Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Pathétique

Active Member
Author
Thời gian qua khá nhiều bạn liên hệ với mình đặt câu hỏi liên quan đến mô phỏng, CAE, phương pháp phần tử hữu hạn, giải tích số, tối ưu hóa…

Đây là 1 điều rất tốt, vì các bạn đã hiểu cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản phương pháp số mới có thể làm CAE (khác với CAD dù quên thuật toán Bezier với tô bóng Phong vẽ vẫn ra!, và thường là “bài toán luôn giải được và có 1 nghiệm hình”!) một cách đúng đắn. Và vì kĩ năng sử dụng phương pháp số, 1 trong những kĩ năng không thể thiếu của kĩ sư, để tính toán kết cấu, mô phỏng hiện tượng đã được các bạn quan tâm nhiều hơn. Quan trọng hơn cả là các bạn muốn học và hiểu, đây mới là điều quý giá nhất.

Để làm tốt CAE cho solid mechanics và những ngành khác, có 2 môn học cần nắm thật chắc, không thể thiếu 1 trong 2 :
- Sức bền vật liệu, tổng quát hơn là cơ kết cấu hoặc cơ học môi trường liên tục
- Phương pháp phần tử hữu hạn, hoặc rộng hơn là phương pháp số, giải tích số

Trong topic này, mình sẽ tổng hợp tài liệu, gồm sách, bài giảng, liên quan đến 2 môn này. Dĩ nhiên tài liệu thì rất nhiều, nhưng ở mức độ kĩ sư thì ta không cần ôm hết, và cũng không cần hiểu hết. Bạn nào "trăn trở" thì nhớ đến quote sau của Neumann (http://en.wikiquote.org/wiki/John_von_Neumann):
Young man, in mathematics you don't understand things. You just get used to them.

  • Reply to Felix T. Smith who had said "I'm afraid I don't understand the method of characteristics."

Mỗi tài liệu mình sẽ giới thiệu và comment vài dòng. Để đảm bảo các bạn đọc và học được nhiều, các câu hỏi về chuyên môn lẫn tiếng Anh mình đều có thể trợ giúp. Đừng ngại đạt câu hỏi mà các bạn nghĩ là “ngây thơ” hay “ngu xuẩn”, với mình không có loại câu hỏi nào như vậy cả :) Với phần lớn tài liệu và với phần lớn các chương liên quan đến phương pháp số và solid mechanics, khi gặp các phương trình, công thức không chứng minh được, bài tập không giải được, mình có thể giúp các bạn nếu lúc đó mình có thời gian.

Mình không nắm hết các phần mềm CAE (mình chỉ dùng Cast3m, Abaqus với 1 phần mềm cây nhà lá vườn mô phỏng 1D và tối ưu hóa viết bằng Fortran), nên những thứ mình post sẽ chỉ liên quan đến những kiến thức cơ bản và chung nhất. Các phần mềm có thể có tên khác nhau, thuật giải khác nhau, nhưng những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản thì không thay đổi, ít nhất là với 3 phần mềm mình sử dụng.

Dĩ nhiên, các bạn nào có courses hoặc sách tốt (tốt = chuẩn kiến thức, vừa trình độ, dễ hiểu) thì đưa vào topic này luôn.
 
Last edited:

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Tổng hợp câu hỏi liên quan đến CAE, chắc phổ biến nhất vẫn là chia lưới thế nào. Tổng hợp các vấn đề từ các topic trong mục CAE, đúc, các topic liên quan đến FEA… rất nhiều lỗi không chạy chương trình được, hoặc tính toán được mà tác giả không biết là không hiệu quả hoặc không chính xác, do chia lưới không tốt.

Trong các topic đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề chia lưới, các câu trả lời hơi loạn : người thì nói chung chung quá, người thì chỉ nói đến phần mềm mình dùng (ngay cả thế cũng không nói ra đúng thứ tác giả đặt câu hỏi mong muốn), người thì cho câu trả lời không hoàn chỉnh hoặc thiếu chính xác, và người cho câu trả lời chính xác nhưng không có căn cứ (mặc dù có thể chứng minh khá dễ và ngắn).

Đầu tiên mình khẳng định vấn đề chia lưới, và phương pháp PTHH nói chung ở mức độ kĩ sư không có gì là huyền bí cả, cũng không cần phải giỏi mới làm được (và ngược lại người làm được cũng không có nghĩa là giỏi hơn bình thường!).

