trục lắp cứng với puli,tại sao vẫn dung ổ lăn?

  • Thread starter visaomayman10
  • Ngày mở chủ đề
V

visaomayman10

Author
xin các bác chỉ giáo. em đang làm đồ án cáp treo. thiết kế trục nối với puli (puli có đường kính 4.8m,khối lượng rất lớn, môment xoắn trên trục rất lớn). em đọc bản vẽ của dự án cáp treo Bà nà (đà Nẵng) thì trục được nối với puli bằng đai ốc cố định trục và puli (trục quay thì puli quay),nhưng em không hiểu tại sao người ta lại bỏ ổ lăn vào làm gì nữa.
xin hãy chỉ giùm!
http://www.mediafire.com/?sharekey=db6c40baef270cb190a82c7bb0fad7ade04e75f6e8ebb871
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
xin các bác chỉ giáo. em đang làm đồ án cáp treo. thiết kế trục nối với puli (puli có đường kính 4.8m,khối lượng rất lớn, môment xoắn trên trục rất lớn). em đọc bản vẽ của dự án cáp treo Bà nà (đà Nẵng) thì trục được nối với puli bằng đai ốc cố định trục và puli (trục quay thì puli quay),nhưng em không hiểu tại sao người ta lại bỏ ổ lăn vào làm gì nữa.
xin hãy chỉ giùm!
http://www.mediafire.com/?sharekey=db6c40baef270cb190a82c7bb0fad7ade04e75f6e8ebb871


Cậu xem lại, trục này và chi tiết puley lắp lồng không, dĩ nhiên là cần phải có các vòng bi để đảm bảo đồng tâm và quay trơn giữa hai chi tiết đó. Ngoài ra, kết cấu này quá dở, tóm lại là tớ chẳng hiểu mục đích của nó để làm gì, vì vô lý quá! Cậu hãy giải thích thêm.

Lưu ý: nên post trực tiếp hình ảnh lên chứ đừng bắt nhau phải tải về, giải nén để xem, lỡ ai không có các ứng dụng như của cậu thì botay.com à?
 
Last edited:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Nhìn bản vẽ gạch mặt cắt như vầy chả hiểu đâu là puli luôn:77:
Bác DCL hiểu được à? Chỉ giúp với..... thanks !
 
Bạn thử kiểm tra lại bản vẽ gốc xem thế nào chứ , tôi thấy có vài điểm không ổn:
thứ nhất: chỗ lắp giữa trục và lắp phía trên của buly ( phần đường kính 220 đó) là lắp chặt hay lắp lỏng (dung sai thế nào). Nếu là lắp chặt thì chỗ đó sẽ là nơi truyền mômen từ trục sang buly phần ổ lăn làm nhiệm vụ định tâm. nhưng như thế thì mối ghép này sẽ khó làm tròn nhiệm vụ truyền momen (yếu) rất khó trong gia công, lắp giáp và cả việc bảo dưỡng sau này.... Nếu là lắp lỏng thì trục quay lồng không với buly thì ổ lăn làm nhiệm vụ định, tâm thế thì cần gì phần trục đường kính 220 nữa cho rắc rối...
Thứ hai: phần ống bao ngoài trục đường kính 250 đó nó to hơn trục và được chặn 2 đầu bằng 2 cái bích, giả sử khi trục quay lồng không với buly thì 2 cái bích này làm nhiệm vụ định vị ống bao với trục, thể thì những bích này sẽ không đủ tin cậy hay nói cách khác chúng phải được gia công rất chính xác kể cả những lỗ ta rô (khó lắm thực tế chắc tôi không làm như vậy, mà làm để làm gì nhỉ?). Còn nếu trục mà lắp chặt với bu ly (như trên đã nói) thì... vã mồ hôi ra mà gia công rồi lắp giáp hệ thống này.(chạy mất dép luôn đấy)
Vài câu nhận xét mong mọi người góp ý thêm. thank!!!
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Nhìn bản vẽ gạch mặt cắt như vầy chả hiểu đâu là puli luôn:77:
Bác DCL hiểu được à? Chỉ giúp với..... thanks !
Cậu phải thật kiên nhẫn thì mới hiểu (đoán) được ý đồ của thiết kế này. Cậu click vào góc trái dưới của hình minh họa để phóng to hết cỡ cho dễ thấy.

