Trình Tự Gia Công Trên Máy CNC

  • Thread starter Hienspk
  • Ngày mở chủ đề
H

Hienspk

Author
Hiện nay em đang học CAD/CAM/CNC ở trường nhưng em chưa thấy được trình tự gia công một chi tiết hoàn chỉnh. Ví dụ như bắt đầu từ khâu nào và kết thúc ?
Mong mọi người em hiểu rõ hơn về trình tự các bước thực hiện để gia công một chi tiết trên máy CNC ạ!
Em xin cảm ơn mọi người ạ!
 

QuyenQCM

Active Member
Trình tự gia công trên máy CNC
gá phôi: thường phôi đc gá lên máy đều là phôi đã được mài phẳng 6 mặt (trừ phôi to quá không mài đc)...Rà tâm:rà tâm hay còn gọi là gốc phôi sao cho phù hợp với bản vẽ thiết kế. xuất mã lệnh post Code N. xong rồi chạy ;)
 
H

hatieu

Author
QuyenQCM bác có nhiều kinh nghiệm sao bác tiết kiệm thế!
Bác hãy nói rõ hơn được không. Em thì chưa có kinh nghiệm đứng máy CNC nên cũng không hiểu hết được các bước cần thiết gia công 1 chi tiết hoàn chỉnh. Theo em thì:
- Khởi động máy, kiểm tra các hệ thống như hệ thống bơm dầu, bơm dung dich trơn nguội, kiểm tra bộ diều khiển xem có báo lỗi hay không.
- Gá đặt chi tiết, với chi tiết gia công bằng nhiều loại dao thì ta phải gá đẩy đủ dao lên đặt theo thứ tự gia công.
- Thực hiện tìm điểm O của chi tiết , so dao công việc này rất quan trọng, nếu làm bước này sai làm cho quá trình gia công sai lệch. Công việc so dao phải tiến hành thường xuyên bởi vì sau 1 khoảng thời gian gia công dao bị mòn còn phải điều chỉnh lượng mòn. Với những máy hiện đại thì công việc này sẽ do máy tự hiệu chỉnh.
- Đặt điểm lùi dao.
- Lập trình bằng tay ngay trên máy, hay ta có load từ máy tính xuống (với điều kiện chương trình đã được chạy thử và kiểm tra kĩ càng).
- Đến đây ta có thể gia công chi tiết được rồi.
 
H

Hienspk

Author
Em cảm ơn những ý kiến của hai Anh nhiều ạ!Vậy việc tìm điểm O của chi tiết là do ta xác định trước (Trong lúc lập trình trên máy tính chẳng hạn).
Nhưng sau khi gá lên bàn máy để đưa dao về vị trí đó ta làm cách nào ạ.Em nghĩ là sẽ rà dao tiếp xúc từng bề mặt rồi cộng trừ cho bán kính dao phải không ạ.Ngoài ra còn cách nào nhanh hơn không ạ?!
 
H

hatieu

Author
Trong khi lập trình người lập trình phải chọn điểm gốc chi tiết sao cho thuận lợi cho quá trình lập trình cũng như khí gia công. Nhưng khi gá chi tiết lên bàn máy hay mâm cặp ta phải tìm điểm o của chi tiết. tại sao ta phải làm như vậy bởi vì: chi tiết gia công gá lên bàn máy hay mâm cặp ở dạng các bề mặt còn thô, điều đó làm cho các bề mặt gia công không chính xác. Công việc chuẩn bị phôi cũng rất quan trọng, phôi gia công phải tương đối so với phôi mà ta đã lập trình thì công việc tìm điểm O sẽ dễ dàng hơn.
Còn những bề mặt sần sùi ví dụ như phôi nhôm tròn ở dạng đúc còn thô gá lên mâm cặp thì chúng ta phải tiện bằng tay bề mặt trụ và mặt đầu của chi tiết.
+Khi tiện mặt đầu ta cho mũi dao tiến đến tâm, khi đến tâm ta xác định được tọa độ x của điểm O.
+Khi tiện mặt trụ, ta xác định vị trí của mũi dao so với Điểm chuẩn của máy M ta sẽ xác định được tọa độ z của điểm O chi tiết.
Việc rà dao tiếp xúc với từng bề mặt chỉ thực hiện khí bề mặt phôi đã qua gia công 1 lần để đảm bảo quá trình rà là chính xác.
 
