Ứng dụng mô hình Johnson-Cook trong xác định đường cong giới hạn gia công tại các nhiệt độ khác nhau

Đ

đam mê tri thức

Author
Kính chào các bác, các anh.
Em là sv năm cuối, vừa làm xong đề tài "Ứng dụng mô hình Johnson-Cook trong xác định đường cong FLCs tại các nhiệt độ khác nhau" bằng cách thực hiện các mô hình dập theo Nakajima test, có mong muốn viết báo.
Tuy nhiên sau khi phản biện, được thầy nhắc nhở: "mô hình J-C chỉ sử dụng trong trường hợp bài toán chịu tác động và nhiệt tự phát sinh", còn em thì gán nhiệt trực tiếp vào miếng phôi.
Trong quá trình tự mày mò tìm hiểu, không biết mình sai ở đâu cho nên em xin trình bày lên đây hi vọng mọi người có kinh nghiệm về vấn đề này giúp đỡ:

1629951665795.png

Em sử dụng mô hình dẻo J-C, đơn vị là mm. Tốc độ biến dạng phôi mong muốn là 2s-1 (Vì không hiểu rõ nên em cho Epsilon dot zero = 1000mm/s, tốcđộ chàyđi xuống là 2000mm/s. Chính vì thế 2000/1000= 2 như mong muốn):

1629949384505.png
Và để khảo sát tại thời điểm 250 độ C thì em gán nhiệt độ vào miếng phôi.


1629949767436.png
Sau đo tiến hành dập bằng 2 bước:
+ bước 1: cho Holder đi xuống kẹp chặt vào miếng phôi, Punch đứng yên
+ bước 2: cho Punch đi xuống với vận tốc 2000mm/s, Holder đứng yên.

Kết quả thu được:
1629952045148.png
1629950760246.png
Câu hỏi muốn nhờ mọi người giúp đỡ em:
- bài toán dập tốc độc cao (do tài nguyên máy có hạn - ko solve được bài toán có steptime Explicit lớn) nên em chọn mô hình JC, em có sai bản chất khi sử dụng mô hình này không ạ?
- em có nhập sai vật liệu?
- và bài báo không có thực nghiệm hay paper đi trước thì liệu có publish được không ạ?. Vì mô hình JC thông thường em thấy sử dụng cho các bài toán phá hủy như Metal cutting, hay bài toán đạn đạo. Chưa thấy ai dùng mô hình JC để xác định Forming Limit Curve cả.

Em xin chân thành cảm ơn các bác các anh, mọi người có kinh nghiệm đi trước.
 

Attachments

Last edited by a moderator:
Top