Trao đổi về Nhám bề mặt

D

dothuong

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Cảm ơn anh nhiều, nhưng ở đây nếu qui đổi như cách của anh thì chi tiết của em làm ra sẽ hỏng hết. Để đạt Rz = 12 em chỉ cần gia công thô. ở đây không phải đơn thuần là chuyển từ Ra sang Rz và ghi lại ký hiệu. Sáng nay em đã tìm được 1 tài liệu trong máy của thầy giáo ( hiện không chưa copy được nên không cho mọi người xem được) trong đó qui đổi sang ISO và kết quả như sau 12 -> Rz40; 6 -> Rz20; 3-> 0,63 ( theo Ra) ; 1,6-> 0,32. Đây là kết quả mà mình chọn ra vì thường gặp trong TCVN mọi người có ý kiến khác thì đóp góp cho mình nhé. thanks
 
D

dothuong

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Để mình xem lại nhá, cũng nhiều thắc mắc quá 0,32 thì chế tạo thế nào được nhỉ
 
K

kubuntu89

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Vậy cách quy đổi từ Ra của DANIELI sang Ra của TCVN như thế nào cho nhanh nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
Q

quangthanh

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Mình đang làm Đồ án CNCTM thì thầy bảo cách quy đổi như sau ne:
Trong bản vẽ của DANIELI thì giá trị nhám ghi trên đó là Ra hết. Để đổi sang TCVN thì sử dụng cách quy đổi về đội nhám Kinh tế, các bước thực hiện:
B1: Từ giá trị Ra ghi trên bản vẽ của DANIELI chọn giá trị Ra gần đúng nhất trong TCVN. VD trong DANIELI là 0,8 thì mình chọn trong TCVN là 0,63. Trong DANIELI là 6 thì mình chọn trong TCVN là 5.
B2: Từ giá trị Ra trong TCVN đó mình xem thuộc cấp độ nhám nào, nếu rơi vào trường hợp cấp nhám 1-5 và 13,14 ghi Rz, còn lại là Ra. VD của DANIELI ghi là 6, ta chọn trong TCVN là 5, cấp nhám lúc này là 5, ta phải ghi thành Rz20.
 
S

splendid

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Bác ME cho em hỏi mấy câu:
1. Cơ sở nào để người ta quy định các thông số nhám ghi ưu tiên?
2. Cách ghi giá trị nhám trên bản vẽ?
Cảm ơn bác!
Lâu rồi không thấy các thầy và các bạn quan tâm tiếp đến vấn đề này nhỉ. Mình cũng có băn khoăn như câu hỏi 1 của bạn MyHUT, mong các thầy và các bạn giải đáp giùm, cụ thể là:
Tại sao trong bản vẽ khi dùng người ta lại ưu tiên Ra đối với cấp độ nhám bề mặt từ cấp 6-12 (Ra= 2,5 - 0,04); và ưu tiên ghi Rz đối với cấp độ nhám bề mặt từ cấp 1-5 (Rz=320 - 20) và cấp 13-14 (Rz=0,08 - 0,05) ?????????
Mong các thầy và các bạn giải thích, phân tích giùm bọn mình với.
Xin chân thành cảm ơn.
 
S

SaoKim

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Ra hay Rz tùy theo chất lượng yêu cầu bề mặt và đặc tính kết cấu bề mặt đó

Trong sản xuất: Thường dùng chỉ tiêu Ra để đánh giá bề mặt có độ nhám trung bình . Còn những bề mặt quá thô hoặc rất tinh thì dùng Rz vì nó chính xác hơn .
 
T

thanhduyk45

Ðề: Re: Nhám bề mặt

Em chào Thầy ak,thưa Thầy, Thầy có thể trả lời giúp em câu hỏi này không ak:[LEFT].Tại sao chỉ tiêu Rz thừong để dánh giá độ nhám bề mặt cấp 1-5 và 13-14 còn Ra thì đánh giá từ 6-12, Em cảm ơn Thầy ak!


