Truyền động cho cánh quạt đồng trục

Author
Bạn người Ý, nickname là pultimo trên YouTube, hỏi tôi về truyền động này để áp dụng cho đồ chơi, rằng đã tìm trên Internet mà không thấy.

Dù biết cánh quạt đồng trục của máy bay trực thăng và cơ cấu điều khiển nó rất phức tạp, tôi cũng thử sáng tác ra các kiểu sau. Yêu cầu của cơ cấu là:

1. Đồng trục, hai trục lồng vào nhau
2. Đồng tốc và quay ngược chiều nhau,
3. Bỏ qua cơ cấu điều khiển.

Mong mọi người cho ý kiến.


Hình 1a: 3 bánh răng nón là kiểu đơn giản nhất. Để truyền động được cân xứng có thể tăng số bánh răng trục ngang màu xanh ngọc thành 2, 3 hay 4.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=4mWe9EnW9hE

Hình 1b: 4 bánh răng trụ. Lưu ý là bánh răng màu hồng không ăn khớp với bánh răng màu xanh ngọc.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=tS_1ut4Bp0w

Hình 1c: 5 bánh răng trụ.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=c8ezdJ8Rdmc

Hình 1d: 4 bánh răng xoắn và 2 bánh răng trụ.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=QN500KQb0kw


Hình 2a: trục vít, 2 bánh vít, 2 bánh răng trụ. Cơ cấu này có ưu thế khi cần giảm tốc cho cánh quạt. Trục vít không chịu lực hướng kính.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=aC6qG0RHfO0

Hình 2b: 4 bánh răng trụ và 1 vành răng răng trong. Có thể không cần lắp vành răng trên ổ trục riêng, chỉ cần không chế di chuyển dọc trục. Về vành răng này xem bài:
http://www.meslab.org/mes/threads/28131-khop-truc-3-banh-rang

Có thể thay vành răng bằng xích, hai bánh răng ăn khớp với vành răng bằng hai đĩa xích nhưng khả năng tải kém đi.
Xem mô phỏng cơ cấu hình 2b:
http://www.youtube.com/watch?v=b-qCk11Nfic

Hình 2c: cơ cấu bình hành và 2 bánh răng trụ. Dùng 3 thanh truyền để khắc phục điểm chết của cơ cấu bình hành. Xem bài: Điểm chết trong truyền động cơ khí:
http://www.meslab.org/mes/threads/18359-[MEDIA=youtube]ie-chet[/MEDIA]-trong-truyen-dong-co-khi
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=_EBVoOqWhAg

Hình 2d: 2 trục vít đặc biệt và 2 bánh răng trụ. Bộ truyền trục vít đặc biệt này có tỷ số truyền 1/1, không đổi chiều quay. Về bộ truyền này xem bài:
http://www.meslab.org/mes/threads/27853-bo-truyen-2-truc-vit-la
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=eRH6-evj9VI
 
Author
Xin bổ sung hai kiểu dùng bộ truyền hành tinh:



Hình trái trên:
Bánh răng xanh ngọc cố định, có 30 răng.
Bánh răng hồng 30 răng và bánh răng vàng 40 răng ghép cố định với nhau và quay trên ngỗng trục của tay quay xanh.
Bánh răng màu cam có 20 răng.
Tay quay xanh và bánh răng màu cam quay cùng tốc độ nhưng ngược chiều nhau.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/kRksNKMhkwc

Một cuốn sách Nga có hình vẽ bộ truyền tương tự, chỉ thêm hai bánh răng Z1, Z2 (hình phải), cho biết đã dùng loại này truyền động cho hai cánh quạt máy bay, quay ngược chiều nhau. Tuy nhiên theo hình này, thấy khó mà bố trí được bánh răng cố định Z3 vì nó bị cần B quay xung quanh.

Hình trái dưới:
Bánh răng trong màu xanh ngọc cố định, có 100 răng.
Tay quay màu xanh mang hai bánh răng hồng mỗi bánh có 20 răng.
Bánh răng màu cam có 50 răng.
Tay quay xanh và bánh răng màu cam quay cùng tốc độ nhưng ngược chiều nhau.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/0ud5o1eIFM4

[video=youtube_share;0ud5o1eIFM4]http://youtu.be/0ud5o1eIFM4[/video]
 
Top