Với những bạn mà CAE còn huyền bí, hoặc nghĩ vượt quá khả năng của mình, thì mình recommend cuốn : An introduction to the Finite Element Method, tác giả J.N.Reddy.
http://www.mediafire.com/view/?8fw5fc2joe5kryo

Đọc hết cuốn này, các bạn hoàn toàn có thể tự tin thao tác CAE những vấn đề không quá phức tạp về mặt nghiên cứu chuyên sâu (mình chưa thấy topic nào trên này có vấn đề sâu đến vậy), nhận xét, bình luận, sửa sai bài làm của người khác. Tất cả các vấn đề các bạn hỏi trên forum liên quan đến FEA (trừ các vấn đề kĩ thuật của phần mềm) đều có câu trả lời thích đáng (bao gồm cả chứng minh) trong sách.

Và quan trọng hơn cả hết thấy ngưỡng mộ những người làm tính toán, vì thấy thật ra cũng bình thường thôi, mình cũng làm được! Đây là mục đích của mình khi lập topic này.

Trong tất cả các chương của sách, nhất là liên quan đến cơ học vật liệu rắn, hoặc vật lý, toán nói chung (giải tích số, tensor, phương trình vi phân…), các công thức, phương trình, bài tập các bạn không biết giải hoặc chứng minh, mình có thể hỗ trợ các bạn. Giải bài tập là phương pháp tốt nhất để nắm lý thuyết và tự tin.

Điều duy nhất cần là chăm, FEM hay CAE ở mức độ kĩ sư rất dễ đối với các bạn.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Tài liệu tiếp theo mình muốn giới thiệu được viết bởi cùng tác giả Reddy với cuốn trên “An Introduction to Nonlinear Finite Element Analysis”.
http://www.mediafire.com/view/?v3e4dxrwhho7x3p

Cách đây không lâu trên forum có topic nói về việc tính toán sau giới hạn đàn hồi của vật liệu. Có các bạn chưa hiểu đúng bản chất vấn đề, mình sẽ post vài cuốn cơ vật liệu rắn sau. Về mặt tính toán dùng FEM thì các bạn tham khảo cuốn trên.

Giống như cuốn đầu mình post, cuốn Nonlinear này viết cũng rất dễ hiểu. Tương tự, công thức, phương trình nào các bạn không chứng minh được mình có thể giúp.

Hai cuốn của J.N.Reddy là tài liệu nhập môn rất tốt. Nếu có thể, các bạn cố gắng nắm chắc kiến thức trong 2 cuốn này để làm projects 1 cách hiệu quả nhất.

Tài liệu Introduction…, hay Initiation… còn rất nhiều, nhưng đọc xong hai tài liệu trên, các bạn có thể hiểu và nắm nhanh các cuốn còn lại. Đằng nào thì cũng không có thời gian để đọc hết, chủ yếu nếu ai dùng cuốn khác và hỏi thì mình có thể đọc nhanh và giúp họ.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Sau khi học hết kiến thức trong hai cuốn trên, mình chác rằng các bạn sẽ rất tự tin khi đối mặt với các bài toán cơ giải bằng phương pháp PTHH mà gần như tất cả các vấn đề trên forum này liên quan đến.

Tuy nhiên mình nhấn mạnh ở trên, đấy là FEM ở mức độ kĩ sư. Cho nên các bạn đừng ngạc nhiên khi thấy mình làm CAE hang ngày mà mở 1 cuốn FEM ra lại không hiểu gì khi mở đầu là khái niệm về không gian Sobolev, bất đẳng thức Holder là định lý Lax Milgram.
Và thực tế các bạn làm toán liên quan đến FEM thì bắt đầu là từ những khái niệm này.

Ở đây mình recommend cuốn “Finite Element Methods for Engineering Sciences” của J.Chaskalovic.
http://www.mediafire.com/view/?4vqr4cmdvgjx1om
Cuốn này có nói nhiều về toán nhưng thật ra không khó, các bạn có thể hiểu được hết, vì thực chất là bài giảng cho sinh viên đại học Paris 6 thôi. Cuốn này giúp các bạn nám được sơ lược nền tảng toán của FEM. Ngoài việc giúp hiểu bản chất của các bài toán các bạn giải hơn, thì các bạn còn có cơ sở để trao đổi về chuyên môn với các bạn làm toán, điều này rất hữu ích. Mình thỉnh thoảng đi ăn và café với mấy bạn làm đề tài bên khoa toán cùng viện và có rất nhiều ý tưởng sau mỗi lần thảo luận về chuyên môn.

