Vị trí đặt miệng phun

Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Khi thiết kế khuôn ép phun nhựa, cần chú ý các vấn đề sau:
1. Cần tính toán tối ưu theo các tiêu chuẩn: nhiệt độ nhựa tại thời điểm kết thúc điền đầy lòng khuôn phải trên nhiệt độ polyme hóa; nếu ép nhiều chi tiết, thì nhiệt đó phải bảo đảm đồng đều tại tác chi tiết; muốn điều chỉnh điều kiện nhiệt phải điều chỉnh dòng chảy bằng kích thước runner , cửa phun và tốc độ phun. Diều kiện nhiệt độ nhựa còn phụ thuộc bố trí đặt miệng phun của máy. Sau miệng phun là đậu và rãnh dẫn chính. Khuôn tại vùng này luôn có nhiệt độ cao và duy trì nhiệt độ cao đến gần cuối cùng. Để điều khiển chế độ nhiệt cần kéo dài chiều dài đường dẫn và phân bố số chi tiết cần ép phun...
2. Điều kiện áp lực khi ép phun và độ bền khuôn...
Để giải vấn đề này hãy sử dụng phần mềm MoldFlow một phần mềm thông dụng để mô phỏng và tối ưu thiết kế khuôn.
Nếu có khó khăn gì nữa xin trình bày cụ thể.
Chúc thành công
 
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Nhìn vào hình kết cấu khuôn của bạn,mình có mấy câu muốn hỏi nè:
-Tại sao bạn lại chọn kiểu khuôn SA mà không phải SC ->tấm đỡ phía dưới dùng làm gì,có cần thiết không?
-Phần Core Insert tại sao lại làm âm xuống bề mặt Core plate nhiều vậy?Nếu như thế thì phần Cavity Insert bố trí như thế nào?
+ Em chọn kiểu khuôn SA vì em đọc tài liệu thì bảo là khuôn có tấm đỡ sẽ bền hơn, ngoài ra em cũng chưa hiểu rõ khi nào thì chọn kiểu SA hay SC.... Anh có thể giải thích giùm em không ạ?
+ Phần Core Insert em đã chỉnh lại độ âm của nó so với bề mặt Core Plate (lúc sáng qua em chọn nhầm Reference points nên nó mới chìm sâu xuống như vậy)



Khi thiết kế khuôn ép phun nhựa, cần chú ý các vấn đề sau:
1. Cần tính toán tối ưu theo các tiêu chuẩn: nhiệt độ nhựa tại thời điểm kết thúc điền đầy lòng khuôn phải trên nhiệt độ polyme hóa; nếu ép nhiều chi tiết, thì nhiệt đó phải bảo đảm đồng đều tại tác chi tiết; muốn điều chỉnh điều kiện nhiệt phải điều chỉnh dòng chảy bằng kích thước runner , cửa phun và tốc độ phun. Diều kiện nhiệt độ nhựa còn phụ thuộc bố trí đặt miệng phun của máy. Sau miệng phun là đậu và rãnh dẫn chính. Khuôn tại vùng này luôn có nhiệt độ cao và duy trì nhiệt độ cao đến gần cuối cùng. Để điều khiển chế độ nhiệt cần kéo dài chiều dài đường dẫn và phân bố số chi tiết cần ép phun...
2. Điều kiện áp lực khi ép phun và độ bền khuôn...
Để giải vấn đề này hãy sử dụng phần mềm MoldFlow một phần mềm thông dụng để mô phỏng và tối ưu thiết kế khuôn.
Nếu có khó khăn gì nữa xin trình bày cụ thể.
Chúc thành công
Bản thân em đang mắc vào 1 mớ hỗn độn các câu hỏi mà không biết hỏi thế nào để nhận được câu trả lời thỏa đáng. Em sẽ cố gắng và chắt lọc những câu hỏi cần thiết nhất để nhờ các anh giải đáp giúp!

Em xin cảm ơn!
 
