Tổng quan về rèn dập

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Tổng quan về rèn dập

@Neverlose: có thể giải thích kỹ hơn được không, thường ta vẫn quen hình dung rèn là nung phôi lên rồi dùng búa đập để rèn (rèn như vậy là dạng nào?), còn rèn nguội là như thế nào, có phải cứ đem phôi lên đe rồi đập đến ra hình cần thiết? Rèn khuôn hở, khuôn kín là như thế nào?
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Nhiều người vẫn cứ nghĩ là rèn chỉ là hình ảnh một anh thợ với một cái búa trên tay, ngay cả khi mình nói chuyện về rèn thì chả ai hứng thú cả, vì là thợ cơ khí mà nghe đến rèn thì thấy mệt thêm. Nhưng thời “hoàng kim” đó qua rồi. Giờ đây thì người ta đã phát triển rèn lên một bước mới gọi là rèn dập (có một chút bóng dáng của dập).
Rèn mà dùng búa như anh lehai nói là rèn khuôn hở, và rèn nóng ( phôi rèn được gia nhiệt).Rèn hở là dùng đầu búa phẳng hay có hình dạng đơn giản như bán nguyệt, tam giác,.. kết hợp với đe ,hay là kết hợp của nhiều đầu búa,..
Các bạn nhìn hình thì hình dung được, người ta dùng rèn khuôn hở để tạo trục tua bin và bồn chứa áp suất



máy búa thủy lực “ bé bự”


Còn rèn khuôn kín tất nhiên là tạo sản phẩm có hình dạng giống với lòng khuôn, khi đó độ chính xác cao hơn , ngược lại giá thành trang thiết bị cực kì khó chịu. Khuôn kín thì gồm hai nữa khuôn , một dịch chuyển một cố định. Như hình thì các bạn thấy


Nhiều bạn thì thấy nó hao hao với đúc áp lực ,hay dập . Tuy nhiên nếu quan sát kĩ cách làm việc và các sản phẩm thì bạn thấy khác nhau nhiều lắm, tất nhiên một số sản phẩm bên rèn làm được thì bên dập làm cũng được. Nhận xét thì học được nhiều nhất.
Nói kĩ thì còn nhiều lắm, mình sẽ cố gắng giới thiệu từ dễ đến khó, lần sau mình sẽ nói đến các loại búa dùng trong rèn
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Vậy thì rèn khuôn kín sẽ có đường phân của 2 nửa khuôn? Cậu xem lại hình SP rèn khuôn hở ở bài post đầu tiên, còn rèn nguội thì thế nào? Trường hợp rèn chỉ có một nửa khuôn dưới thì xếp vào lại nào?
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

hi, đúng là chuyên gia có khác, nhìn là thấy liền. Cái đó up nhầm mà lại chẳng thèm sửa để xem có bạn nào chú ý ko,rồi sửa sau. Giờ thì sửa thôi.

Đã là khuôn kín thì làm gì có một nữa khuôn, khi có một nữa khuôn dưới (gọi thế cũng chưa chính xác lắm, có thể gọi là tấm ,trục đở hay đe-đc dùng trong khuôn hở) thì mình xem nó là rèn khuôn hở,vì nữa khuôn đó chỉ giúp giữ và chịu lực chi tiết khi rèn

Còn rèn nguội thì phôi ko được gia nhiệt ,thành thử chỉ rèn được những sp nhỏ. và yêu cầu lực rèn lớn ( vì phôi cóứng suất cực lớn)

Trong khuôn kín ,khuôn hở thì cũng còn có nhiều loại ( phân loại theo chức năng là chủ yếu). Phải giới thiệu từ từ chứ ko thể nói hết được, tốn time, vì còn phải dịch tl gốc,tìm hình
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Thế thì có lẽ tớ rèn không theo sách rồi, tớ toàn rèn phôi bánh răng có một nửa dưới kiểu như đóng oản vậy...he he.
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

