Truyền động cho hai trục song song

Author
Trong thiết kế máy hay gặp trường hợp phải truyền động cho hai trục công tác song song, quay ngược chiều nhau, có yêu cầu điều chỉnh khoảng cách trục. Ví dụ: trục máy cán, máy lốc, máy cắt tôn, bộ phận đưa phôi băng hoặc phôi dây... Có các cách truyền động sau:

1. Dùng bộ truyền bánh răng trụ
1a. Dùng 2 bánh răng (hình 1a)
Trục dưới chủ động, truyền lên trục trên bằng bộ truyền bánh răng. Cách này đơn giản nhất. Nhược điểm là chiều cao ăn khớp của răng giảm khi điều chỉnh tăng khoảng cách trục. Khắc phục phần nào bằng cách dùng bánh răng có mô đun lớn. Ví dụ dễ thấy là máy ép mía vỉa hè.



1b. Dùng 4 bánh răng (hình 1b)
Khi điều chỉnh, bánh răng 2 di chuyển tiếp tuyến so với bánh răng 4 để tăng khoảng cách trục với bánh răng 1. Nếu khoảng điều chỉnh nhỏ thì chiều cao ăn khớp của răng giảm không đáng kể. Kiểu này thấy ở máy cắt nhôm tấm của Trung Quốc tại nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà, Hà Nội trước đây.

Nếu không muốn bị giảm chiều cao ăn khớp của răng thì thêm hai đòn 5 và 6 như hình 1c tạo thành cơ cấu tay quay thanh truyền (tay quay 5, thanh truyền 6 và con trượt 7). Trục bánh răng 4 đồng thời là trục bản lề của tay quay 5 và thanh truyền 6. Con trượt 7 mang ổ của bánh răng 2 có thể di trượt một khoảng lớn mà chiều cao ăn khớp của răng không giảm.
Xem mô phỏng trong Inventor 2008:
[video=youtube_share;NDVIdHVL0B4]http://youtu.be/NDVIdHVL0B4[/video]


2. Dùng bộ truyền bánh răng nón (hình 2)
Trục chủ động truyền đến hai trục công tác bằng hai cặp bánh răng nón. Khi điều chỉnh khoảng cách trục của hai trục công tác, bánh răng nón A di trượt trên trục chủ động. Để hai trục công tác quay ngược chiều nhau thì hai bánh răng trên trục chủ động phải được bố trí quay mặt hoặc quay lưng vào nhau như hình vẽ.


3. Dùng bộ truyền trục vít bánh vít (hình 3)
Trục chủ động truyền đến hai trục công tác bằng hai cặp trục vít bánh vít. Khi điều chỉnh khoảng cách trục giữa hai trục công tác, bánh vít B lăn trên trục vít. Để hai trục công tác quay ngược chiều nhau thì hướng xoắn của hai trục vít phải ngược nhau. Xem thêm:
http://meslab.org/mes/showthread.php?t=16541

4. Dùng khớp Cardan kép (hình 4)

Kiểu này phải có hộp bánh răng phân phối P. Từ đó nối với hai trục công tác bằng hai khớp Cardan kép. Kiểu này được dùng rất phổ biến trong máy cán, máy lốc..., nơi có nhiều cặp trục công tác bố trí nối tiếp nhau, nhờ khả năng tải của khớp Cac đăng rất tốt. Nhược điểm của cách này là làm tăng kích thước chiều trục. Có thể khắc phục phần nào nếu dùng các loại khớp đồng tốc thay cho khớp Cardan kép.
Xem thêm:
http://meslab.org/mes/showthread.php?t=14965

5. Dùng bộ truyền xích
Bộ truyền xích lắp theo kiểu thông thường làm hai trục công tác 1 và 2 quay cùng chiều và phải thêm bộ căng xích. Nếu buộc phải dùng bộ truyền xích thì vẫn có cách bố trí như hình 5. Để hai trục quay ngược chiều phải thêm đĩa xích 3 và 4, một trong số đó có ổ di chuyển được để căng xích. Cồng kềnh và không thực tế, nêu ra cho hết nhẽ thôi.

Chắc còn nhiều kiểu khác nữa, xin mời bổ sung vào đây cho đủ bộ.

► Cũng có trường hợp cần hai trục quay cùng chiều như trong máy cán ren, cùng tốc độ (cán hướng kính) hay khác tốc độ (cán tiếp tuyến). Lúc đó có thể dùng bộ truyền bánh răng nón, bộ truyền trục vít bánh vít, khớp Cardan kép hay bộ truyền xích tương tự trên.