[/LEFT]
 

le.son4246

Giải Nhì cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Re: Nhám bề mặt

Em chào Thầy ak,thưa Thầy, Thầy có thể trả lời giúp em câu hỏi này không ak:[LEFT].Tại sao chỉ tiêu Rz thừong để dánh giá độ nhám bề mặt cấp 1-5 và 13-14 còn Ra thì đánh giá từ 6-12, Em cảm ơn Thầy ak!


[/LEFT]
Dừa vào định nghĩa có thể giả thích được câu trả lời của bạn . dựa vào cách đo và cách tính Ra và Rz ấy :1:
 
T

thanhduyk45

Ðề: Re: Nhám bề mặt

Em cũng đọc kỹ về định nghĩa và cách đo rồi ak, nhưng mà vẫn khó giải thích lắm ak, rất mong Thầy chỉ bảo nhiều hơn ak
 
S

SaoKim

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Ra và Rz đều có thông số hết mà , một số chỗ nói rằng Ra được ưu tiên hơn và khi nào không thể đo Ra thì dùng Rz . Tuy vậy cả bảng đều có số hết đó thôi .
 
Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Thông thường trong thực tế sản xuất có một qui ước "ngầm" để dễ hiểu cho các cánh thợ với nhau. Bề mặt nào ưu tiên gia công để lắp giáp hay tiếp xúc nhau trong quá trình làm việc: Ví dụ như thanh bàn trượt dọc của máy tiện người ta hay sử dụng Ra ( Độ bóng để biểu thị) các bề mặt còn lại người ta ghi Rz. Về bản chất hai con người khó chịu này tương đương nhau, nhưng nó nằm trong các dải đánh giá khác nhau nên người ta phân biệt hai kẻ này với nhau.

Một anh chàng nhẵn nhụi (bóng bảy) một anh chàng râu ria xồm xoàm hơi ngược môt tí nhưng để lấy anh này đánh giá anh kia so sánh về độ đẹp xấu í mà.

Nhân đây mình hỏi luôn các bạn một tị. Một bề mặt được ghi là Ra0.63 (Cấp 8) thì cơ sở nào để đo và đánh giá chất lượng của nó có đạt Ra0.63 hay không? Hay nói một cách chính xác hơn họ đo đạc thế nào để đánh giá bề mặt đó đạt cấp 8 về độ bóng?
 
Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Cho mình hỏi cái này nữa, bản vẽ ghi Rz12.5Smax ??? Chữ S có ý nghĩa gì nhỉ???:7:
 
C

-CAD-

Ðề: Re: Nhám bề mặt

Em chào Thầy ak,thưa Thầy, Thầy có thể trả lời giúp em câu hỏi này không ak:[LEFT].Tại sao chỉ tiêu Rz thừong để dánh giá độ nhám bề mặt cấp 1-5 và 13-14 còn Ra thì đánh giá từ 6-12, Em cảm ơn Thầy ak!


[/LEFT]
Nói nôm na thì nó thế này cho dễ hiểu: Phương pháp đo Ra là cho đầu dò chạy theo 1 biên dạng trong 1 khoảng nhất định, còn phương pháp đo Rz là đo 1 vài đỉnh cao nhất và đỉnh thấp nhất.
- Cấp 1~5 nhám rất nhỏ => để đo được bằng phương pháp Ra thì đầu dò của bạn phải có bán kính mũi dò rất rất nhỏ => không khả thi => chọn Rz
- Cấp 13-14 thì nhám lại quá lớn (mấp mô quá lớn) => cho đầu dò chạy theo biên dạng thì có khi hỏng mất cả đầu dò => chọn cách Rz
:69:
 
C

-CAD-

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Cho mình hỏi cái này nữa, bản vẽ ghi Rz12.5Smax ??? Chữ S có ý nghĩa gì nhỉ???:7:
Mình nghĩ chỉ cần hiểu nhấp nhô tối đa là 12.5 µm là được, vì theo tiêu chuẩn HES thì Rz12.5 <=> 12.5S (mình dùng tiêu chuẩn JIS, cũng chỉ ghi 12.5S; 25S; 50S; 100S... tương đương Rz12.5; Rz25; Rz50....)
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Re: Nhám bề mặt