Tính từ tâm ra:

1. Trục. Dài không cần thiết, kết cấu ren phía dưới để bắt chặt vào chi tiết khác à? Như vậy có ưu điểm gì không và có chắc chắn không?

2. Ống lót, được lắp lỏng trên trục và định vị nhờ các bích ở hai đầu lắp với rãnh bậc của trục, vì thế mà có lẽ nó phải là bích 2 nửa (hình chữ C) để có thể tháo lắp. Kết cấu định vị này rõ ràng không hay và tại sao ống lót lại phải quá dài như vậy? Như thế vừa tốn vật liệu lại làm yếu kết cấu. Hơn nữa, thiếu kết cấu chống xoay ống lót.

3. Các vòng bi tự lựa (bi tang trống 2 hàng). Nếu với tư thế làm việc này thì tải trọng dọc trục là đáng kể, sao không có kết cấu bi chặn hoặc đỡ chặn?

4. Ngoài cùng là puley, cấu tạo gồm 1 ống thép hàn với 1 cái đĩa lớn và các gân chịu lực. Trong ống này có mấy cái ống lót để định vị các vòng bi, tại sao lại phải phức tạp thế?

5. Bên trên là 1 cụm gồm 3 mặt bích lắp với nhau, chưa rõ có chức năng gì, chẳng lẽ chỉ để chặn dầu mỡ và tránh bụi lọt vào các vòng bi?

Tóm lại, theo tớ thì kết cấu này có khá nhiều dấu hỏi!
 
2. Ống lót, được lắp lỏng trên trục và định vị nhờ các bích ở hai đầu lắp với rãnh bậc của trục, vì thế mà có lẽ nó phải là bích 2 nửa (hình chữ C) để có thể tháo lắp. Kết cấu định vị này rõ ràng không hay và tại sao ống lót lại phải quá dài như vậy? Như thế vừa tốn vật liệu lại làm yếu kết cấu. Hơn nữa, thiếu kết cấu chống xoay ống lót.
- Theo mình nghĩ ống lót và trục được lắp với nhau bằng then hoa

5. Bên trên là 1 cụm gồm 3 mặt bích lắp với nhau, chưa rõ có chức năng gì, chẳng lẽ chỉ để chặn dầu mỡ và tránh bụi lọt vào các vòng bi?
- Cụm 3 mặt bích này chính là bộ hỗ trợ lực từ trục qua buli
còn vòng bi chính là cơ cấu chống phá hỏng của 2 chi tiết khi bị quá tải thì lục đó chúng mới quay với nhau.
đó chỉ là ý kiến của mình không biết các bác nghĩ thế nào!
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Cậu phải thật kiên nhẫn thì mới hiểu (đoán) được ý đồ của thiết kế này. Cậu click vào góc trái dưới của hình minh họa để phóng to hết cỡ cho dễ thấy.


4. Ngoài cùng là puley, cấu tạo gồm 1 ống thép hàn với 1 cái đĩa lớn và các gân chịu lực. Trong ống này có mấy cái ống lót để định vị các vòng bi, tại sao lại phải phức tạp thế?