Và các bạn hiểu FEM trên mức độ kĩ sư thì khá khó!

Kiến thức là vô hạn, mức độ khó cũng thế, nên mình rất không thích việc những thứ rất dễ lại là huyền bí với các bạn ở đây. Mọi người hãy đọc và học để đạt đến những tầm mới mà trước đó mình nghĩ là cao! Sau đó nhiều bạn sẽ đến được những tầm cao thực sự.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Tạm (chỉ tạm thôi) dừng bên FEM 1 chút, sau đây mình giới thiệu vài tác phẩm phần cơ học, mà như mình nhấn mạnh, không thể thiếu khi làm CAE. Qua các topic trên forum, mình thấy rất rất nhiều người tính mà không biết mình đang tính cái gì, bản chất ra sao, và sử dụng phương pháp nào. Chẳng hạn như tính toán sau giới hạn đàn hồi của vật liệu, hay tính toán với biến dạng lớn…

Trên hết, hãy nhớ 1 điều là không phải khả năng các bạn kém, mà vì các bạn chưa biết, chưa được học. Hãy tự tin là sau khi học các bạn sẽ làm được. Ít nhất có mình tin như thế ở các bạn! Vì những thứ này cũng không khó.

Mở đầu, trước khi tập nặng thì khởi động, tập thể dục với vài bài sức bền vật liệu. Sách và giáo trình SBVL bên tiếng Việt khá nhiều và tốt, nên mình post lên đây vài cuốn tiếng Anh khác, nhưng không comment gì, các bạn đánh giá được, chọn bài để tập thể dục cho khỏe. Đặc biệt trong đây có cuốn của Timoshenko, nhà cơ học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Các bạn giải các bài toán uốn chắc đã biết giả thiết Timoshenko, gọi là natural beam theory (mô tả bằng hệ 2 phương trình vi phân bậc 2, thay vì 1 pt vi phân bậc 4 theo Euler, cũng là đề thi tuyển vào trường sư phạm Cachan cách đây vài năm (http://www.ens-cachan.fr/servlet/co...ergw?CODE_FICHIER=1199440786726&ID_FICHE=5038)), chính là của ông này và được mô tả kĩ trong cuốn sách sau:

Strength Of Materials parts I&II”, tác giả Timoshenko
http://www.mediafire.com/view/?944y4d09gg4rvlv

Strength of materials” của William Nash (sau này xem “A beautiful mind” thấy quen quen :d)
http://www.mediafire.com/view/?d98uzlc02o196jr

da Silva - Mechanics and Strength of Materials
http://www.mediafire.com/view/?iubhav3e5u9kqbs

Các bạn học tiếng Pháp có thể tìm học cuốn “Resistance des materiaux” của nhóm tác giả trường Polytechnique Montreal (Canada), trong đó có bác Bùi Quốc Thắng. Rất nhiều người đánh giá bộ này là hay nhất hiện nay trong các giáo trình về SBVL. Mình cũng liên lạc với bác vài lần hỏi bài, từ bài luyện thi đến vấn đề nghiên cứu, bác chỉ bài rất cụ thể, chặt chẽ. Hai cuốn bài tập của bộ này cũng là bạn cùng giường với mình 1 thời gian khá lâu.
http://www.amazon.fr/R%C3%[MEDIA=yo...=sr_1_3?s=books&ie=UTF8&qid=1355676479&sr=1-3
 
Last edited:
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Bạn Pathetique đang có một loạt bài rất bổ ích với những anh em như mình,...
Cảm ơn bạn rất nhiều,....

Brg
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Tiếp theo mình giới thiệu “Non-Linear Mechanics of Materials” của J.Besson và đồng nghiệp.
http://www.mediafire.com/view/?kez08509b2bei4r

Đây là tác phẩm kinh điển trong ngành cơ học vật liệu rắn. Các tác giả là những giáo sư đầu ngành thế giới trong lĩnh vực (trong đó có 1 tác giả là học trò của thầy hướng dẫn mình hiện giờ), nên cuốn sách thường được gọi theo chữ cái đầu tiên của tên các tác giả, tức là BCCF, hơn là tên đầy đủ của sách.