Last edited:
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Kích thước cục ghép như bạn chọn cũng tương đối ổn rồi nên minh không có ý kiến.
-Tuy nhiên kích thước ngang của Moldbase hơi lớn.Nên thu nhỏ lại 1 chút (nếu tiêu chuẩn có) còn không thì để vậy cũng được

-Thường ta chọn kiểu Moldbase SA khi kết cấu khuôn tương đối phức tạp,lúc này cần có tấm đỡ để tăng cứng vững và bố trí được thêm các cơ cấu khác
-Sau đây là ví dụ khuôn dùng cục ghép phần Core ghép từ phía dưới lên,do đó phải làm thêm tấm đỡ để bố trí hệ thống giải nhiệt cho tốt:



-Với khuôn của bạn thì có thể bố trí hệ thống giải nhiệt trên tấm đực (Core Plate),và tăng chiều dày lên để cứng vững là được rồi
 
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Với khuôn của bạn thì có thể bố trí hệ thống giải nhiệt trên tấm đực (Core Plate),và tăng chiều dày lên để cứng vững là được rồi
Hi! Cảm ơn anh the_rock nhiều! Nhờ anh giải đáp mà em hiểu được việc chọn Mold Base kiểu SA hay SC.
Em đã thiết kế hệ thông tản nhiệt trên tấm đực (Core Plate) như anh hướng dẫn:
- Ở đây, em muốn hỏi anh là:
+ Có cần thiết kế hệ thống làm mát cho tấm khuôn cái (Cavity Plate) không?
+ Với 3 đường ống dẫn dung dịch làm mát như vậy đã đủ làm nguội cho Core Plate chưa?
+ Nếu cần số đường ống tăng lên lớn hơn 3 thì chỉ làm mát cho tấm cái có được ko? vì tấm đực có nhiều chốt đẩy (Ejector Pins) xuyên qua nên chỉ đặt được 3 đường ống.

- Hôm qua em mới để ý thấy hệ thông kênh dẫn Runner không ổn:




Bình thường, toàn bộ phần Runner nằn trên phần khuôn đực, khi mở khuôn thì nhờ Cold Well mà nhựa ở phần cuống phun được rút khỏi bạc cuống phun, sau đó cần có 1 ty giật đuôi keo để lấy toàn bộ phần (Runner + Cuống phun) ra ngoài.
Nhưng trong trường hợp này, Runner nằm cả trong Core và Cavity nên khi mở khuôn thì Cavity sẽ "ngậm chặt" phần runner ---> Không lấy được phần nhựa thừa trên Runner và trong bạc cuống phun!!! Anh giúp em khắc phục với.

- Với các chốt đẩy đặt ở những vị trí mà hôm trước em đã hỏi anh, em thấy phần vai của chúng sát nhau quá, như vậy có ảnh hưởng gì ko ạ? Có cần làm vát 1 phần ở vai của các chốt này để chúng chống xoay ko ạ?

Em xin cảm ơn! Em mong sớm nhận được câu trả lời!
 
Last edited:
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Em nên sử dụng phần mềm MoldFlow để mô phỏng dòng chảy và nhiệt cho thiết kế của em.
Mô phỏng cho phép kiểm tra xem thiết kế của em có đúng không. Do khuôn phức tạp, rất nhiều yếu tố tác động, còn em mới xét có 1 và yếu tố, nên chưa thể nói đúng sai thế nào.
MoldFlow bán chợ , dễ cài và dễ dùng:
- Dựng mô hình (em đã làm)
- Định nghĩa vật liệu (em đã cho vật liệu nhựa);
- Chia lưới Mesh;
- đặt điều kiện biên (Nhiệt cho khuôn và nhiệt ban đầu cho nhựa); áp lực phun...
- Chạy bài toán
- Xuất kết quả: Nhiệt độ , Tốc độ dòng chảy; Vectơ dòng; nhiệt độ khuôn; ...
- Phân tích trường nhiệt, trường tốc độ... theo một số tiêu chí tối ưu công nghệ,...
- điều chỉnh kết cấu lòng khuôn ...
- Sau điều chỉnh chạy lại bước 3 trở đi, cho đến khi nào nhiệt độ đồng đều, tốc độ dòng nhựa đảm bảo đủ để nhiệt đều...
...