Tóm lại, theo tớ thì kết cấu này có khá nhiều dấu hỏi!
Đây đây, quan trọng là ở chỗ này đây. Bác đoán tài ghê, kí hiệu mối hàn không đưa vào mà bác vẫn hiểu mới phục bác chứ.
Thêm nữa, cái vòng chặn vòng bi phía trên làm thế nào để xỏ qua cái trục nhỉ:45:
Kết cấu thừa nhiều chi tiết quá -> lắp ráp phức tạp, tốn tiền (chắc phải làm nhiều thế để dự toán cao lên chăng?:24:) thậm chí không lắp nổi nếu theo đúng bản vẽ này. (điển hình là kết cấu 3 mặt bích phía trên, vừa lắp khít với nhau vừa lắp khít với trục -> cái nào làm chuẩn đây?) Để ý rằng mặt bích dưới cùng lắp với puli trước nhé.
Chủ topic mà dùng cái này làm đồ án thì các thầy tha hồ tùng xẻo, chắc bảo vệ cả ngày hỏi cũng không hết câu hỏi:35:
 
V

visaomayman10

Author
xin mọi người hãy chịu khó giúp đỡ. em đã xin được bản vẽ gốc của dự án này rồi, nhưng nó vẫn chứa ẩn rất nhiều điều,và vẫn chưa trả lời được câu hỏi trên. em sẽ chụp ảnh và ụp lên hy vọng mọi người tiếp tục giúp đỡ. em xin chú thích thêm là trục được nối với mặt bích trên bằng then hoa. còn phần chân trục được nối với đầu ra của hộp tốc độ qua then hoa. yêu cầu của cơ cấu là trục phải truyền môment xoắn cho puley. câu hỏi là tại sao lại dùng ổ lăn (ổ lăn đũa lồng cầu 2 dãy)?
 
Thêm nữa, cái vòng chặn vòng bi phía trên làm thế nào để xỏ qua cái trục nhỉ:45:
cái vòng chặn là vòng 2 nửa.
Kết cấu thừa nhiều chi tiết quá -> lắp ráp phức tạp, tốn tiền (chắc phải làm nhiều thế để dự toán cao lên chăng?:24:)
Nếu không làm vậy chẳng lẽ khi hỏng thì phải thay toàn bộ à??(ở đây chi tiết sẽ bị phà hỏng lúc quá tải hoặc có sự cố là mấy con bulong )
Mình thử bảo vệ tý nha!
 

TYA

Well-Known Member
Tôi không hiểu rõ về cáp treo , nhưng nói riêng bản thân cái đĩa lớn nhé (mà ai gọi là puli) :

- Làm thế nào mà nó to nặng thế (D=4800) mà "ngồi" yên trên cái trục được (cụ thể là đầu trục) ? Chẳng thấy điểm nào chịu tải dọc trục cho đĩa, ngoại trừ cái nắp bích ở đầu trục

ĐÓ LÀ CÂU HỎI TRỌNG TÂM
 
Tôi không hiểu rõ về cáp treo , nhưng nói riêng bản thân cái đĩa lớn nhé (mà ai gọi là puli) :

- Làm thế nào mà nó to nặng thế (D=4800) mà "ngồi" yên trên cái trục được (cụ thể là đầu trục) ? Chẳng thấy điểm nào chịu tải dọc trục cho đĩa, ngoại trừ cái nắp bích ở đầu trục

ĐÓ LÀ CÂU HỎI TRỌNG TÂM
Vì là cáp treo nên chỉ chịu lực hướng trục chứ không phải chịu lực dọc trục.
 
Với KT D=4800 thì chẳng ai lại thiết kế lắp như vậy cả
 
W

wai

Author
Mình nghĩ như sau:
- Puly của bạn lắp với trục yêu cầu độ đồng tâm cao, nếu sử dụng mối ghép then hoa định tâm theo đường kính ngoài thì không đảm bảo (định tâm theo đường kính trong thì khó chế tạo). Do vậy người ta đã sử dụng ổ bi đỡ lòng cầu, ổ này chịu lực hướng tâm tốt, có khả năng cho phép trục nghiêng đến 2 độ, ngoài ra còn chịu được 1 ít lực chiều trục...
- Mình thử mô tả hoạt động của nó như sau: Mômen xoắn truyền từ HGT qua mối ghép then hoa ở đầu trục, sau đó truyền đến bích ở đầu trục kia cũng bằng mối ghép then hoa, bích này cố định với may - ơ của puly, may -ơ puly lại ghép với vòng ngoài của ổ, vòng ngoài này quay theo puly.Tóm lại: HGT>>trục>>bích>>may-ơ puly>>vòng ngoài của ổ.

