Tỷ lệ phế phẩm trong ngành đúc

Author
Chào các anh em
Mình làm trong ngành đúc cũng ngót 10năm rồi nhưng ko để ý
anh em nào biêt cho hỏi tỷ lệ phế phẩm khi đúc Thép và Gang trong khuôn cát là bao nhiêu (Theo tài liệu nào)
Xin chân thành cảm ơn!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Tỷ lệ phế phẩm trong ngành đúc

Chào các anh em
Mình làm trong ngành đúc cũng ngót 10năm rồi nhưng ko để ý
anh em nào biêt cho hỏi tỷ lệ phế phẩm khi đúc Thép và Gang trong khuôn cát là bao nhiêu (Theo tài liệu nào)
Xin chân thành cảm ơn!
Không có tài liệu nào chính xác về vấn đề này được cả. Tỷ lệ hỏng (phế phẩm) được tính theo công thức: %hỏng = hỏng / (hỏng + được). Công thức này chỉ tính được cho 1 loại vật đúc cụ thể còn khi tính cho cả xưởng đúc thì lại không chính xác vì mỗi loại vật đúc tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật có tỷ lệ hỏng khác nhau, các xưởng khác nhau về trình độ công nghệ lại có các tỷ lệ hỏng càng khác nhau.

Bạn có thể tham khảo cách tính tỷ lệ hỏng như sau: hàng ngày ghi chép số lượng khuôn làm ra (và được rót khuôn), hôm sau ghi số phôi nhập kho, số phôi hỏng phân loại hỏng do các khâu gây ra (VD: khuôn, lò, cát, làm sạch...). Cuối mỗi tháng từng loại phôi cộng tồn đầu với số khuôn làm trong tháng trừ tồn cuối được số khuôn, căn cứ số nhập kho tính được tỷ lệ hỏng cho từng chi tiết. Quy đổi về tổng trọng lượng tính được tỷ lệ hỏng của xưởng. Thường hỏng tại xưởng đúc tính theo trọng lượng hàng gang khoảng 15%, thép 8% (thép còn có thể hàn sử lý nên tỷ lệ hỏng thấp), sau khi gia công cơ phát hiện thêm tỷ lệ hỏng do phôi là 3%.

Cách tính tỷ lệ hỏng theo trọng lượng cũng chưa thật chính xác vì có chi tiết <0.3 kg/cái, có chi tiết lại > 25 kg/cái thì hỏng hơn 80 chi tiết nhỏ mới bằng 1 chi tiết lớn.
 
Top