Cuốn này tổng hợp khá đầy đủ về các mô hình ứng xử của các loại vật liệu rắn. Tuy nhiên phần thermodynamic formulation viết hơi ngắn gọn quá, nên tuy chặt chẽ nhưng hơi vắn tắt cho người mới học. Tuy nhiên phần này không quan trọng ở mức độ kĩ sư, vì thật ra thường các mô hình được xây dựng từ các phương trình trước, sau đó mới gắn vào các frame sau (kiểm tra định luật 1, 2 nhiệt động lực, bất đẳng thức Clausius Duhem…).

Các công thức, phương trình trong chương 2, 3, và các chương liên quan đến kim loại, các bạn không chứng minh được mình có thể giúp. Ngoài ra các phần biến đổi nhỏ nhỏ, tích phân từng phần… để xây dựng mô hình FE cho trường hợp tổng quát (3D, nonlinear), đạo hàm phương trình tensor..., và dĩ nhiên cả dịch sang tiếng Việt những câu phức tạp, mình cũng có thể hỗ trợ các bạn.

Các kiến thức trong cuốn này là không thể thiếu khi các bạn tính toán kết cấu vượt quá giới hạn đàn hồi, hoặc ở nhiệt độ cao (hàn, đúc…). Những thứ này chỉ ở mức độ căn bản (tức là dành cho sinh viên đại học), còn những thứ khác khó hơn rất nhiều. Cho nên những người làm về hoặc liên quan đến những thứ này chưa chắc đã giỏi (tên nào ra vẻ giỏi đích danh là đố kị !), và các bạn cũng có thể giỏi như thế hoặc hơn thế sau khi học. Hãy chuẩn bị tâm lý là mình có thể học được, và mình tin chuyện này là bình thường đối với các bạn !
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Các mô hình ứng xử của vật liệu phần lớn được mô tả bằng các phương trình vi phân bậc 1. Tuy nhiên, có 1 số mô hình khi biến đổi để tìm công thức 1 đại lượng nào đó thì phải tích phân 2, 3 lần khá phức tạp. Chẳng hạn mô hình Delobelle có dot{X} = f(X1), dot{X1} = f(X2). Với những trường hợp khó các bạn có thể tham khảo sách toán về phương trình vi phân, bên tiếng Việt khá nhiều giáo trình và sách tốt, trên mạng cũng dễ dàng tìm được courses. Mình đưa ra đây 2 trang mình hay tham khảo (cụ thể cho cái tích phân mô hình Delobelle):
Blog 1 thầy ở trường sư phạm:
https://thunhan.wordpress.com/[MEDI...utube]a-tich[/MEDIA]-2/ptvp-tuyen-tinh-cap-1/

Courses trường MIT:
http://ocw.mit.edu/courses/mathematics/18-03sc-differential-equations-fall-2011/

Đơn giản nhất, theo kinh nghiệm của mình, là đưa bọn làm toán, các bạn ấy nhìn là ra ngay.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Tiếp theo mình giới thiệu bài giảng trường hè Athens, khóa học “Nonlinear computational mechanics”, đăng lại trên trang của trường Mines Paris :
http://mms2.ensmp.fr/msi_paris/transparents/e_accueil_transparents.php

Các bài giảng bao gồm hầu hết vấn đề liên quan đến cơ học tính toán : phi tuyến, mỏi, biến dạng lớn… Tên các giáo sư các bạn có thể tìm thấy trong bất cứ sách nào trong ngành. Nếu đã nắm kiến thức cơ bản trong các tài liệu mình post ở trên, các bạn có thể hiểu sâu hết tất cả kiến thức trong course này.

Với tất cả các bài giảng, công thức hoặc phương trình các bạn không chứng minh được mình có thể giúp.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Trang bài giảng của GS Constantinescu, trường Bách khoa Paris:
http://hera.polytechnique.fr/users/constantinescu/

Trong đây có nhiều ví dụ đơn giản giải bằng phương pháp chính xác và phương pháp số, bằng phần mềm Cast3m. Ngoài ra còn có tài liệu hướng dẫn Cast3m bằng tiếng Anh rất hữu ích.

Mình làm việc với Cast3m 3 năm nay với 8 chương trình lớn, không kể nhiều code nhỏ nhỏ viết chơi. Nên tất cả các câu hỏi liên quan đến Cast3m mình có thể giúp các bạn.