Đây có lẽ là hình cái puly của bạn:
 
V

visaomayman10

Author
Mình nghĩ như sau:
- Puly của bạn lắp với trục yêu cầu độ đồng tâm cao, nếu sử dụng mối ghép then hoa định tâm theo đường kính ngoài thì không đảm bảo (định tâm theo đường kính trong thì khó chế tạo). Do vậy người ta đã sử dụng ổ bi đỡ lòng cầu, ổ này chịu lực hướng tâm tốt, có khả năng cho phép trục nghiêng đến 2 độ, ngoài ra còn chịu được 1 ít lực chiều trục...
- Mình thử mô tả hoạt động của nó như sau: Mômen xoắn truyền từ HGT qua mối ghép then hoa ở đầu trục, sau đó truyền đến bích ở đầu trục kia cũng bằng mối ghép then hoa, bích này cố định với may - ơ của puly, may -ơ puly lại ghép với vòng ngoài của ổ, vòng ngoài này quay theo puly.Tóm lại: HGT>>trục>>bích>>may-ơ puly>>vòng ngoài của ổ.

Đây có lẽ là hình cái puly của bạn:
mình cũng đồng ý là moment xoắn được truyền như bạn wai nói. điều đặc biệt là puly có môment xoắn rất lớn, lực hướng tâm rất lớn (do tải trọng,lực căng cáp),lực dọc trục thì do khối lượng bản thân puli. chi tiết yêu cầu rất cao về độ chính xác, đặc biệt là đồng tâm rất cao ở mối ghép mayor với trục. có lẽ sự suy luận của bạn Wai đã đúng: ổ lăn ở đây dùng để đảm bảo độ đồng tâm cho puli. xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đã giúp đỡ. chân thành cảm ơn!
 
R

rustbolt

Author
mình cũng đồng ý là moment xoắn được truyền như bạn wai nói. điều đặc biệt là puly có môment xoắn rất lớn, lực hướng tâm rất lớn (do tải trọng,lực căng cáp),lực dọc trục thì do khối lượng bản thân puli. chi tiết yêu cầu rất cao về độ chính xác, đặc biệt là đồng tâm rất cao ở mối ghép mayor với trục. có lẽ sự suy luận của bạn Wai đã đúng: ổ lăn ở đây dùng để đảm bảo độ đồng tâm cho puli. xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đã giúp đỡ. chân thành cảm ơn!

Để bảo đảm đồng tâm cho puly có rất nhiều cách khác nhau, không phải lằng nhằng như vậy!
Điều quan trọng nhất của kết cấu này là sự phân chia tải trọng lên các chi tiết.
- Vỏ ngoài: chịu toàn bộ momen uốn do lực căng cáp gây ra
- Trục trong: chỉ chịu đơn thuần momen xoắn
Kết quả: kích thước chung của kết cấu nhỏ gọn hơn, rẻ tiền hơn và hợp lý hơn. Mặt khác, độ an toàn cũng cao hơn vì giả sử cái trục trung tâm có gãy làm đôi thì cả bộ puly vẫn nằm treo lồng không trên cái vỏ ngoài mà không bị... rơi xuống đất!

Đây là dạng kết cấu khá điển hình của các bán trục cầu sau ô tô. Các bạn tham khảo 2 hình sau:

Hình bên trái là kiểu cổ điển, dân thợ máy gọi nôm na là "láp gánh". Trục vừa chịu xoắn vừa chịu uốn rất lớn, nguy cơ bị "gãy láp" rất cao, và nếu gãy thì cả cái bánh xe bay ra ngoài (bánh đi xe ở lại), cực kỳ nguy hiểm. Loại này hiện nay hầu như rất ít dùng.