Nói nôm na thì nó thế này cho dễ hiểu: Phương pháp đo Ra là cho đầu dò chạy theo 1 biên dạng trong 1 khoảng nhất định, còn phương pháp đo Rz là đo 1 vài đỉnh cao nhất và đỉnh thấp nhất.
- Cấp 1~5 nhám rất nhỏ => để đo được bằng phương pháp Ra thì đầu dò của bạn phải có bán kính mũi dò rất rất nhỏ => không khả thi => chọn Rz
- Cấp 13-14 thì nhám lại quá lớn (mấp mô quá lớn) => cho đầu dò chạy theo biên dạng thì có khi hỏng mất cả đầu dò => chọn cách Rz
:69:
Mình nghĩ 2 ý của bạn giải thích đều đúng. Chỉ nhầm lẫn một chỗ là: Trong quá trình đo với các máy đo độ nhám thì sẽ chó ra các thông số đồng thời : Ra, Rz,Rymax,Rp...... Vì vậy không phải sợ hỏng đầu dò mà là lấy thông số độ nhám nào sẽ tạo ra kết quả chính xác hơn.
 
S

splendid

Ðề: Re: Nhám bề mặt

Nói nôm na thì nó thế này cho dễ hiểu: Phương pháp đo Ra là cho đầu dò chạy theo 1 biên dạng trong 1 khoảng nhất định, còn phương pháp đo Rz là đo 1 vài đỉnh cao nhất và đỉnh thấp nhất.
- Cấp 1~5 nhám rất nhỏ => để đo được bằng phương pháp Ra thì đầu dò của bạn phải có bán kính mũi dò rất rất nhỏ => không khả thi => chọn Rz
- Cấp 13-14 thì nhám lại quá lớn (mấp mô quá lớn) => cho đầu dò chạy theo biên dạng thì có khi hỏng mất cả đầu dò => chọn cách Rz
:69:
Cách giải thích của bác OK, nhưng bác nhầm 2 chỗ chữ màu đỏ ở trên, độ nhám bề mặt thấp nhất là cấp 14.

Các bác cho em hỏi tiếp câu nữa, cách giải thích của bác CAD là cho phương pháp đo dùng các máy tiếp xúc (có đầu dò), ngoài ra em thấy trên thị trường có nhiều máy đo Ra đo không cần tiếp xúc (dùng Laser) thì có thể giải thích ra sao ạ?
Mong các bác, các thầy trả lời giúp để những người mông muội như em mở mang kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
M

Mr.San89

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Em kính chào các thầy cô, các bác các chú, các anh, chị trong ngành cơ khí.
Cho em xin hỏi lam sao để tra được nhám Rz vậy ạ
Em đang làm đồ án nhưng chi tiết cần gia công của em những bề mặt không lắp ghép thầy hướng dẫn bảo em chọn theo nhám Rz nhưng em đọc mãi trong quyển dung sai đo lường của bác Ninh Đức Tốn mà không tim thấy tra nhám theo Rz ở đâu
Em xin chân thành cảm ơn nhiều
 
Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

bề mặt không lắp ghép thì bạn chọn Ra=8 là dc rùi! bạn tự quy đổi ra nhé!
 
Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Chào các anh chị em và các thầy cô, mình cũng muốn chia sẽ một số kiến thức về độ nhám và ký hiệu cũng như cách đọc, hi vọng nó hữu dụng :)
 
Lượt thích: umy
L

luxuluvluv

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

mình có các thông số độ nhám theo TCVN cũ là 2511-95 : Ra=2,5 [cấp 6] , Rz=80 [cấp 2] , Rz=40 [cấp 3], Rz=20 [cấp 4]
h mình muốn đổi ra TCVN mới thì thế nào hả các bác ?
 
Top