Theo kinh nghiêm của mình thì việc rà gá đối với các chi tiết tương đối đơn giản, bạn chỉ cần chọn một mặt làm mặt chuẩn định vị, thông thường trước khi gia công trên máy CNC thì các mặt chọn làm chuẩn định vị khi gia công trên máy CNC đã được gia công trên các máy, trong trường hợp chi tiết đúc phức tạp thì phải sử dụng đồ gá chuyên dùng.
Đối với các bề mặt khác khi rà gá ta chỉ cần cho đầu dò tiếp xúc với từng mặt chỉnh sửa để tại điểm tiế xúc bằng 0 sau đó di chuyển dao đến tọa độ cần thiết. rà gá thì ta phải rà theo ả ba trục X<Y<Z, thực chất đầu dò là một con dao tiêu chuẩn khi đầu dao dạng cầu tiếp xúc với chi tiết bằng kim loại thì đèn trên đầu dò sẽ phát sáng để xác định điểm tiếp xúc, còn đối với các máy bắn thì khi rà gá ta chọn chế độ tiếp xúc mặt theo từng trục, dao sẽ di chuyển và tiếp xúc với từng mặt, khi tiếp xúc thì có tín hiệu dạng âm thanh báo và việc rà gá mặt đó sẽ tự động dừng lại,bạn chỉ cần di chuyển dao đến vị trí cần thiết, làm lần lượt theo từng trục.
Đối với máy tiện CNC mình mới sử dụng máy tiện cũ sử dụng phần mềm Drehen việc gá đặt cũng giống như 2 anh trên nói và xác định tọa độ cho máy cũng như thế, nhưng khi xác định tâm cho dao khoan tâm thì bạn cần dùng đồ gá chuyên dùng để định tâm xác đinh tâm và bù trừ dao trong quá trình tiện bạn chắc chắn sẽ sử dụng nhiêu loại dao nên nên chú ý vấn đề này
THông thường khi chọn gốc tọa độ của chi tiết thì nên chọn tại tâm chi tiết, để việc lập trình cho đơn giản
 