Hình bên phải có kết cấu theo kiểu cái puly cáp treo của bạn, dân thợ máy gọi là "láp rút". Momen uốn vỏ cầu chịu, trục láp chỉ truyền momen xoắn. Nếu có gãy láp thì xe không chạy được nữa nhưng cái bánh vẫn còn ở lại với xe!
 
Last edited by a moderator:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Mình nghĩ giải thích theo rustbolt là hợp lý, không liên quan nhiều đến độ đồng tâm mà liên quan đến phân bố tải trọng.
Cùng một chức năng như nhau xem hình bên phải của rustbolt post lên thì có thể so sánh được những chi tiết thừa và tính hợp lý của kết cấu .
 
Kiểu này theo mình nghĩ có cái hợp lý của nó:
- Puly quá lớn, khối lượng lớn
- Trục lớn, khối lượng lớn
và theo thiết kế trên, ở đây mình chỉ nói về ổ lăn: lựa chọn ở đây là ổ tang trống tự lựa 2 dãy, theo kết cấu của loại ổ này thì 2 dãy con lăn có chung 1 rảnh lăn cầu trên vòng ngoài và 2 rảnh lăn riêng biệt trên vòng trong tạo một góc nghiêng so với trục ổ lăn => ổ có khả năng tự lựa, tự điều chỉnh khi bị lệch tâm trục so với ổ đỡ và khi bị võng hoặc cong trục, ngoài ra ổ này có khả năng chịu tải hướng tâm lớn và còn có khả năng chịu tải dọc trục cả hai chiều. Vì vậy, để khắc phục các tình trạng trên nên người thiết kế phải thêm ổ lăn loại tang trống tự lựa 2 dãy này vào.
 
Mình nghĩ như sau:
- Puly của bạn lắp với trục yêu cầu độ đồng tâm cao, nếu sử dụng mối ghép then hoa định tâm theo đường kính ngoài thì không đảm bảo (định tâm theo đường kính trong thì khó chế tạo). Do vậy người ta đã sử dụng ổ bi đỡ lòng cầu, ổ này chịu lực hướng tâm tốt, có khả năng cho phép trục nghiêng đến 2 độ, ngoài ra còn chịu được 1 ít lực chiều trục...
- Mình thử mô tả hoạt động của nó như sau: Mômen xoắn truyền từ HGT qua mối ghép then hoa ở đầu trục, sau đó truyền đến bích ở đầu trục kia cũng bằng mối ghép then hoa, bích này cố định với may - ơ của puly, may -ơ puly lại ghép với vòng ngoài của ổ, vòng ngoài này quay theo puly.Tóm lại: HGT>>trục>>bích>>may-ơ puly>>vòng ngoài của ổ.
]
Mình đồng ý với cách giải thích hoạt động của bạn wai, đây là mối ghép then hoa truyền mômen xoắn lớn và yêu cầu đạt độ đồng tâm cao. Định tâm theo đường kính ngoài vẫn đảm bảo nhưng khó chế tạo hơn định tâm theo đường kính trong chứ ?
Với hình của visaomayman10, theo mình hình màu tím ở phần đầu trục là ổ chặn (bạc đạn chà). Còn phần bạc lót nằm dưới cùng chặn vòng trong ổ bi lòng cầu 2 dãy sao có thể để bơ vơ như thế dc, nó rơi ra ngoài thì sao ?
Liệu có cần phải làm 1 trục then hoa dài ngoằng như thế ko ? Chiều dài phần đầu trục then hoa ăn khớp với bích ko thể truyền đủ momen ? Nếu có thể phần then hoa dài ngoằng có thể thay = trục trơn ko ?Khi đó sẽ bỏ dc ống lót dài ngoằng, vòng trong ổ lăn tì lên phần trục trơn, vòng ngoài tì lên may-ơ của puly.

Một số ý kiến.
 
Top