Trao đổi về Nhám bề mặt

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Mình đã đọc loạt bài viết này, Tổng cộng 7 trang, đọc tới đọc lui cả 3lần. Vấn đề cũng chưa rõ lắm. Chốt lại là như thế này:
1. Chủ đề mình đang đề cập là Ra, Rz.
2. Từ 1 đến 14. Vậy Ra=1 và Ra=14. Cái nào độ bóng tốt hơn.
3. Ra nói lên điều gì? Quy ước ra sao?
4. Rz?
5. Rx, Ry, Rq, Rp... Khi nào người thiết kế dùng nó.
6. Thông thường không phải cty nào cũng có máy để ktra độ nhám. Vậy dùng pp gia công để quyết định. Điều này có hợp lý ko?
 
H

hungdong

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

thầy có thể cho e biết sự khác nhau giữa dung sai vị trí có pi ở trước và không có kí hiệu pi ở trước được không ạ
 
H

hungdong

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Cho mình hỏi là khi đo máy đo độ nhám, chọn chiều dài đo bao nhiêu là phù hợp ạ
 
H

hoathuylan

Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Thật là buồn vì tiêu chuẩn về nhám bề mặt theo Tcvn 2511:1995 đã được thay thế bằng tcvn 2511:2007 rồi mà chẳng ai thảo luận về nó giúp mình. Vẫn thảo luận theo tiêu chuẩn cũ.
 
Ðề: Re: Nhám bề mặt



Cách giải thích của bác OK, nhưng bác nhầm 2 chỗ chữ màu đỏ ở trên, độ nhám bề mặt thấp nhất là cấp 14.

Các bác cho em hỏi tiếp câu nữa, cách giải thích của bác CAD là cho phương pháp đo dùng các máy tiếp xúc (có đầu dò), ngoài ra em thấy trên thị trường có nhiều máy đo Ra đo không cần tiếp xúc (dùng Laser) thì có thể giải thích ra sao ạ?
Mong các bác, các thầy trả lời giúp để những người mông muội như em mở mang kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phương pháp đo không tiếp xúc này nguyên lý của nó như nào bác nhỉ, trước giwof em lại tưởng chỉ có phương pháp đo tiếp xúc tức là đầu dò di chuyển trên bề mặt , quét ra được biên dạng bề mặt ròi từ đó ra các thông số như Ra, Rz, Rq
 
Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Cho mình hỏi là khi đo máy đo độ nhám, chọn chiều dài đo bao nhiêu là phù hợp ạ
Cái này em biết nè, bác phải ước chừng xem độ nhám của bác là khoảng nào sau đó dựa vào nó rồi đưa ra khoảng chiều dài đo nó hợp lý, Ví dụ cấp độ nhám từ 5-7 thì chiều dài của nó chọn 2.5 mm, từ 8-11 thì chiều dài của nó chọn 0.8 mm, từ 9-12 mm thì chiều dài của nó: 0.25, từ 13-14 thì chiều dài của nó là 0.08 mm
 
Ðề: Trao đổi về Nhám bề mặt

Mình đã đọc loạt bài viết này, Tổng cộng 7 trang, đọc tới đọc lui cả 3lần. Vấn đề cũng chưa rõ lắm. Chốt lại là như thế này:
1. Chủ đề mình đang đề cập là Ra, Rz.
2. Từ 1 đến 14. Vậy Ra=1 và Ra=14. Cái nào độ bóng tốt hơn.
3. Ra nói lên điều gì? Quy ước ra sao?
4. Rz?
5. Rx, Ry, Rq, Rp... Khi nào người thiết kế dùng nó.
6. Thông thường không phải cty nào cũng có máy để ktra độ nhám. Vậy dùng pp gia công để quyết định. Điều này có hợp lý ko?
Em trả lời câu thứ 2: Ra càng lớn thì độ bóng càng giảm chứ bác. chắc bác đang định đề cập đến vấn đề cấp độ nhẵn, chất lượng bề mặt. Theo TCVN thì có 14 cấp độ nhẵn từ cấp 1 đến cấp 14, Cấp 1 ( Ra=80) độ nhám lớn nhất, cấp 14( Ra=0.01) là độ nhẵn bóng là bé nhất nên cấp 14 sẽ có độ bóng tốt hơn
câu 6: Thông thưởng tùy vào mục đích hay yêu cầu sử dụng của bác mà có thể có máy đo độ nhám bề mặt hay không, nếu khách hàng của bác không yêu cầu về cái này thì em nghĩ dùng các phương pháp gia công để quyết định, tất nhiên đó chỉ là đoán thôi nhé,......
câu 3 : Ra là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của profil trong khoảng chiều dài chuẩn, Ra thường được dùng từ cấp 5- cấp 11, theo TCVN thì nó được xác đinh tương đương: Tổng các giá trị tuyệt đối/n
Câu 4: Rz được xác định bằng tổng giá trị tuyệt đối 5 đỉnh cao nhất và 5 đỉnh thấp nhất của nhấp nhô bề mặt, thường được dùng trong trường hợp từ cấp 1-5 và cấp 13-14.
 
Top