VÀI KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MÁY BẰNG SOLIDWORKS

D

dinhcdtbk

Không biết trên diễn đàn có bài viết nào về cách thiết kế dây đai không?
ai có bít thì cho em xin line với
 
P

Phương Thảo

MODEL DÂY ĐAI (BELT)


Ví dụ này chỉ mang tính chất minh hoạ, thực tế kích thước trong ví dụ này không đúng, mong các bạn thông cảm.

- Sketch biên dạng sau:



- Extrude 10mm, Thin = 1mm:



- Chọn mặt bên của khối trên để mở Sketch mới, dùng công cụ Offset Entities để offset biên dạng ngoài của xích vào trong 0.5mm, sau đó Click chuột phải vào đường này chọn Construction Geometry để biến thành đường tâm:



- Tiếp tục vẽ trên đường tâm trên nửa đường tròn R=1.46mm:



- Extrude (Up To Surface):



- Cũng trên mặt phẳng khối đó, mở Sketch mới, dùng công cụ Convert Entities để copy biên dạng vừa Offset ở trên. Exit Sketch.

[FONT=&quot]
[/FONT]

- Curve Driven Pattern:



- Chọn như hình:



-Kết quả:



Bạn cũng có thể model dây xích dạng hình thang:



Chúc các bạn thành công.
 
Last edited by a moderator:

worm

Well-Known Member
Moderator
@anh DCL, Phương Thảo: vậy làm thế nào để có thể làm cho cái dây đai trở nên mềm dẻo, có thể biến hình để lắp ráp (độ dài dây đai không đổi)? Hay là, với mỗi dạng lắp ráp lại phải vẽ lại một lần theo biên dạng cụ thể đó?
 
P

Phương Thảo

@anh DCL, Phương Thảo: vậy làm thế nào để có thể làm cho cái dây đai trở nên mềm dẻo, có thể biến hình để lắp ráp (độ dài dây đai không đổi)? Hay là, với mỗi dạng lắp ráp lại phải vẽ lại một lần theo biên dạng cụ thể đó?
@Bạn Worm! Bạn chỉ cần model 1 cái tượng trưng, sau đó bạn tạo Design Table dạng bảng tính Excel như trong bài viết "THIẾT KẾ VỚI BẢNG TÍNH EXCEL" của chú DCL ( http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3597 ) và lôi chúng ra mà dùng. Thực tế khi mô phỏng ít ai model dây xích làm gì, vì đã có sẳn Assembly Feature ->Belt/Chain trong SolidWorks, sau đây là hình ví dụ minh hoạ:



Bạn có thể xem chi tiết ở link sau:

http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3597&page=4

Câu hỏi của bạn rất hay, cảm ơn bạn rất nhiều.
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Vậy làm thế nào để có thể làm cho cái dây đai trở nên mềm dẻo, có thể biến hình để lắp ráp (độ dài dây đai không đổi)? Hay là, với mỗi dạng lắp ráp lại phải vẽ lại một lần theo biên dạng cụ thể đó?
Có hai cách làm điều này: dùng bảng thiết kế Design Table và dùng công thức Equation:

Design Table: Dùng bảng thiết kế tức là có sự hỗ trợ bằng Excel, đặc biệt hữu dụng trong những trường hợp kết hợp với những tham số thiết kế nằm ngoài mô hình, ví dụ như kết quả các kích thước liên quan đến các đặc tính vật lý và cường độ ngoại lực và các kết quả dẫn xuất từ những tham số đó. Những thông số này không thể hoặc không dễ đưa trực tiếp vào mô hình.

Equation: Trong trường hợp những tính toán trực tiếp chỉ liên quan đến các kích thước mô hình thì ta có thể dùng các công thức để điều khiển chúng cho đơn giản.

Theo như điều kiện ràng buộc của cậu là chiều dài dây đai không đổi, ta thấy các yếu tố để tính toán ở đây trực tiếp là từ các kích thước của mô hình, vậy nên dùng Equation (công thức) để điều khiển.