Nếu dùng bánh răng trụ thì giữa hai bánh răng của trục công tác phải chèn bánh răng thứ 3 và để ăn khớp tốt thì nên:
  • Dùng rãnh trượt điều chỉnh có tâm cong của rãnh cùng tâm với bánh răng 3 như hình 6, để khi điều chỉnh khoảng cách trục giữa 1 và 2, bánh răng 2 lăn trên bánh răng 3.
  • Hay dùng cách tương tự hình 1c ở trên, khi đó trục công tác chủ động là trục 3, trục công tác kia là trục 2 và bánh răng chèn là bánh răng 4. Kiểu này thấy ở máy cán ren hướng kính của Nga 5933.
 
Last edited:
Ðề: Truyền động cho hai trục song song

anh ơi. anh có tài liệu gì liên quan đến các kiểu ép trục mà anh đã nói ở trên không gửi giùm em qua email galuomlat@gmail.com cho em với,e đang tìm hiểu về máy ép trục mà có ít tài liệu quá.nếu mà anh không có ebook thì gửi cho e tên của tài liệu cũng được.e cảm ơn a trước:1:
 
Author
Ðề: Truyền động cho hai trục song song

Xin giới thiệu một cách dùng bộ truyền xích để truyền động giữa hai trục song song, khoảng cách trục điều chỉnh được.



Dịch:

Thay đổi khoảng cách trục không ảnh hưởng tỷ số truyền.

Tăng khoảng cách giữa trục lăn và trục dao làm chiều dài xích thay đổi từ F đến E.
Vì bánh xích lồng không di chuyển cùng bánh xích của trục lăn nên chiều dài G chuyển thành H. Sự thay đổi chiều dài xích về trị số là gần như nhau nhưng ngược chiều. Hiệu chiều dài xích E – F xấp xỉ G – H. Có sự sai khác là vì xích không chạy song song. Đặt lệch bánh xích để tránh chạm nhau. Độ chùng xích là rất nhỏ, không ảnh hưởng đến truyền động vì nó tỷ lệ với sự biến đổi cosin của góc bé (2 độ đến 5 độ). Với xích 72 in sự sai khác là 0,020 in.

Bàn thêm:
Cách này đã nêu trong bài viết trước đây (hình 5) mà không nghĩ là nó được dùng trong thực tế như thế này. Trong cơ cấu trên hình thậm chí không cần dùng bộ phận tăng xích.
 
Author
Ðề: Truyền động cho hai trục song song

Xin bổ sung hai cơ cấu dùng bánh răng mặt đầu để truyền động cho hai trục song song. Nhờ đặc tính của bánh răng mặt đầu là bánh răng trụ có thể di chuyển dọc trục mà không ảnh hưởng đến chất lượng ăn khớp nên việc điều chỉnh khoảng cách trục giữa hai trục song song trở nên rất dễ dàng.

Hình 1: Truyền động cho hai trục quay ngược chiều nhau. Vận tốc hai trục có thể khác nhau nếu số răng của hai bánh răng mặt đầu khác nhau. Xem mô phỏng:
http://meslab.tv/2012/12/truyen-dong-cho-hai-truc-song-song/

Hình 2: Như cơ cấu hình 3a nhưng hai trục quay cùng chiều. Xem mô phỏng:
http://meslab.tv/2012/12/truyen-dong-cho-hai-truc-song-song-2/

Về bánh răng mặt đầu xem bài:
http://www.meslab.org/mes/threads/34311-Bo-truyen-banh-rang-mat-dau.html?p=172928#post172928
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Truyền động cho hai trục song song

Bổ sung:

A. Một số video mô phỏng các cơ cấu có sơ đồ đã nêu ở bài đầu:
Hình1b’ ứng với sơ đồ 1b:
http://youtu.be/odUVzfuy9Qc

Hình 2’ ứng với sơ đồ 2:
http://youtu.be/dMdbhUycRn0

Hình 4’ ứng với sơ đồ 4:
http://youtu.be/LLndwZXh50s

Hình 6’ ứng với sơ đồ 6:
http://youtu.be/_Iay6sqmheU

B. Hai cơ cấu dùng bánh răng chốt và trục vít để truyền động cho hai trục song song.

Hình B1: Hai trục quay ngược chiều nhau nếu ren của hai đoạn trục vít ngược chiều nhau. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/EGZBvA8ueuk

Hình B2: Hai trục quay ngược chiều nhau. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/VOIqqDi7Ux0
 
R

ruacon2112

Ðề: Truyền động cho hai trục song song

bác dùng phần mềm gì để mô phỏng vậy?
 
Top