D

dondoan

Author
Sau khi mỏ máy Trướ tiên phải cho máy về nhà (reference home return)khởi động khoang 5 phút(warm up spindle).
khi lập trình zero thì luôn ở điểm cố định ,
trường hợp bình thường là mặt y zero nằm phía trong ,x zero bên trái hoặc phải bên phía cố định của (stoper)cây chặn.z zero mặt bằng trên hoặc dưới cũng giống như x zero
Cách đo chiều dài của dao để cho số vào trang offset thì có 2 cách.Một là đo bên ngoài quay dao ngược lên đuôi (holder quai xuồng)đo bằng (highgage,hoặc zoller điện).Cách thứ 2 la đụng từng dao xuống vị trí mặt zero z,cách này không tiện khi thay dao hoặc dao gãy nó sẽ mất thời gian cho máy ngừng lại.
đụng dao và đọc số trong pos(posítion) machine và bỏ vào trong trang work (G54,55,56,57,58,59,.v.v)
sau đó cho vào số H offset và D offset bên phần geometry bên cột trái,còn bên phai là wear (phần này dùng để điều chỉnh khi hao mòn dao (nếu khi làm lập trình computer control off,như trong MasterCam) thì phải bỏ số D offset bằng 1/2 lưỡi dao cắt(radius)
sau đó nếu máy có nút machine lock dry run thì mở lên 2 nút này cho máy chạy trước ,nghĩa là máy đọc và chạy lập trình ,nhưng bàn máy và dao cắt không di chuyển.xem có lỗi arlam dì không.Nếu tốt đẹp thì coi lại tốc độ quay (speed spindle)tốc độ đi tới của dao (feed cut hay còn gọi là chip load)coi có phù hợp với loại sắt và dao cắt đó không.
vào trong trang offset phần geometry H offset wear đưa cho dao cao lên chay thử vài bước coi có đùng không.
sau đó mở nút optional stop (mỗi khi đọc m1 là máy dừng lại)
mở nút single block(mỗi bước là máy dừng lại)
vặn nút spindle speed xuống còn khoảng 70 phần trăm,feed 70
vặn nút bước tiến (GO , rapid move)chậm lại >
tay bạn lúc nào cũng phải đặt trên nút feedhold để lỡ có gì không ổn thì bấm cho máy dừng lại.Vì mở nút single block lên ,nên sau mỗi hàng ,máy sẽ dứng lại và bạn phải bấm cycle start cho máy chạy tiếp cho cho đến khi hết trương trình cua một dao thì sẽ ngừng ở M1:(optional stop)máy rút về nhà ,bạn quan sát và lấy thước đo coi máy chạy có đúng không ,nêu không thì vào trong trang offset phần phía dưới cột wear chỉnh lại cho đúng(lưu ý trước khi chạy thử nên cho số dương cộng thêm chút khoảng .150 ,để không bị cắt dưới kích thước ,tình trạng đó không sửa lại được).Lập lại như vậy cho đến khi xong.Mang ra mài dũa cho mất cạnh bén ,mang đi đo , công đoạn gần như sau cùng là bỏ vài chục cục linh kiện vừ a mới gia công vào trong máy rung, trong đó có đá xi măng(giống như sỏi) lắc khoảng 30 --> 60 phút (gọi là thumble)làm cho linh kiện láng trơn tru.Ngoài ra còn có thể có nhưng công đoạn mang đi nung cho cứng ,(coat =) áo cho linh kiện bền hơn,viết chữ bằng tia laser.
 
H

Hienspk

Author
Cám Ơn bác Dondoan nhiều nhé!Sao bác không vô diễn đàn sớm nhỉ!
 
X

xanha

Author
dondoan viết:
Mình cũng duyên tình cờ hân hạnh được gặp forum này,hy vọng có thể đóng góp những những gì mình biết .Nhìn thấy thế hệ sau giỏi hơn đó là một niềm vui của thế hệ đi trước.
anh ơi cho em hỏi thăm một chút, thứ sáu vừa rồi em setup bị hư hết 1 part, các bước cũa em là:
1/đặt phôi (casting)vào spindle rồi, lấy tool số 2 làm láng (finish) set Z zero. vào G54 bấm (Z surface với máy HAAS)
2/ tool 8(finish ID)
3/ em cẩn thận cộng thêm OD và ID 0.020 cho tool finish và rough.
khi em chay tới tool cuối (2)cùng thì spindle đú'ng lại, em hết hồn bâm1 reset liền, coi lại thì scrap rồi hư hết một cái. em coi lại trong goemertry thì tool 2 (x) là -2.232. không biết em sai bước nào? anh chỉ cho em với, những bước cần nhất khi setup em có thiếu gì không?

em cám ơn bài viết của anh DONDOAN rất nhiều, những kinh nghiệm này của anh người ta hay dấu làm của riêng lắm..:)
 