Đầu tiên, ta dựng phác thảo như sau:



[LEFT]Sketch này đã đủ các yếu tố xác định hình học, vậy nên nó có màu đen. Lưu ý rằng tâm hai pulley thẳng hàng theo chiều ngang, tất nhiên ta có thể không bắt buộc dóng như vậy, song khi đó cần có thêm toạ độ các pulley. Thực ra bản chất của bài toán là xác định khoảng cách trục 2 pulley này, nên ta cứ để chúng ngang hàng cho tiện. Một lưu ý nữa là chiều dài hai nhánh dây đai chạy bên ngoài các pulley luôn luôn bằng nhau, dù các puley này có thẳng hàng hay không. Nếu ta để nhánh trên dài 400mm thì nhánh dưới cũng dài đúng như vậy. Các bạn có thể cho rằng điều này là lý tưởng, chứ thực tế thì nhánh bị dẫn sẽ bị võng và dài hơn chút ít. Nếu quả là như vậy thì cũng OK, ta sẽ vẽ nó võng xuống và lấy thêm kích thước bán kính cong. Nhưng vì đây là ví dụ, ta cứ đơn giản hoá cốt để mô tả phương pháp, còn thực tế cần tính đến độ võng cũng rất đơn giản mà thôi.

Rồi ta tạo mô hình với các thiết lập tham khảo minh hoạ dưới:



[LEFT]Ta có kết quả là dây đai 3D, nhưng chưa có khả năng giữ nguyên chiều dài khi thay đổi đường kính các pulley. Để làm được điều này, ta Edit Sketch rồi lấy thêm các kích thước chiều dài cung tiếp xúc với đai và khoảng cách trục. Những kích thước lấy thêm, khi mô hình đã hoàn toàn được xác định, sẽ có màu xám và chỉ có giá trị tham khảo, chúng không điều khiển được mô hình.



[LEFT]Bây giờ ta sẽ ràng buộc các kích thước chiều dài dây đai, giả sử ta muốn chiều dài dây đai bằng 1600mm. Hiển nhiên ta có công thức chiều dài các cung áp pulley cộng 2 chiều dài nhánh đai thẳng bằng 1600. Ta lấy công cụ Equation từ trình đơn Tool ra:



[LEFT]Nhấn nút Add để tạo công thức. Hộp Add Equation mở ra, ta làm như sau:
[/LEFT]

1. Click kích thước 400, tên kích thước này tự nhảy vào hộp thoại.

2. Nhấn nút bằng "="trên hộp thoại (nếu chưa quen thì không nên nhấn nút trên bàn phím mà sai cú pháp!).

3. Nhấn nút mở ngoặc đơn "(" (cũng vẫn dùng nút trên hộp thoại).

4. Nhấn các nút tương ứng để có 1600.

5. Click dấu trừ "-".

6. Click kích thước chiều dài cung thứ nhất trên vùng đồ hoạ.

7. Click dấu trừ "-" lần nữa.

8. Click kích thước chiều dài cung thứ hai trên vùng đồ hoạ.

9. Nhấn nút đóng ngoặc đơn ")"

10. Nhấn nút chia "/".

11. Nhấn nút 2.

Bạn so sánh với minh hoạ dưới:



[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]

Nếu thấy tương tự như vậy là được (tên các kích thước của bạn có thể khác, do thứ thự lấy kích thước không giống như minh hoạ, nhưng không sao cả, miễn là bản chất của công thức phải đúng như trình bày bên trên).

Sau đó nhấn OK hai lần để đóng các hộp thoại lại. Bạn thấy như sau:



[LEFT]Lưu ý rằng các giá trị chiều dài nhánh đai và khoảng cách các trục bây giờ đã khác trước, do ràng buộc của công thức bắt chiều dài dây đai bằng 1600mm. Bạn cũng thấy rằng kích thước chiều dài nhánh đai thẳng có ký hiệu "sigma" đỏ, cho biết rằng nó bị điều khiển bởi công thức nêu trên. Vì thế nên mặc dù nó có màu đen (kích thước điều khiển) nhưng chính nó cũng bị điều khiển, bạn không thể tuỳ tiện thay đổi giá trị của nó được nữa. Thế là chỉ còn có đường kính các pulley có thể thay đổi được mà thôi.