Cast3m là phần mềm miễn phí, mã nguồn mở, nên các bạn có thể xem các chương trình tính toán được viết thế nào, từ tích phân số, discretization phương trình, implant mô hình ứng xử vật liệu, thuật giải, đến xử lý kết quả, các bạn có thể sửa và phát triển thêm tùy thích. Đây là 1 phương pháp rất tốt để hiểu cặn kẽ và chi tiết 1 chương trình và phần mềm FE được viết và sử dụng thế nào. Abaqus hay Ansys đều được viết theo nguyên tắc và cấu trúc tương tự. Khi chính bạn đóng góp phát triển 1 phần mềm thì bạn cảm thấy tự tin khi sử dụng các phần mềm tương tự, hiểu rõ điểm yếu mạnh của các phần mềm.

Các bạn VN làm mô phỏng ở chỗ mình khá nhiều, nên có vài phần của Cast3m được phát triển bởi họ!
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Trong 1 topic của forum có bàn đến vấn đề tính biến dạng, có các bạn không nắm vững khái niệm này. Hai cách tính biến dạng khác nhau cho ra hai kết quả rất xa nhau, 1 kết quả có thể làm cây cầu gãy! Đây là 1 trong những thói quen không tốt của các bạn làm tính toán: lập mô hình cho máy chạy và không quan tâm, thậm chí không hiểu kết quả, không có khái niệm gì về ý nghĩa của kết quả xuất ra. Thật ra thao tác viết code, làm mô hình cho máy chạy rất dễ, trẻ con cũng đánh máy và click chuột được, và những người ngoại đạo nhìn máy chạy ầm ầm xuất ra hình 7 sắc cầu vồng tưởng ghê gớm lắm, nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ta không hiểu kết quả.

Lập 1 mô hình khủng không chứng tỏ điều gì hay cả nếu không hiểu ý nghĩa. “Everything should be made as simple as possible, but no simpler”, 1 nhà khoa học Đức-Thụy Sĩ đã nói vậy. Có lần mình hỏi bài bác viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp, bác nhắc lại mình mấy lần “làm đơn giản thôi”, “làm nhanh cho xong”, và mấy ngày sau bác gọi mình đến cho lời giải chính xác 1 mô hình cực kì đơn giản, tính bằng tay, thay vì ngồi viết code và chạy chương trình cả tháng!

Vậy cần kiến thức gì để làm mô hình cho tốt? Bạn tính toán trong lĩnh vực gì, phải nắm kiến thức cơ bản lĩnh vực đó. Trong cơ khí thì đó là môn Cơ học môi trường liên tục. Giáo trình và sách môn này rất nhiều. Ở đây mình chỉ giới thiệu cuốn “An introduction to continuuum mechanics” của tác giả J.N. Reddy, vì dễ hiểu nhất.
http://www.mediafire.com/view/?313oztoogkvmmx2

Tuy nhiên các bạn lưu ý cuốn này viết không đầy đủ và chặt chẽ lắm, vì quá đơn giản về mặt toán. Nhưng đủ tốt để hiểu các kiến thức cơ bản. Với phần lớn các chương, mình có thể giúp các bạn công thức, phương trình các bạn không biết chứng minh.
 
N

nvdat10

Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

e đọc qua mấy bài a viêt. thiệt là khâm phục a quá xá ! hic

 
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

nói CAE thì hiện tại em đang làm đề tài khoa học, sủ dụng phần mềm CAE linux để hỗ trợ,CAD, tạo lưới tính toán - mesh , thiết lập mô phỏng post-pro, openfoam [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif], ứng dụng các bài toán chịu lực , biến dạng cơ, nhiệt cơ học, trao đổi nhiệt đối lưu, bức xạ .... sử dụng paraview để hình dung dữ liệu trong không gian 3d... phần mềm là được ứng dụng trên hệ điều hành ubuntu-linux .
Thầy cô, anh chị đã sử dụng phần mềm này thì giúp em tìm hiểu thêm ạ , em cám ơn !
[/FONT]http://www.caelinux.com/CMS/.
 
L

langtuchoem

Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

xin cac bac cho em hoi ai co tai lieu hay video huong dan su dung phan memcnckad 2006 cho em xin de tham khao va lam viec dc ko a! cam on nhieu??
 
V

vietpanda

Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

Anh tâm huyết quá. cám ơn bài viết của anh
 
P

phiphi

Rất thích cách nhìn nhận của anh, cảm ơn anh vì đã chia sẻ :)
 
U
Ðề: Tổng hợp tài liệu học và làm CAE

nói CAE thì hiện tại em đang làm đề tài khoa học, sủ dụng phần mềm CAE linux để hỗ trợ,CAD, tạo lưới tính toán - mesh , thiết lập mô phỏng post-pro, openfoam [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif], ứng dụng các bài toán chịu lực , biến dạng cơ, nhiệt cơ học, trao đổi nhiệt đối lưu, bức xạ .... sử dụng paraview để hình dung dữ liệu trong không gian 3d... phần mềm là được ứng dụng trên hệ điều hành ubuntu-linux .
Thầy cô, anh chị đã sử dụng phần mềm này thì giúp em tìm hiểu thêm ạ , em cám ơn !