Em đã đi được một bước dài rồi, cố đi một đoạn nữa nhé.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Trong phần hỏi của anh hung19188 mà em hỏi cũng nhiều quá, mong các bậc tiền bối giúp đỡ tất cả các câu hỏi nhé. Cái này nằm cùng một chủ đề nên e cũng hỏi luôn cho tiện theo dõi:
- Trên một khuôn khi nào mình có thể lam 2 sản phẩm khác nhau được ?
- Trong máy phun nhựa, thông số cho biết một lần làm việc máy phun có thể phun một lượng nhựa bao nhiêu là thông số nào?
- Có thể tra tiêu chuẩn DIN về vật liệu ở đâu, em dùng EMX4.1 khi chọn các chi tiết khuôn, ở phần Materials là 1.1730,... (đại loại vậy) mà chẳng biết là gì, chi biết là tiêu chuẩn DIN thôi.
Thanks.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Hôm qua em mới để ý thấy hệ thông kênh dẫn Runner không ổn:





Bình thường, toàn bộ phần Runner nằn trên phần khuôn đực, khi mở khuôn thì nhờ Cold Well mà nhựa ở phần cuống phun được rút khỏi bạc cuống phun, sau đó cần có 1 ty giật đuôi keo để lấy toàn bộ phần (Runner + Cuống phun) ra ngoài.
Nhưng trong trường hợp này, Runner nằm cả trong Core và Cavity nên khi mở khuôn thì Cavity sẽ "ngậm chặt" phần runner ---> Không lấy được phần nhựa thừa trên Runner và trong bạc cuống phun!!! Anh giúp em khắc phục với.

- Mình cần 1 hay 3 vị trí đặt Cold Well?



- Với các chốt đẩy đặt ở những vị trí mà hôm trước em đã hỏi anh, em thấy phần vai của chúng sát nhau quá, như vậy có ảnh hưởng gì ko ạ? Có cần làm vát 1 phần ở vai của các chốt này để chúng chống xoay ko ạ?




Em xin cảm ơn! Em mong sớm nhận được câu trả lời!
Theo e thấy nếu anh muốn kênh nhựa bị đẩy ra, sao ko làm cho nó ty đẩy luôn cho chắc???
Còn về phần ty đẩy cho sản phẩm, sao a ko giảm bớt số lượng ty đẩy, bố trí hợp lý (chẳng hạn làm mộ cái ty lớn ở giữa thay cho 3 cái ty ở 2 cái hcn nhỏ) và làm cho kích thước nó lớn hơn vậy bảo đảm nó vững hơn, làm mát cũng dễ nữa.
Em góp ý vậy thôi, cung đang tìm hiểu mà, có gì tiền bối chỉ thêm nhé.
Thanks.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Đường nước em bố trí vậy là không hợp lý rồi:
+em cho khoan 3 lỗ thẳng từ tấm phôi xuyên qua cục ghép thế kia.Ở chỗ mặt lắp ghép giữa 2 chi tiết này nếu có độ hở,nước sẽ trào ra ngoài đó.Tốt nhất là đường nước bố trí từ dưới Core Plate rồi đi lên C
như trên hình


+Đường nước cần tập trung vào những phần tạo hình trên SP,và tránh làm gần phần Runner (phải đảm bảo nhiệt độ của nhựa trong Runner ở 1 mức độ nhất định để có thể cung cấp và điền đầy phần SP).Với mục tiêu như vậy thì anh nghĩ nên làm 2 đường nước chạy dọc theo tấm của SP là đủ,không cần đường chính giữa

-Về cách lấy đuôi keo khỏi phần Core thì có lẽ em nên đổi tên gọi "Ty giật đuôi keo" thành "Ty lói đuôi keo" thì sẽ hiểu ra vấn đề.Cây ty này được vát cạnh côn ngược 1 bên sẽ cho phần nhựa trên Runner tràn vào và giúp Runner dính lại bên phần Core,đồng thời nó cũng đóng vai trò là Ty lói hệ thống Runner ra khỏi khuôn chung với phần SP