áp dụng vào thực tế thì phải linh hoạt! ,
Nếu làm được công ty lớn thì người ta thường làm theo qui trình , chứ làm theo kinh nghiệm như bác thì chắc là công ty bé rồi. Nếu lỡ vận mà vào phải vào mấy công ty con con thì nhất định là phải học theo mấy kinh nghiệm lòi mắt.
Nói như anh thì em lại thấy dân mình thông minh thật, chả cần học hành cao siêu mà vẫn biết cải tiến như thường, nhất là mấy phi vụ trong chiến tranh, hay những sáng chế đơn giản mà em biết như lò quay bê thui làm từ 1 thùng phuy , hay chế tạo xe công nông,…
Ah , tiện thể cho em hỏi “đóng oản” là gì vậy,em có nghe nói đến ăn oản nữa. Tại dân miền Nam nên khó hiểu, em chỉ biết là có “đóng khố” thôi :4:
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Để bổ sung thêm nhiều thông tin cho cụ thể hơn. Các bạn đừng xem thường mấy bài viết này , mình cá là trên 90% các bạn không biết đến công nghệ này, ko phải vì nó mới hay các bạn lười tìm hiểu mà là không có tài liệu tiếng Việt nào nói về cái này, mình cũng có thấy một số sách viết nhưng do tác giả sơ lược quá nhiều thành thử đọc xong cũng quên mất.
Ở đây mình cũng lược bỏ nhiều công thức, nhiều mục có tính hàn lâm rồi,nếu thế này mà chưa hiểu nữa thì mình cũng pó tay

· Vật liệu rèn
Vật liệu rèn cần phải đáp ứng yêu cầu về độ dẻo, độ bền nhất định. Dưới đây là các hợp kim được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ khó khi rèn:
· Hợp kim nhôm
· Hợp kim magie
· Hợp kim đồng
· Thép có hlg cacbon thấp
· Thép Mactenxit không gỉ
· Thép Austenit không gỉ
· Hợp kim Nikel
· Hợp kim Titan
- Hợp kim Molipden
Nhiệt độ rèn




Cột nhiệt độ bên phải là nhiệt độ bắt đầu rèn
Cột bên trái là nhiệt độ kết thúc rèn. Khi đạt đến nhiệt độ này, nếu không tiếp tục gia nhiệt mà đem rèn, vật rèn sẽ dễ bị cong vênh hoặc nứt.
Ảnh hưởng của rèn đến cơ tính kim loại
· Sự liên tục, không gián đoạn của dòng chảy kim loại độ bền, độ cứng cao
· Tạo ra tổ chức thớ



· Vật rèn có tính đẳng hướng độ bền cao
· Hệ số dãn dài, khả năng chịu rung động được cải thiện
· Khuyết tật được khắc phục

Phương pháp rèn
Có 2 phương pháp:
· Rèn khuôn hở (rèn tự do)
· Rèn khuôn kín
8.1 Rèn khuôn hở (rèn tự do)
1. định nghĩa:
Rèn khuôn hở là phương pháp biến dạng,tạo hình kim loại bằng tay hoặc máy búa.Hình dáng chi tiết tạo thành ko liên quan chặt chẽ với hình dạng của khuôn,vật liệu được cho phép chảy tư do.
Các dạng rèn thường gặp:
· Rèn trục