D

dondoan

Author
Máy Lathe thì khi lấy work offset và tools offset hơi khác máy Mill đôi chút.
Có phải bạn bị finish tool ID đụng phía lưng không...?
có 2 kiểu lấy tools offset cho tools geometry
một là trong máy có cây đo tools nằm bên hông spindle chỉ việc kéo ra đo,khi quay đến tool nào là máy tự động nhảy vào trong geometry của tool đó.Bạn sẽ thấy phần nền (high light)tool đó sáng hơn.handJog quay cho tool đến gần sau đó Bấm Jog bấm X hoặc Z xuống giữ không buông ra cho mũi tool đi về phía đầu đó (tự động tool sẽ chuyển động rất chậm)khi chạm vào đầu phía đó thì sẽ phát tiếng kêu tít,và sẽ tự đứng lại,máy tự động đọc số và bỏ vào trong geometry.
cách thứ 2 làm bằng tay.(máy HASS thì có tool offset measure bấm thì nó sẽ đọc số cho bạn).Trước hết bạn gọi tool bạn muốn đụng mở cho spindle quay ,cho tool cắt sơ phần bên ngoài rồi quay Z lùi ra ,vào offset của tool đó bấm tool offset measure ,và sau khi đụng tool vào máy cho vào số trong geometry bạn phải đo cục part OD bao nhiêu rồi lấy số đó đánh vào máy chỉnh lại .
Phần này cẩn thận....!Vì tùy theo setting của chủ máy có khi con số ngược lại đấy ,nhưng thông thường thì
nếu là tool turn OD thì đánh số âm (-1.500 ,bấm Input +)
nếu là tool turn ID thì đánh số dương (1.500 ,bấm Input +)
Z thì không có gì thay đổi
Chạy tool nào xào tool đó giống như vậy.
Còn Work offset thì lấi đại một tool đã dụng rồi face nhẹ mặt z bấm part zero set.
(còn mấy máy dùng Fanuc control thì trướ khi đụng tool thì phải cho về nhà ,vào trong Pos relative bấm cho zero hết (Origin all )sau đó đụng tool thì máy đọc sẽ cho bạn số đúng,nếu không thì máy sẽ cho vào số trật lất ,còn một cách chắc ăn thì phải đọc số trong Machine position là bao nhiêu đánh vào geometry bằng tay+ thêm OD part .
Chạy setup phải nhớ turn on single block và nên để ý coi phần Distance to go từng bước,ví dụ trong program máy chạy bước đó là z-5. ,tool đi tới chỉ còn cách cục part có 2.inch thôi mà trong Distance to go đọc thấy con số còn lớn hơn 2.inch thì có vấn đề rồi ( Distance to go là khoảng đi tiếp còn lại ).
Phần quan trọng...!Vì có nhiều máy tuy giống nhưng tùy kiểu setting của chủ hãng bởi vậy
setup thì nên chỉnh cho work offset lùi ra ngoài một khoảng cách theo ý,và chạy thử coi tool có tiến đến đúng chỗ đó không đã,(tùy parameter setting)có máy thì bạn có thể bấm handjog đưa tool về hướng mà bạn đã lùi lại coi có đúng là khoảng cách mà mình lùi lại không .
Máy mill hass thì mình dùng qua rồi ,máy lathe thì mình chỉ dùng qua hitachi seiki ,mori seiki,dewoo .Máy lathe Hass thì rờ qua chứ chưa chạy thử. :'(
 
X

xanha

Author
thiệt là những kinh nghiệm quý giá, cả mấy tháng nay em tìm và hỏi nhiều chổ nhưng không có câu trả lời. vô đây, em mới hỏi hôm trước mà hôm sau có câu trả lời liền..:)).em cám ơn anh DONDOAN rất nhiều..:)
 

Quả là nhà mình có nhiều Cao thủ thật đó. Em sẽ có nhiều thứ để học hỏi đây..!
 

TYA

Well-Known Member
Anh nào làm thật rồi thì quay fim bằng mobile post tớ xem với . hì hì
 