-Phần vai các Ty lói sát nhau không sao hết.Nếu đường kính các Ty lói lớn và nằm trên bề mặt SP ở những vị trí có độ nhấp nhô cao thì phải chống xoay.Còn SP của em thí chắc không cần.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Trong phần hỏi của anh hung19188 mà em hỏi cũng nhiều quá, mong các bậc tiền bối giúp đỡ tất cả các câu hỏi nhé. Cái này nằm cùng một chủ đề nên e cũng hỏi luôn cho tiện theo dõi:
- Trên một khuôn khi nào mình có thể lam 2 sản phẩm khác nhau được ?
- Trong máy phun nhựa, thông số cho biết một lần làm việc máy phun có thể phun một lượng nhựa bao nhiêu là thông số nào?
- Có thể tra tiêu chuẩn DIN về vật liệu ở đâu, em dùng EMX4.1 khi chọn các chi tiết khuôn, ở phần Materials là 1.1730,... (đại loại vậy) mà chẳng biết là gì, chi biết là tiêu chuẩn DIN thôi.
Thanks.
-Ta bố trí 2 SP khác nhau trên 1 khuôn khi chúng có hình dạng hình học tương tự nhau,không có khác biệt quá lớn (Ví dụ như 1 SP cao vài mm trong khi SP kia cao vài chục mm,hoặc SP này chỉ cần 2 nửa khuôn là đủ trong khi SP kia phải dùng thêm các cơ cấu cam trượt,Lói xiên...)
-Thường thì với số lượng SP cần SX ít mới làm như vậy để tiết kiệm khuôn.Chứ đa số thì người ta chỉ làm 1 loại SP trên 1 khuôn,và bố trí số lượng SP là nhiều nhất để tăng năng suất

-Muốn biết máy ép phun có thể phun 1 lượng nhựa tối đa là bao nhiêu thì chỉ còn cách tra Catalogue của từng loại máy.Nhưng thường khi chọn máy ép phun thì ta chỉ nên quan tâm đến lực kềm khuôn.SP càng lớn thì lực kềm khuôn cũng phải lớn theo để thắng được áp lực của nhựa trong lòng khuôn.Và thể tích phun lớn nhất của máy bao giờ cũng được tính dư so với yếu tố trên.Vì vậy người ta hay nói máy ép bao nhiều Tấn là nói đến lực kềm khuôn đó.

-Mình có cuốn sổ tay các loại vật liệu làm khuôn,trong đó có nói sơ về 1 số tiêu chuẩn của các loại thép tương đương nhau.Nhưng phần nói riêng về tiêu chuẩn DIN thì lại không có.Mong các cao thủ khác giúp đỡ thêm
 
Last edited:
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Về cách lấy đuôi keo khỏi phần Core thì có lẽ em nên đổi tên gọi "Ty giật đuôi keo" thành "Ty lói đuôi keo" thì sẽ hiểu ra vấn đề.Cây ty này được vát cạnh côn ngược 1 bên sẽ cho phần nhựa trên Runner tràn vào và giúp Runner dính lại bên phần Core,đồng thời nó cũng đóng vai trò là Ty lói hệ thống Runner ra khỏi khuôn chung với phần SP
- Em đã hiểu việc thiết kế kiểu đường làm mát như anh the_rock hướng dẫn, em đang tìm vị trí thích hợp để đặt các đường ống đó.

- Cách dùng ty lói hệ thống runner (như hình trên) thì em cũng hiểu, nhưng xin anh the_rock xem lại hình này:



tiết diện của Runner là dạng hình thang hiệu chỉnh (U Shape):



nếu runner chỉ nằm trên phần Core thì phần côn ngược của ty lói sẽ giữ mà nó lại trên phần Core sau đó ty lói đẩy hệ thống runner ra ngoài cùng với sản phẩm.