Bây giờ, bạn thử thay đổi giá trị đường kính các pulley mà xem, sau khi Rebuilt, bạn sẽ thấy tất cả các kích thước còn lại đều thay đổi, kèm theo khoảng cách trục thay đổi, sao cho chiều dài dây đai vẫn luôn bằng 1600. Tất nhiên là nếu bạn gõ một giá trị đường kính quá lớn thì bài toán sẽ vô nghiệm!



[LEFT]Trình bày và diễn giải thì dài như vậy, nhưng làm rất nhanh chóng và đơn giản!

[/LEFT]
[/LEFT]
***​

Tôi có đọc đâu đó một định nghĩa về nghệ thuật như sau:

NGHỆ THUẬT = KỸ NĂNG + SÁNG TẠO​

Như vậy thì dù chúng ta là những người làm kỹ thuật, nhưng nếu ta có kỹ năng tốt và làm việc với tinh thần sáng tạo thì chúng ta chính là những nghệ sĩ và chuyên ngành của chúng ta chính là những bộ môn nghệ thuật.

Rất mong và tin chắc các bạn trẻ sẽ trang bị cho mình những kỹ năng tốt, say mê sáng tạo trong công việc để nâng cao hiệu quả công tác, thông qua đó càng yêu nghề và gắn bó với chuyên môn!
 
Last edited:
D

dinhcdtbk

cho em hỏi
mình thiết kế như vậy khi tạo bản vẽ lắp thì mình có mô phỏng được quá trình chuỷen động của dây đai không
không biết sw có làm được điều đó không
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
cho em hỏi
mình thiết kế như vậy khi tạo bản vẽ lắp thì mình có mô phỏng được quá trình chuỷen động của dây đai không
không biết sw có làm được điều đó không
Vậy thì theo bạn, làm sao phát hiện được dây đai có chuyển động hay không? Hay là ta khía vài vết đánh dấu trên dây đai để khi những vết khía đó di chuyển thì ta biết rằng dây đai đang chuyển động?

Bình thường thì ta chỉ cần gán tỷ số truyền và chiều chuyển động phù hợp cho các puley là xong, như làm với các bánh răng.
 
Last edited:
D

dinhcdtbk

ý em là trục thứ 1 quay thông qua bánh đai sẽ kéo trục thứ hai quay theo
không biết có thể mô phỏng quá trình nay hay không
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
SolidWorks là phần mềm thiết kế hình dạng hình học cho các khối rắn, với năng lực mạnh mẽ và phong phú. Để hỗ trợ cho các khảo sát chuyển động của các cơ cấu máy, SW còn có một số chức năng khác đi kèm, giúp giả lập một số chuyển động theo các bậc tự do còn lại của các chi tiết máy, bằng cách gán các động lực trực tiếp cho một vài chi tiết máy này, những chi tiết bị động khác sẽ chuyển động theo các ràng buộc đã ấn định. Đây là hướng áp dụng chủ yếu.

Ngoài ra, SW còn cho phép xây dựng các giả lập vật lý để mô phỏng chuyển động của các chi tiết máy không thường xuyên tiếp xúc nhau. Về mặt nguyên lý thì chức năng này rất nhiều quyền phép, nhưng thực tế rất khó áp dụng, đơn giản chỉ vì năng lực máy tính hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế. Vì thế mà nó thường chỉ được dùng để mô phỏng chuyển động để phát hiện các va chạm trong tổ hợp.