· Rèn ống

- rèn các chi tiết dạng bánh đĩa


2. Đặc điểm
· Rèn các chi tiết lớn (không thể thực hiện trong khuôn kín)
· Cơ tính vật rèn cao
· Dùng trong sản xuất đơn chiếc
· Khuôn đơn giản, không đắt tiền, kích thước lớn
· Vật rèn có hình dáng đơn giản, độ chính xác không cao
· Cần gia công lại sau rèn
· Đòi hỏi tay nghề cao.
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Thực ra nó cũng không mới và ít tài liệu, sách như em tưởng đâu. 1 số đầu sách có thể tham khảo như http://giacongapluc.com/product.php?lang=vn&cateid=55&proid=10 , chỉ sợ các thầy ngoài này viết hàn lâm quá nên hơi khó đọc thôi.Ở trường BKHN từ rất lâu rồi đã tách hẳn thành 1 bộ môn nghiên cứu về Gia công Áp lực ..Và đào tạo 1 chuyên ngành riêng là Gia Công Áp Lực..Em có thể tham khảo thêm về website của bộ môn http://giacongapluc.com/ .Trên diễn đàn có 1 cây đại thụ về GCAL là PGS.TS Đinh Bá Trụ ,nguyên trưởng khoa cơ khí , trưởng Bộ môn GCAL của HVKTQS..
 
Last edited:

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Em cũng đã đọc và tham khảo vài sách trong phần gia công áp lực rồi, em chỉ thấy dập tấm , một số quá trình đúc thì tài liệu nói rất kĩ , còn phần rèn thì chỉ nói về rèn tự do,một phần rất nhỏ trong rèn dập ,mà cũng chỉ sơ xài.

Con út chú lehai còn lớn tuổi hơn cả mình nữa, chú lehai đúng là vui tính , dễ gần thật!

anh Dung cũng công tác ở trường BKHN à, hèn gì mà rành dữ.

Cũng phải thỉnh giáo thêm thầy ĐInh Bá TRụ mới được.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Ah , tiện thể cho em hỏi “đóng oản” là gì vậy,em có nghe nói đến ăn oản nữa. Tại dân miền Nam nên khó hiểu, em chỉ biết là có “đóng khố” thôi
Oản ngoài Bắc là lễ vật thường cúng khi đi chùa.Bột nếp trộn đường...rồi đổ vào 1 cái cối khuôn hình dạng như cái chuông úp (nhưng có thêm hoa văn..) sau đó lấy chày...đóng thật chặt.Bây giờ để cho năng suất người ta làm nhiều cối trên 1 bản để dập như làm bánh trung thu vậy.
*Trong truyện dân gian Trạng Lợn ,thầy Khóa nghèo đã biện hộ (Trạng Lợn) con trai bà đồ tể, bán lòng lợn cháo lòng, khi hắn sàm sỡ con gái nhà lành ..:" Bẩm quan là do công tử lên chùa thấy..oản vừa đẹp vừa ..ngon nên...." Cô gái 1 là vì ngượng 2 là vì thấy hắn...khen đúng quá..nên thôi không kiện nữa!He He .Em ra đường nhìn thấy "oản" phải tự biết "Cái nào cúng thì cúng cái nào để ăn mới được ăn" nghe chưa, không là rắc rối to đấy!:21:
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Có phôi bánh răng như thế này (tớ làm khoảng trên 10.000 các loại/tháng) theo Neverlose thì rèn thế nào? Hình dung được sẽ hiểu đóng oản (không phải là bốc xôi, bốc oản như Thầy Dũng dạy nhé) là như thế nào...he he.:78:
View attachment 1870
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

hi, hỏi em làm cái này như thế nào thì chắc là "độn thổ", mấy hôm trước có thằng em học khóa dưới hỏi xin tài liệu về phần này nên đành tìm hiểu thử ,thấy hay hay ,nên up lên cho mọi người tìm hiểu

Cái này thì phải rèn khuôn hở rùi ,chứ khuôn kín thì làm sao chịu nổi, đồng thời là phải nung nó . Ban đầu anh nói thì em cũng hình dung ra rồi ,vì cái từ "đóng" là hiêu được , vì khi nghe đến đó là nghĩ tới lắp có độ dôi , thành thử em nghĩ anh sẽ đóng như thế này:

dùng một khuôn có hình bao của bánh răng, khuôn này thì phải nhiệt luyện kĩ ,có khi phải thấm cacbon hay Nitơ gì nữa ấy chứ. Khuôn phải có độ dốc nhất định để phôi biến dạng từ từ, sau đó đến đoạn có dốc đứng (vuông góc với đáy) để tạo hình cuối cùng, rồi trược khuôn ra đóng sản phẩm để lấy ra.


