Trao đổi về Nhám bề mặt

ME

Active Member
Author
Bài sau đây chỉ nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về nhám bề mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tra cứu khi quên, đỡ mất công tìm sách.
----------------------------------------------------
1. Khái niệm :
Các bề mặt của chi tiết dù gia công theo phương pháp nào cũng không thể nhẵn tuyệt đối mà có những nhấp nhô.


Xét một phần bề mặt được khuếch đại (hình vẽ), trên đó có những nhấp nhô sau :
- Nhấp nhô có độ cao h1 thuộc về độ không phẳng của bề mặt.
- Nhấp nhô có độ cao h2 thuộc về độ sóng bề mặt.
- Nhấp nhô có độ cao h3 thuộc về độ nhám bề mặt.
Người ta coi những nhấp nhô nào mà tổng tỉ số giữa bước sóng S và chiều cao nhấp nhô H : S/H<= 50 thì thuộc về độ nhám bề mặt. Vậy nhám là mức độ cao thấp của các nhấp nhô xét trong một phạm vi hẹp của bề mặt gia công.
 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

Nói chung độ nhám một bề mặt không thể được phản ánh một cách đầy đủ thông qua Ra, Rz hoặc Rq bởi vì đay là những giá trị trung bình. Hai bề mặt có thể có chung gái trị nhám nhưng có topography thực khác nhau. Hình vẽ sau đây cho thấy ba bề mặt có cùng giá trị Ra nhưng có sự khác biệt đáng kể trong hình dáng profile.
 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

Từ từ, đang upload hình, mạng chậm quá.
 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

Vì lý do nói trên nên nhám bề mặt cần phải được đánh giá thông qua những thông số khác, đặc biệt là những chi tiết cực kỳ chính xác. Cho đến nay đã có 130 thông số đánh giá nhám bề mặt. Sau đây là một số thông số khác cần quan tâm.

 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

TCVN 2511-1995 chia độ nhám bề mặt thành 14 cấp theo thứ tự độ nhám giảm dần (độ nhẵn tăng dần). Thông số Ra được ưu tiên sử dụng và thường dùng đối với độ nhám trung bình (cấp 6–12). Đối với độ nhám bề mặt thô và rất tinh thì đánh giá theo Rz (cấp 1-5, 13-14).
Trong thực tế sản xuất người ta còn đánh giá nhám bề mặt theo mức độ thô, bán tinh, tinh và siêu tinh.

 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

3. Xác định giá trị cho phép của thông số nhám :
Trị số cho phép của thông số nhám bề mặt được chọn dựa chức năng sử dụng của bề mặt cũng như điều kiện làm việc của chi tiết. Mặt khác cũng cần phải căn cứ vào phương pháp gia công hợp lý đảm bảo yêu cầu nhám bề mặt và các yêu cầu độ chính xác của các thông số hình học khác.
Vậy, việc quyết định giá trị thông số nhám khi thiết kế có thể dựa vào phương pháp gia công hoặc dựa vào quan hệ giữa nhám với dung sai kích thước và hình dáng. Cụ thể là giá trị của độ nhám bề mặt khoảng 5 – 20% dung sai của kích thước cần đạt. Việc quyết định trị số nhám quá nhỏ so với yêu cầu của bề mặt dẫn đến tăng chi phí gia công, tăng giá thành sản phẩm.
 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

Chú ý:
Trên các bản vẽ cũ, nhám bề mặt được thể hiện theo cấp với kí hiệu tam giác ngược. Theo quy định hiện hành thì ký hiệu trên là không hợp pháp. Tuy nhiên, ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, các cán bộ kỹ thuật lớn tuổi vẫn dùng kí hiệu cũ này. Do vậy, các bạn SV khi đi thực tập, hoạc khi đọc các tài liệu liên quan cần phải lưu ý và chuyển đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn mới.
 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

Do công thức tính khác nhau nên có sự khác biệt về kết quả giữa Ra và Rq. Các pp gia công khác nhau thì kiểu profile của nhấp nhô tế vi cũng như độ cao nhấp nhô khác nhau do đó tỉ số Rq/Ra cũng khác nhau.
;D Mình chưa thể giải thích sâu được (vì trình độ còn hạn chế lắm). Mong em thông cảm nhé!
 
T

Tanh

Re: Nhám bề mặt

Nhờ Bác ME có thể nói khái niệm của Sm và S rõ hơn ? Cảm ơn bác trước!!!!!!!!!!!
 

ME

Active Member
Author
Re: Nhám bề mặt

Em hỏi nên tôi mới chú ý lại. Bài post ở trên đánh máy nhầm rồi. cả 2 công thức tính S va Sm như nhau. Để tôi sửa lại rồi rồ sẽ thấy sự khác nhau.
Cám ơn em nhiều!
 
Bác ME cho em hỏi mấy câu:
1. Cơ sở nào để người ta quy định các thông số nhám ghi ưu tiên?
2. Cách ghi giá trị nhám trên bản vẽ?
Cảm ơn bác!
 
Em xin nói thêm thế này, thực ra câu hỏi 2 trong Giáo trình học đã ghi rồi, nhưng em thấy lại mâu thuẫn với một số tài liệu khác cũng là giáo trình học uy tín. Mấy hôm tìm hiểu có lẽ em cũng tìm ra được câu trả lời cho mình rồi, còn câu 1 em vẫn chưa giải đáp được. Bác nào biết chỉ rùm em với. Thanks!
 

TYA

Well-Known Member
một số kí hiệu


người ta chia giá trị nhám theo bước x2 cho thuận tiện khi tính toán. Trong 1 cấp, vd Rz6.3 thì tính năng làm việc như nhau. cũng giống như k6 hay H7 ý mà
 
Last edited:
Chưa hiểu ý của bác! Bác có thê nói cụ thể hơn chút được không?
 
thưa thầy ME cho em hỏi là như trên thì thầy có thể cho em biết là Rq là gì được không ạ!bởi vì hiện nay em đang tìm nó nhưng vẩn không hiểu được đĩnh nghỉa chung của nó!vậy thấy có thể cho em biết ý nghĩa tổng quát của nó được không ạ!hiện nay thì có những loại sách gì có nhắc đến vấn đề này được không ạ.Em xin cảm ơn thầy
 
Top