Trường hợp mô phỏng truyền động xích có thể áp dụng chức năng này về mặt lý thuyết, thực tế thì tôi chưa thử và cũng không tin rằng máy tính thực hiện được. Dây đai lại bị biến dạng trong quá trình hoạt động: uốn cong khi ôm các bánh đai và duỗi thẳng khi ở giữa các bánh đai. SW không mô phỏng được điều này, vì mục đích của nó là thiết kế khối rắn!

Nếu để tạo hoạt cảnh xem thử cho vui mắt, tôi khuyên bạn nên tìm một phần mềm kỹ xảo điện ảnh nào khác để thoả mãn ý nguyện. Nếu có một mục đích hoặc bài toán nào khác nghiêm túc hơn, bạn hãy nêu cụ thể bài toán ra đây, sẽ có người dành thời gian giúp bạn.
 
K

kiencon032003

Mình đang gặp vấn đề khi mô phỏng chuyển động truyền động bằng đai giữa 2 Pulley có trục vuông góc với nhau (Đòi hỏi dây đai phải xoắn 1 góc 90 khi lắp vào). Bác DCL hoặc bác nào có phương pháp giải quyết thì giúp mình nhé.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Mình đang gặp vấn đề khi mô phỏng chuyển động truyền động bằng đai giữa 2 Pulley có trục vuông góc với nhau (Đòi hỏi dây đai phải xoắn 1 góc 90 khi lắp vào). Bác DCL hoặc bác nào có phương pháp giải quyết thì giúp mình nhé.
Như bài bên trên tớ đã nêu rõ: SW không có khả năng mô phỏng động thái uốn cong rồi duỗi thẳng liên tiếp theo chu kỳ của dây đai. Cậu nên phân biệt điều này với một lệnh tương tự là Flex. Lệnh này nếu đã uốn thì mô hình bị biến dạng và giữ trạng thái đó mãi, trừ khi cậu chặn lệnh đó bằng tùy chọn Suppress hoặc dùng một lệnh gây biến dạng khác.

Việc mô phỏng chuyển động trong SW chủ yếu là để tạo video minh họa hoặc kiểm tra xung đột cơ học chứ không có tác dụng khảo sát động lực học. Muốn khảo sát, cậu phải dùng ứng dụng khác hoặc các
đi kèm như CosmosMotion.

Để mô phỏng sự hoạt động của truyền động đai thì cậu cứ gán tỷ số truyền cho chúng với chiều quay thích hợp, như bánh răng vậy. Dù rằng chúng cách xa nhau, chẳng kết nối gì với nhau, và có chiều trục nghiêng ngả lung tung thế nào cũng được, chúng vẫn tuân thủ những điều kiện mà cậu bắt chúng phải đáp ứng. Cậu vẫn có thể tạo dây đai để "làm vì" cho đẹp mắt. Thực ra, cậu làm sao biết được sợi dây đó có chạy hay không?


 
Last edited:
P

Phương Thảo

MODEL DÂY CÁP ( WIRE ROPE)

- Top->Sketch biên dạng sau:



- Exit Sketch.

-Top->Sketch đường tròn như hình sau:



- Insert-Curve->Helix/Spiral:



- Exit Sketch.

- Swept Boss/Base:



-Kết quả:




File .prt SolidWorks đính kèm:

Download

Chúc các bạn thành công.
 
P

Phương Thảo

TUTORIAL VỀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM TỪ PICTURES

Giả sử ta có ca nước như thế này:



Bạn chụp 2 bức ảnh ( LEFT và TOP) như sau:







Bạn làm gì sau khi đã vạch ra sự phân tích như 2 hình sau:







Thoạt nhiên ta nghĩ đến lệnh Surface Loft ngay, sản phẩm hoàn thành:





Chi tiết Tutorial bạn có thể DOWNLOAD HERE

Chúc các bạn thành công.