Mấy anh nung phôi lên đặt lên trên khuôn và dùng búa hay máy đóng xuống ,chỉ một nhát là được . Ý ,mà làm sao lấy phôi ra nhỉ ???
Không lẽ làm khuôn thông tới đáy

Sản xuất 10.000 chiếc /tháng đúng là nhiều thật có thể xem là sản xuất loạt lớn rồi
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Xin bổ xung đôi chút thông tin về công nghệ rèn: qua phần giới thiệu của Neverlose ở trên sẽ có 1 câu hỏi là thế lấy phôi ở đâu ra để rèn thành chi tiết? Phôi phải đáp ứng 2 yêu cầu chính đó là mác vật liệu theo điều kiện làm việc của chi tiết và có hình dạng, kích thước (trọng lượng) theo tính toán phù hợp để rèn ra đúng chi tiết.

Các loại phôi cấp cho rèn thường là phôi cán hoặc đúc. Câu hỏi đặt ra lại là: nếu là đúc thì có thể đúc thẳng ra chi tiết tại sao lại phải qua rèn, phôi cán có thể đem gia công thẳng ra vd bánh răng sao lại phải cắt thép cây rồi đem rèn.

Đó là do khi đúc còn có những khuyết tật bên trong, với những chi tiết quan trọng cần rèn lại để tăng độ xít kín, tạo thớ kim loại phù hợp với yêu cầu làm việc của chi tiết. Các phôi cán thường có thớ kim loại theo chiều dọc của cây, khi ta cắt thành từng khúc để làm bánh răng thì yêu cầu của bánh răng lại phải có thớ kim loại theo hướng kính do đó phải rèn phôi để thay đổi thớ kim loại, đồng thời rèn cả các bậc vai để tiết kiệm kim loại (không phải dùng cây có đường kính to để tiện)
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Bác lehai cao tay nhỉ

Em cũng đã giới thiệu công dụng của rèn ở trên rồi tại chưa chi tiết bằng bác,hi. Còn vụ chuẩn bị phôi để rèn thì hoàn toàn đồng ý với bác.

Tuy nhiên cho thắc mắc một câu là, rất nhiều trường hợp phải gia công lại sau khi rèn như tiện, phay,… Vậy thì khi nào cần gia công lại,khi nào ko , nhờ bác giải thích chi tiết chút nha,chứ đơn giản thì em cũng hiểu là gia công lại khi ta cần một độ chính xác nào đó
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Tuy nhiên cho thắc mắc một câu là, rất nhiều trường hợp phải gia công lại sau khi rèn như tiện, phay,… Vậy thì khi nào cần gia công lại,khi nào ko , nhờ bác giải thích chi tiết chút nha,chứ đơn giản thì em cũng hiểu là gia công lại khi ta cần một độ chính xác nào đó
Thường các công nghệ đúc, rèn là để tạo phôi cho gia công cơ khí, khi gia công cơ khí là làm tiếp các bước trong tiến trình chế tạo sản phẩm (không gọi là gia công lại), rất ít những chi tiết qua đúc, rèn rồi đem dùng ngay. Khi nào đúc, rèn rồi gia công tiếp, khi nào không là do chính bản thân cậu - các kỹ sư cơ khí thiết kế chi tiết, lập phương án công nghệ chế tạo quyết định căn cứ vào điều kiện làm việc của chi tiết, trình độ công nghệ của cơ sở...Gia công cơ khí không đơn thuần chỉ là cần một độ chính xác nào đó.

VD đơn giản: khi cậu rèn ra đầu chiếc búa tay là xong (không cần gia công) nhưng để thành chiếc búa thì cần phải tra cán nữa, khi rèn 1 lưỡi đục để làm việc được cần mài sắc (có thể phải tôi)...
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

kiểu này phải có dịp mà đàm đạo trực tiếp với bác mới được chứ vấn đáp kiểu này hơi mất thời gian.