Nhưng trường hợp này, hệ thống Runner nằm trên cả Core và Cavity và có 1 phần Runner bị Cavity ngậm chặt ----------> phần côn ngược của ty lói có "không đủ sức" kéo được Runner ra khỏi Cavity vì tiết diện của Runner là hình thang.---> anh giúp em cách giải quyết với???

Bấy nhiêu đó là suy nghĩ của em, mong anh giúp đỡ!

Thanks a lot!
 
Last edited:
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Hình như anh the_rock không hiểu ý mà em muốn nói.

Hình này sẽ cho anh thấy Runner nằm ở cả Core Isert và Cavity:





nguyên nhân:

Đặt runner tại vị trí lồi+lõm của Core Insert



???
 
Last edited:
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

:59::59::59:
Vậy là phải chuyển vị trí vị trí miệng phun (Gate) rồi. Em chuyển vào cạnh của sản phẩm có được không anh the_rock?
Em đang hoàn thiện phần kênh làm nguội (Cooling channels). Có gì thie em xin hỏi anh sau. OK:60:
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Mình không hiểu bạn nghĩ sao khi khuyên mọi người không nên thiết kế runner ngắn vì phần runner này có thể tái chế? Tiền chi phí cho việc tái chế nhựa thì bạn tính sao? Bạn đi làm mà cứ bảo sếp là không cần tiết kiệm vì đằng nào nhựa đó chẳng dùng lại thì sếp bạn có đuổi cổ bạn không?
Việc dùng runner dài ngoài việc mất áp thì còn làm cho nhựa vào lòng khuôn bị nguội(do quá trình chảy qua runner lâu đã truyền nhiệt ra khuôn) nên chất lượng mặt sản phản sẽ kém.
Coldslug well là phần ''kéo dài'' của runner tại những chỗ runner chuyển hướng, mục đích là để chứa phần nhựa đầu bị nguội do truyền nhiệt sang khuôn.
Mình nhất trí với những ý kiến của bạn. Tuy nhiên lần sau mình sẽ upload một số ảnh linh kiện dùng hệ thống side gate với hệ thống runner rất lớn so với sản phẩm.
Còn về phần rãnh thoát khí ( gas vent). Người ta chế tạo đơn giản lắm. Bạn cứ chế tạo khuôn như bình thường, sau đó trên phần parting surface, bạn dùng dao phay phay xuống một lượng khoảng 0.01-0,03 mm là okie. Vì trong quá trình phun, nếu khe hở nhỏ hơn hoặc bằng 0.03 thì không sinh ra bavia ( cái này còn phụ thuộc vào điều kiện đúc nữa).

Chỉ đối với những sản phẩm có phần thành cao thì việc thiết kế gasvent cho nó cần đặc biệt và đôi khi khó chế tạo. Mình sẽ lấy dẫn chứng cụ thể sau.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Mình nhất trí với những ý kiến của bạn. Tuy nhiên lần sau mình sẽ upload một số ảnh linh kiện dùng hệ thống side gate với hệ thống runner rất lớn so với sản phẩm.
Còn về phần rãnh thoát khí ( gas vent). Người ta chế tạo đơn giản lắm. Bạn cứ chế tạo khuôn như bình thường, sau đó trên phần parting surface, bạn dùng dao phay phay xuống một lượng khoảng 0.01-0,03 mm là okie. Vì trong quá trình phun, nếu khe hở nhỏ hơn hoặc bằng 0.03 thì không sinh ra bavia ( cái này còn phụ thuộc vào điều kiện đúc nữa).

Chỉ đối với những sản phẩm có phần thành cao thì việc thiết kế gasvent cho nó cần đặc biệt và đôi khi khó chế tạo. Mình sẽ lấy dẫn chứng cụ thể sau.
Anh ctm3k49 trình bày sớm sớm cho bọn em mở mang tầm mắt với nhé.
Đúng là thực tế, lý thuyết chưa chắc giống nhau. Vậy mới cần những kinh nghiệm của các anh ntn.
Anh nào có tiêu chuẩn DIN của thép, share cho tụi e với nhé.
 
Top