trình tự gia công trên máy cnc:
đối với máy tiện hệ FANUC:
sau khi mở máy(on), chọn chế độ điều khiển bằng tay(hand) để đưa xe dao về vị trí bất kỳ sau đó cho xe dao về vị trí home. sau đó ta mới làm các công việc tiếp theo như:
set tất cả dao trong chương trình cần gia công. đối với tôi thường chọn gốc gia công là tâm mặt đầu phôi. Cách set như sau:
chọn chế độ điều khiển (hand)chọn dao cần set, đưa dao về home (cho chắc ăn),đưa dao tiếp xúc đường kính ngoài phôi tiếp theo nhấn phím mềm REL rồi nhấn U origin chọn trục z đưa dao ra khỏi mặt đầu phôi rồi chọn x để dao đi vào tâm ( ít thôi) sau đó đưa dao tiếp xúc với mặt đầu chi tiết rồi đưa dao trở về vị trí U=0. đó là vị trí của dao trước khi bắt đầu gia công.
nhấn nút offset setting, nhấn phím mềm offset, nhấn phím mềm GEOM, chọn vị trí tạo độ của dao để nhập vào bảng ví dụ T0101 tức là dao số 1 tọa độ dao lấy ở hàng số 1. khi đó ta nhập Xđường kính phôi(nhớ có dấu chấm) rồi nhấn phím mềm nút measure khi đó toạ độ x được nhập vào và tương tự nhập Z0. measure, cột số hiệu của dao bấm input. vậy là chúng ta đã set dao xong.
đưa dao về vị trí home, chọn nút chế độ auto( chạy theo chương trình) nhấn nút cycle start là chạy gia công thôi.
phay cnc:
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
trình tự gia công trên máy cnc:
đối với máy tiện hệ FANUC:
sau khi mở máy(on), chọn chế độ điều khiển bằng tay(hand) để đưa xe dao về vị trí bất kỳ sau đó cho xe dao về vị trí home. sau đó ta mới làm các công việc tiếp theo như:
set tất cả dao trong chương trình cần gia công. đối với tôi thường chọn gốc gia công là tâm mặt đầu phôi. Cách set như sau:
chọn chế độ điều khiển (hand)chọn dao cần set, đưa dao về home (cho chắc ăn),đưa dao tiếp xúc đường kính ngoài phôi tiếp theo nhấn phím mềm REL rồi nhấn U origin chọn trục z đưa dao ra khỏi mặt đầu phôi rồi chọn x để dao đi vào tâm ( ít thôi) sau đó đưa dao tiếp xúc với mặt đầu chi tiết rồi đưa dao trở về vị trí U=0. đó là vị trí của dao trước khi bắt đầu gia công.
nhấn nút offset setting, nhấn phím mềm offset, nhấn phím mềm GEOM, chọn vị trí tạo độ của dao để nhập vào bảng ví dụ T0101 tức là dao số 1 tọa độ dao lấy ở hàng số 1. khi đó ta nhập Xđường kính phôi(nhớ có dấu chấm) rồi nhấn phím mềm nút measure khi đó toạ độ x được nhập vào và tương tự nhập Z0. measure, cột số hiệu của dao bấm input. vậy là chúng ta đã set dao xong.
đưa dao về vị trí home, chọn nút chế độ auto( chạy theo chương trình) nhấn nút cycle start là chạy gia công thôi.
phay cnc:
Cách làm này phương pháp nói chung là đúng , nhưng như thế "chỉ gia công gần đúng biên dạng " ( nhìn bằng mắt thường ) chứ không thể chính xác như bản vẽ được! Không nên hay không được dùng dao đối trực tiếp vào chi tiết :16::1:
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Ông nào setting dao mà không lỗi sản phẩm đầu tôi chết luôn !.

(không tính dùng chương trình phụ hoặc dừng lệnh đo kiểm bù dao nửa chừng)

Về cách set dao bạn phamthanhtay đã đúng rồi
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ông nào setting dao mà không lỗi sản phẩm đầu tôi chết luôn !.