Tại tớ làm biếng giải thích mấy thuật ngữ nên nói cho ngắn gọn vì nghĩ là bác cũng hiểu rồi , nói là gia công lại thực chất ý là gia công bán tinh ,gia công tinh,

Tất cả những sản phẩm mà cần dùng để lắp ghép thì yêu cầu về dung sai , độ chính xác ,chất lượng bề mặt và cả hình dáng nữa ( độ tương qua hình học),thì khỏi bàn cãi

đúng là hỏi chưa rõ, là những chi tiết mà ko cần lắp ráp thì khi nào thì phải gia công thêm ko?, chứ tớ biết là như trục rotor mà tồn tại độ đảo hay độ ko trụ thì khi làm việc nó gây ra lực ly tâm phá hỏng ổ bi,và cả bộ phận máy nữa?
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Tiếp tục 1 số thông tin về rèn: thông thường khi nung phôi để đạt nhiệt độ yêu cầu người ta dùng lò buồng đốt than, kết cấu và kích thước lò tùy thuộc vào sản phẩm (chủng loại và số lượng), nhược điểm của lò than là khó khống chế nhiệt độ--> chất lượng rèn không tốt, thời gian chuẩn bị lâu, lãng phí nhiệt của lò và than còn tồn cuối ca sản xuất (người ta thường tận dụng nhiệt dư của lò nung để ủ các hàng gang cho đỡ lãng phí) và ô nhiễm môi trường. Có thể dùng lò điện trở nhưng khó nâng nhiệt lên cao >1.100 độ C. Hiện nay các C.ty lớn thường dùng lò nung phôi bằng dầu, gas để khắc phục các nhược đểm nói trên.

Đói với các loại phôi bánh răng, trục của hộp số...số lượng sản xuất nhiều thường dùng phôi cưa từ cây thép cán có đường kính f 40-100 người ta dùng lò nung phôi cảm ừng trung tần. Nguyên lý làm việc của lò nung tương tự lò nấu kim loại, ống đồng được cuốn thành vòng có đường kính tương ứng với các loại đường kính phôi (tất nhiên phải có khe hở thích hợp) nhiều vòng liên tiếp thành ống dài khoảng 1.200 - 1.500 có nước làm mát chạy qua ống. Phôi cưa cắt khúc được con lăn đẩy chạy qua ống với tốc độ xác định cho từng loại phôi, điều chỉnh chiết áp lò để đạt nhiệt độ theo yêu cầu. Một phôi f60 dài 180 thời gian nung là 10 - 15 giây. Phôi đạt đồng đều nhiệt trên toàn bộ thể tích. Lò đặt được chế độ tự động nung (nhiệt độ và thời gian xác định), có bộ phận đo nhiệt độ và loại phôi không đạt ra ngoài.
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Thêm một số ứng dụng của rèn dập

Ứng dụng công nghệ rèn, dập nóng






Công nghiệp ô tô


Do vật rèn dập có những đặc tính nổi bật như độ bền cao, rất tin cậy và kinh tế nên chúng rất lý tưởng để ứng dụng rộng rãi trong sản xuất ô tô, xe máy. Thông thường các bộ phận làm từ vật rèn dập được sử dụng vào những vị trí chịu va đập mạnh, chịu ứng xuất cao như: trục bánh lái, trục bánh xe, tay dẫn hướng, đinh tán cầu, thanh truyền. Ứng dụng thông thường khác là các chi tiết trong bộ truyền động như: tay biên, trục khưỷu, trục truyền động, càng gạt đổi số, bánh răng truyền động, bánh răng vi sai, trục phát động, khớp li hợp, khớp nối.v.v.. Phần lớn các chi tiết này được dập từ thép cacbon, thép hợp kim, ngoài ra còn từ các vật liệu khác như nhôm, chúng được coi là những vật liệu tân tiến nhất được dùng trong công nghiệp ô tô, xe máy.