[/FONT]http://www.caelinux.com/CMS/.
upload_2017-12-23_19-12-21.gif
Cậu nobita_1011 viết bài từ 2013, bây giờ đã làm đề tài đến đâu rồi ? Báo cáo lại cho ACE biết với.

Biết dùng máy tính Linux và phần mềm mở (open) loại nầy Salomé, Code_Aster, Code_Saturne, OpenFOAM and Elme ..., Phải là Đại Cao Thủ về Multi Phsics, chuyên tự lập trình và thông thạo ngoại ngử Pháp, Anh ... lắm.
Gặp vài đồng nghiệp trong viện khoa học hạt nhân bên Pháp và CERN - Genf bên Thụy Sỉ có dùng đến, nhưng ngoài ra chắc ít người có đủ trình biết đến !!
 
Last edited by a moderator:
U

umy


CAE Tính CFD với OPEN FOam


thường trên nền tảng UNIX, LINUX ... hay được các TS NCV ở nhiều viện nghiên cứu ngoại, thích sử dụng đến . Điều kiện phải giỏi ngôn ngử lập trình như C++, Python, Matlab ...
- Tài chính đòi hỏi tương đối tiết kiệm, vì ko phải trả tiền bản quyền. (Xem bài viết #13 của nobita 1011)
- Sẳn có vài bạn bên VUDSE https://www.facebook.com/groups/vudse/ (đang làm nghiên cứu TS ???) cùng thắc mắt :

Tìm có vài TL, có biết áp dụng > bổ ích ! thì lấy làm làm chuyên gia ;).
ko cần thì vất đi cũng chẳng sao o_O :


1) ** MathematicsNumericsDerivationAndOpenFOAM.pdf 145Pages
https://www.researchgate.net/publication/307546712_Mathematics_Numerics_Derivations_and_OpenFOAMR
https://www.researchgate.net/publication/307546712_Mathematics_Numerics_Derivations_and_OpenFOAMR/download

2) ** Dynamic Mesh Handling in OpenFOAM Applied to Fluid-Structure Interaction Simulations 19Pages
http://www.repozitorij.fsb.hr/4432/1/Dynamic%20Mesh%20Handling%20in%20OpenFOAM%20Applied%20to%20Fluid-Structure%20Interaction%20Simulations.pdf

3) CMND2007 20Pages
OpenFOAM: A C++ Library for Complex Physics Simulations
http://powerlab.fsb.hr/ped/kturbo/OpenFOAM/papers/CMND2007.pdf

4) ...
- basicsOfC++.pdf 20Pages
http://www.tfd.chalmers.se/~hani/kurser/OS_CFD_2015/basicsOfC++.pdf

- objectOrientation.pdf 24Pages
https://pingpong.chalmers.se/public/pp/public_courses/course07056/published/1497955220499/resourceId/3711490/content/UploadedResources/objectOrientation.pdf

- highLevelProgramming.pdf 12Pages
http://www.tfd.chalmers.se/~hani/kurser/OS_CFD_2011/highLevelProgramming.pdf

5) links chính thức, tự học
https://www.openfoam.com
https://www.openfoam.com/documentation/guides/latest/doc/
https://www.openfoam.com/documentation/guides/latest/doc/guide-schemes-examples.html
https://www.openfoam.com/documentation/guides/latest/doc/guide-verification-validation.html#verification-validation-laminar-flow

- YOUTUBE
https://www.youtube.com/watch?v=uV84p_GTUPU

- OpenFOAM® Tutorials (rẻ chán !:rolleyes:! 60€ mỗi chuyên môn)
https://holzmann-cfd.de/advanced-material/openfoam-tutorials

6) The Finite Volume Method in Computational Fluid Dynamics: An Advanced Introduction with OpenFOAM® and Matlab®
https://sanet.st/blogs/booknew/the_...duction_with_openfoam_and_matlab.1828475.html

Sách hay 798 Trang! phiá dưới chót có 2 đường links cho download free (Nếu die rồi thì tự tìm nơi khác)!!



 
Last edited by a moderator:
Top