(không tính dùng chương trình phụ hoặc dừng lệnh đo kiểm bù dao nửa chừng)

Về cách set dao bạn phamthanhtay đã đúng rồi

Mình thấy ở công ty chuyên sản xuất khuôn mẫu chính xác của Foxconn ,chưa bao giờ dùng phương pháp" cắt thử " để hỏng sản phẩm đầu tiên như bạn nói . Sản xuất khuôn mẫu là loại sản xuất đơn chiếc (vì thế mỗi bộ khuôn có giá hàng trăm ngàn USD),phôi ở công đoạn CNC đã qua mài mặt chuẩn để đạt tới "chính xác tuyệt đối"(0.001mm).Đã gá phôi lên gia công thì khi tháo ra , lượng dư bề mặt chỉ đủ để đánh bóng (trừ những góc cạnh...mà CNC không thể làm hết,phải đưa sang bên phóng điện làm nốt).Hơn nữa khi gia công không chỉ gia công 1 con dao mà khá nhiều dao, hoặc khi đang gia công xảy ra gãy dao, mòn dao...Chính vì vậy mà trong thực tế để đạt chính xác và năng suất thì người ta phải dùng một mặt chuẩn trung gian (tạm gọi ) để đối dao và xét chuẩn gia công (trừ trường hợp gia công thực tập vận hành máy CNC và chỉ dùng 1 con dao mà thôi).:16::1::1:
 
Last edited:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Từ khi đọc bài của cậu về Hồng hải, đi lang thang gặp bài cậu là tôi soi ác chiến hơn bài của mọi người.
túm lại là kiến thức công nghệ cao của cậu là có, nhưng chưa Uyên thâm.
Cần chiêm nghiệm câu chữ hơn nữa trước khi nói về kỹ thuật nhé .

Mình thấy ở công ty chuyên sản xuất khuôn mẫu chính xác của Foxconn ,chưa bao giờ dùng phương pháp" cắt thử " để hỏng sản phẩm đầu tiên như bạn nói . Sản xuất khuôn mẫu là loại sản xuất đơn chiếc (vì thế mỗi bộ khuôn có giá hàng trăm ngàn USD),phôi ở công đoạn CNC đã qua mài mặt chuẩn để đạt tới "chính xác tuyệt đối"(0.001mm).Đã gá phôi lên gia công thì khi tháo ra , lượng dư bề mặt chỉ đủ để đánh bóng (trừ những góc cạnh...mà CNC không thể làm hết,phải đưa sang bên phóng điện làm nốt).Hơn nữa khi gia công không chỉ gia công 1 con dao mà khá nhiều dao, hoặc khi đang gia công xảy ra gãy dao, mòn dao...Chính vì vậy mà trong thực tế để đạt chính xác và năng suất thì người ta phải dùng một mặt chuẩn trung gian (tạm gọi ) để đối dao và xét chuẩn gia công (trừ trường hợp gia công thực tập vận hành máy CNC và chỉ dùng 1 con dao mà thôi)
 
cám ơn bác doan, mình nói thêm một tí cái thường hay mắc phải khi vận hành CNC.
đối với máy tiện trước khi set dao phải đưa dao về home rồi trình tự theo bác doan. còn vấn đề này lưu ý khi set dao là phải hủy offset dao trước khi set dao.
ví dụ: mở chương trình nc để gia công nhưng khi dao tiến đến gốc gia công mà không đúng giá trị khai báo (ví dụ X30. Z2.mà dao tiến Z0 còn tiến nữa) thế là set dao sai. ta phải nhấn reset để tắt máy set lại dao. khi đó ta đưa dao về vị trí home nhưng dao hiện là T0101 lúc này trên màn hình POS hiện tọa độ vị trí X,Z là giá trị set dao mặc dù dao đang ở vị trí home lúc này ta xoay nút chọn chế độ ở vị trí MDI và hủy lệnh dao bằng cách nhập T0100; nhấp cycle start lúc này màn hình POS hiện tọa độ vị trí X,Z đều bằng 0. bắt đầu set dao lại.
Đối với máy phay tương đối đơn giản hơn: sau khi set dao ở cùng cao độ thì ta chọn ra 1 con để chọn gốc gia công. có điều lưu ý khi chọn dao để chọn gốc gia công phải đưa dao về vị trí home và kiểm tra xem trong offset seting giá trị của G54, G55, ... có đưa về không chưa, nếu chưa ta nhập 0 input các toạ độ x,y,z. bây giờ mới tiến hành chọn gốc tọa độ gia công ( phôi).
 
Top