Máy kéo và thiết bị nông nghiệp

Với độ bền cao, tính dẻo dai và kinh tế, nên các chi tiết rèn dập được dùng rất nhiều trong sản xuất máy kéo và các thiết bị nông nghiệp. Ngoài các chi tiết dùng trong động cơ, các chi tiết truyền động, thì vật rèn dập còn được dùng nhiều để làm các chi tiết chịu va đập, chịu mỏi như bánh răng, trục truyền, răng bừa, càng nâng hạ.v.v..

Dụng cụ cầm tay

Vật rèn dập có truyền thống được dùng làm dụng cụ cầm tay và đồ ngũ kim như kìm, búa, chìa vặn, mỏ lết.v.v.. Dụng cụ làm vườn như Kéo cắt cành cây, kẹp dây thừng, móc treo, móc cẩu.v.v.. Dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ nha khoa cũng được dùng nhiều từ vật rèn dập như: kéo phẫu thuật, kẹp mạch máu, kìm nhổ răng v.v.. Thiết bị phần cứng trong truyền tải điện năng cũng được dùng nhiều từ vật rèn dập như: bệ cáp, cái treo cáp, cái móc cáp.v.v..

Thiết bị đường sắt
Với độ bền cao, tính dẻo dai, tính dễ gia công và kinh tế nên các vật rèn dập được dùng rộng rãi trong các thiết bị đường sắt, thiết bị xây dựng nặng, thiết bị khai mỏ. Các chi tiết rèn dập thường dùng trong động cơ và bộ truyền động như các loại bánh răng, bánh xích, càng nâng, trục khưỷu, trục truyền động, khớp cầu, mayơ bánh xe, con lăn, đòn gánh, xà rầm, trục rầm, thanh truyền, kẹp bánh răng.v.v..

Thiết bị công nghiệp

Các chi tiết rèn dập được dùng nhiều trong các máy móc và thiết bị công nghiệp như trong máy dệt, máy làm giấy, máy phát điện và truyền tải điện năng, thiết bị hóa học và luyện kim.

Nghành hàng không

Do có tỷ lệ giữa độ bền
và trọng lượng rất cao, cấu trúc tin cậy nên các chi tiết rèn dập có nhiều ưu thế ứng dụng trong nghành hàng không. Được làm từ rất nhiều loại vật liệu như sắt, kim loại mầu và phi kim loại, các chi tiết rèn dập được sử dụng rộng rãi trong máy bay phản lực, máy bay lên thẳng, máy bay quân sự và máy bay vận tải. Phần lớn các chi tiết rèn dập dùng trong động cơ, ngoài ra còn các truyền động khác như buồng lái, trục, mayơ bánh xe, cơ cấu phanh v.v...

Nghành dầu khí, khai mỏ

Bởi vì có cơ tính cao và không bị rỗ xốp nên các chi tiết rèn dập được dùng nhiều trong công nghiệp dầu khí và khai mỏ như van dầu và khớp nối chịu áp lực cao, lưỡi cắt đá, mũi khoan đá v.v...
 
Ðề: Tổng quan về rèn dập

các bạn ơi cho mình hỏi sự khác nhau giữa rèn định hình và khuôn dập kahc1 nhau chỗ nào vậy ?bạn nào có tài liệu về dập khối không cho mình xin nha .
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Việt Nam mình có nhiều khái niệm mà khi đọc xong thì tớ cũng thấy nó giống nhau và khó phân biệt, đọc tài liệu tiếng Anh thì tớ thấy nhanh gọn nhất.

Tớ chỉ đi tổng quan thôi, nên bạn muốn tham khảo chi tiết thì tớ gởi tài liệu cho, tớ có mail của cậu rồi, tối sẽ gởi.
 
Top