edited by a moderator:
Vô xưởng trường, chọn 1 cái động cơ nào đó. Mượn thùng đồ nghề của mấy thầy và rã máy đó ra. Đo hết kích thước để tham khảo. Bộ kích thước này dùng chung cho nhiều hệ thống ---> rủ thêm mấy tên khác làm cùng. Quá trình này gọi là tính toán và vẽ lại chứ không phải thiết kế.
Hơi mất thời gian tí nhưng sẽ học được nhiều thứ. Lúc anh làm đồ án động cơ đốt trong cũng vậy thôi. Kết cấu mù tịt vì lâu lâu mới mở cái máy, vừa học vừa chơi nên nắm không rõ. Đọc sách thì hình mờ câm ---> có cố cũng không tưởng tượng ra nổi. Khi em tự tay rã máy, đo đạc, tính toán lại, suy nghĩ nhiều về nó rồi thể hiện trên bản vẽ sẽ giúp em nhớ rất lâu.
Hồi anh vẽ có mấy cái piston, trục khuỷu, thanh truyền của động cơ (nhớ không lầm là Diesel D50) trong xưởng, cũng phải ngồi ngắm nghía để khắc ghi từng chi tiết, đo tới đo lui suốt mấy tuần. Cũng may trùng với kỳ có môn thực hành nên đựoc rã máy liên tục. Tới ngày vô xưởng là mượn thước đo liền. Mấy tờ giấy A4 cầm theo, cuộn trong túi áo nhàu nhàu, lấm lem dầu mỡ, đầy nét vẽ nguyệch ngoạc nhưng quí và trân trọng lắm.
Từ dạo đó hiểu và nắm được cái mình học ---> Tự tin, yêu nghề hẳn ra.
Em hãy cố lên, tự thân mà vận động!
 
Last edited:
L

lethuonghien

Author
Vẫn là cái đồ án được làm từ năm 1960. Lên thư viên DHBK mượn về đánh máy lại là OK.
 
Tìm hiểu về công suất động cơ

Nhà phát minh ra động cơ hơi nước người Scotland là James Watt đã phát minh ra chữ "horsepower" (sức ngựa) từ hai thế kỷ trước để phục vụ cho việc bán các động cơ hơi nước.

1. Bhp là gì? Nhà phát minh ra động cơ hơi nước người Scotland là James Watt đã phát minh ra chữ "horsepower" (sức ngựa) từ hai thế kỷ trước để phục vụ cho việc bán các động cơ hơi nước. Ông quan sát những con ngựa đang làm việc và đưa ra khái niệm "một sức ngựa" là lực cần thiết để nâng một vật có trọng lượng 33.000 pound (tương đương 14.969kg) trên một quãng đường 1 foot (30cm) trong thời gian 1 phút. Trong thực tế, công suất của động cơ được đo bệ thử công suất có gắn lực kế (dynamometer engine).
2. Kilowwatts và Ps từ đâu mà ra? Đơn vị mét của công suất động cơ là watt (được đặt theo tên của James Watt) và suy một cách logic thì 1kw bằng 1.000w. Một mã lực là 745,7w hay 0,75kw. Ở châu Âu, công suất được đo bằng đơn vị theo hệ mét, gọi là PS (viết tắt của từ tiếng Đức - Pferdestarke - nghĩa là mã lực). 1PS là 735,5W hay 0,99bhp.
3. Còn torque (mô-men xoắn) là gì? Chiếc xe Mercedes SL 65 AMG có mô-men xoắn 738lb ft, nghe có vẻ lớn, nhưng bạn cũng có thể làm được điều đó chỉ bằng một tay. Mô-men xoắn là lực xoay, được hiểu là lực phát huy trong một khoảng cách nhất định tại một cái trụ, đó là lý do vì sao mô-men xoắn là kết hợp của lực và khoảng cách, như lb ft (pounds feet) hay Nm (Newton metre). Nếu cho một khoảng cách đủ dài, bạn cũng có thể tạo ra một lực xoay tương đương với chiếc xe thể thao của Merc.

4. Cấu hình động cơ có ảnh hưởng đến công suất? Động cơ có càng nhiều xi-lanh thì công suất sẽ càng lớn. Với cùng một dung tích máy, nhiều xi-lanh hơn có nghĩa là nhiều van hơn, tốc độ động cơ lớn hơn, nhưng kích thước cũng lớn hơn, nặng hơn, phức tạp hơn và khả năng xảy ra hỏng hóc cao hơn. Tuy nhiên, một trong những vấn đề còn phức tạp không kém là sự sắp xếp hành trình hoạt động của các xi-lanh để máy hoạt động êm ái nhất.
5. Loại động cơ nào sinh công cao nhất? Các loại xe đua F1 từ những năm 80 đã chứng tỏ khả năng sinh công rất lớn (tỷ lệ sinh công được đo bằng sức mạnh sản sinh ra trên một đơn vị dung tích xi-lanh) nhờ có lực nén rất cao, hệ thống kiểm soát động cơ thông minh và nhiên liệu được triết xuất đặc biệt.

6. Công suất càng lớn thì càng tốt? Không nhất thiết. Độ bám đường, hộp số và trọng lượng cũng có những vai trò vô cùng quan trọng. Đó là lý do vì sao một chiếc Elise công suất 120 mã lực lại có thể tăng tốc 0 - 100km/h tương đương với khả năng của chiếc Z4 công suất 231 mã lực. Tuy nhiên, tỷ số công suất trên trọng lượng cũng không phải là toàn bộ câu chuyện bởi tính năng của một chiếc xe còn phụ thuộc vào sức cản khí động lực, mà thiết kế xe (đặc biệt là phần đầu xe) là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất.
 
Last edited:
Top