 
Tuyệt quá!!! Lâu lắm rồi mới thấy chị PhươngThảo lên
 
Last edited:
D

dinhcdtbk

Làm sao để vẽ sợi dây xích xe đạp
có ai giúp em với
 
D

dinhcdtbk

HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐAI THANG
XIN MỌI NGƯỜI CHO Ý KIẾN
 
D

dinhcdtbk

Mình đang tìm hiểu về cách chọn vật liệu trong solic work
ai biết rõ thì giúp mình với
 
Vạt liệu trong SW!

Mình đang tìm hiểu về cách chọn vật liệu trong solic work
ai biết rõ thì giúp mình với
chào bạn!
1) Nếu bạn chỉ cần gán màu vật liệu như hình dưới thì bạn chỉ cần vào Edit texture
và chọn màu vật liệu theo ý bạn là được.( Nên nhớ là trong đó không có đầy đủ hết tất cả các loại, các mác vật liệu)

2) Bây giờ đặt một tình huống là bạn dùng Cosmos
để tính bền cho một chi tiết trục, chi tiết đó làm bằng thép 40X chẳng hạn, ta biết rằng trong thư viện vật liệu lại không có mác vật liệu này. Mà khi tính bền ta bắt buộc phải gán được vật liệu 40x vào cho trục đó ( vật liệu gán vào để tính bền ta cần quan tâm một vài thông số là: khối lượng giêng, độ bền kéo, uốn,...vì thế ta cần phải tra được các thông số này). Trong thư viện vật liệu không có vật liệu này thì đương nhiên ta phải tạo ra thư viện giêng để sử dụng cho mục đích của mình.
Các bước làm như sau:
Đầu tiên ta kích đúp chuột phải vào ô đánh dấu màu đỏ hình ở dưới.

Khi đó sẽ xuất hiện một hộp thoại materials, và để ô creat/Edit materials sáng lên thì ta phải kích chọn bất kỳ một vật liệu nào đã có trong thư viện. Như hình dưới:

Tiếp tục ta kích đúp chuột phải vào ô creat/Edit materials thì xuất hiện bảng để ta bắt đầu tạo một vật liệu mới cho chi tiết.

Rồi ta kích chọn ô mà đã đánh dấu đỏ ở trên. khi đó sẽ xuất hiện một bảng báo là ta save dữ liệu vật liệu đó ở đâu( nên save vào bộ cài của nó trong ổ C)

Kích vào save.
Khi đó sẽ xuất hiện bảng như ở dưới, và điền vào các ô đánh dấu đỏ ở dưới.

Xong rồi thì tiếp tục kích chuột vào ô Visual properties để chọn màu cho vật liệu.

Xong rồi thì lại tiếp tục kich chuột vào ô Physical properties của hộp thoại.Để thiết lập các thông số của vật liệu như khối lượng giêng, độ bền kéo, uốn...(bước này rất quan trọng vì liên quan đến bản chất của vật liệu -> ảnh hưởng độ chính xác kết quả khi tính bền)

Để thay đổi các thông số thì kích đúp chuột phải vào các thông số đó.( Mình không nhớ các thông số đó nên điền không chính xác)

Xong rồi tiếp tục kích vào ô crosshatch để chọn gạch mặt cắt cho chi tiết ở bản vẽ 2d.
Rồi kích OK là xong.
Khí đó vật liệu 40x đã được tạo nhưng chưa gán vào cho chi tiết. Bây giờ ta đi gán vâtj liệu náy cho chi tiết trục, thì các bước thực hiện cũng giống bước đầu.
Chú ý để tìm được đến vật liệu mình vừa tạo thì ta phải kích vào vị trí đánh dấu đỏ như ảnh dưới:

rồi chọn thép 40X khi đó ta đã gán xong vật liệu 40X cho trục.
.
Để kiểm tra ta đã gán được vật liệu chưa thì ta băt s đầu đi tính bền.
Nếu mà trong hộp thoại Cosmos mà ô material đã được tích thì ta đã gán thành công.

Còn việc gán chưa thành công thì ô material chưa được tích.
.
Cách này cũng hơi dài và có chút phức tạp. Không biết có còn cách nào đơn giản hơn không?
 
Last edited:
Top