Van an toàn tác dụng tuỳ động

Author
Em phải thiết kế van an toàn tác dụng tuỳ động ( tính lò xo, lực đẩy van trượt(piston) khi nó làm việc), áp suất cho phép là 21 Mpa. Các bác có thể giúp em cách tính được không? Đồ án em cháy mất. Các bác bớt chút thời gian giúp em một tí. Cảm ơn các bác nhiều
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Cậu vẽ hình mô tả nguyên lý của van lên thì mọi người mới giúp được.

Van an toàn hoạt động trên nguyên tắc sau: Với áp suất bình chứa, ty van sẽ chịu một lực đẩy để mở van, lực đẩy này tính bằng giá trị áp suất nhân với tiết diện của ống tại vị trí ty van đóng kín (vì thế mà cậu phải vẽ ra thì mới biết được).

Ví dụ, áp suất trong bình là 21 mPa = 21 N/mm^2 và lỗ có đường kính 25 mm, diện tích bằng 491 mm^2. Vậy thì lực đẩy ty van bằng 21x491 = 10311 N (trên 1 tấn).

Nếu để cho van đóng kín thì ta phải có một lực bằng hoặc lớn hơn để giữ ty van, dùng lò xo hoặc đối trọng với cánh tay đòn (và vì thế, lại cần có bản vẽ). Khi áp suất tăng quá giá trị 21 mPa thì van an toàn sẽ tự mở do lực giữ đã nhỏ hơn áp lực mở van.
 
Author
Van an toàn tác dungj tuỳ động

Hình thế này bác ạh. Van bi 5 có tác dụng điều khiển. khi áp suất vượt quá mức cho phép thì van bi mở, cho một ít chất lỏng chảy về bình. lúc này, chất lỏng qua tiết lưu 6 sẽ bị tổn thất áp suất và tạo ra độ chên áp trước và sau tiết lưu. Do đó, van trượt 4 sẽ bị đẩy lên chất lỏng chảy từ p1 đến p3 về thùng chứa, lò xo 3 là lò xo yếu chỉ có tác dụng thắng lực ma sát giữa van trượt 4 và vỏ.


nếu hình không hiện lên thì đây là link của nó, bác nào post lên dùm em với, em không biết.

 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
Có vẻ tanmaihuy đã hiểu nguyên lý hoạt động rồi (pot hình lên là đủ, ai giúp huy tính bài này được thì họ sẽ tư duy được nguyên lý ra sao).

Vậy sao không tính đi ? Tớ nghĩ vấn đề này huy cần tự giải được để không cháy đồ án .

Chúc bảo vệ tốt !
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Hình thế này bác ạh. Van bi 5 có tác dụng điều khiển. khi áp suất vượt quá mức cho phép thì van bi mở, cho một ít chất lỏng chảy về bình. lúc này, chất lỏng qua tiết lưu 6 sẽ bị tổn thất áp suất và tạo ra độ chên áp trước và sau tiết lưu. Do đó, van trượt 4 sẽ bị đẩy lên chất lỏng chảy từ p1 đến p3 về thùng chứa, lò xo 3 là lò xo yếu chỉ có tác dụng thắng lực ma sát giữa van trượt 4 và vỏ.

nếu hình không hiện lên thì đây là link của nó, bác nào post lên dùm em với, em không biết.
Nếu lò so 3 là lò so yếu chỉ có tác dụng thắng lực ma sát thì van của bạn không thể gọi là van kép. Như nguyên lý hoạt động mà bạn mô tả thì không cần đến van bi làm gì cả, chất lỏng từ a lên c đẩy van trượt 4 lên trên thì sẽ thông từ a sang cửa xả (p3).
Theo tôi thì van bi có tác dụng như một van tinh chỉnh, nếu áp suất thay đổi ít (lớn hơn Pcho phép một chút) thì van bi sẽ hoạt động để cân bằng và không cần dùng đến van trượt, còn khi áp suất tăng lớn quá thì lúc đó áp suất mới đẩy van trượt đi lên và mở cửa xả (p3). Do đó lò so 3 không thể quá yếu, nếu yếu thì sẽ làm mất tác dụng "kép" của van.
Cách tính thì có lẽ phải chia ra làm 2, tính cho van trượt thì P(cho phép của van trượt) = P(chophép)+P(van bi max).
Công thức thì như bác DCL đã nói còn tổn thất qua tiết lưu thì bạn tham khảo trong sách Cơ học chất lỏng, tôi nhớ có công thức tính tổn thất dòng chảy qua các dạng đường ống và liên quan đến độ nhớt của chất lỏng.
 
Author
Em tính đi tính lại cả 3 tuần (3 lần) rồi mà Thầy bảo vẫn không đúng, thế nên em mới nhờ các bác trên diễn đàn chứ, em không phải là người dễ buông xuôi. Bí quá nên em nhờ các bác. Mong các bác giúp đỡ.
 
Author
Nếu lò so 3 là lò so yếu chỉ có tác dụng thắng lực ma sát thì van của bạn không thể gọi là van kép. Như nguyên lý hoạt động mà bạn mô tả thì không cần đến van bi làm gì cả, chất lỏng từ a lên c đẩy van trượt 4 lên trên thì sẽ thông từ a sang cửa xả (p3).
Theo tôi thì van bi có tác dụng như một van tinh chỉnh, nếu áp suất thay đổi ít (lớn hơn Pcho phép một chút) thì van bi sẽ hoạt động để cân bằng và không cần dùng đến van trượt, còn khi áp suất tăng lớn quá thì lúc đó áp suất mới đẩy van trượt đi lên và mở cửa xả (p3). Do đó lò so 3 không thể quá yếu, nếu yếu thì sẽ làm mất tác dụng "kép" của van.
Cách tính thì có lẽ phải chia ra làm 2, tính cho van trượt thì P(cho phép của van trượt) = P(chophép)+P(van bi max).
Công thức thì như bác DCL đã nói còn tổn thất qua tiết lưu thì bạn tham khảo trong sách Cơ học chất lỏng, tôi nhớ có công thức tính tổn thất dòng chảy qua các dạng đường ống và liên quan đến độ nhớt của chất lỏng.
Khi van chưa làm việc thì áp suất tại các buồng a, c, d , và e bằng nhau ( trong sách viết thế). khi van bi mở chất lỏng chảy từ a đến d qua tiết lưu 6 rồi qua van bi về thùng, khi qua van tiết lưu thì áp suất bị tổn thất nên áp suất trong buồng e sẽ giảm so với buồng a và d, lực tạo ra do chênh áp sẽ đẩy van trượt đi lên cho chất lỏng chảy từ p1 đến p3.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Khi van chưa làm việc thì áp suất tại các buồng a, c, d , và e bằng nhau ( trong sách viết thế). khi van bi mở chất lỏng chảy từ a đến d qua tiết lưu 6 rồi qua van bi về thùng, khi qua van tiết lưu thì áp suất bị tổn thất nên áp suất trong buồng e sẽ giảm so với buồng a và d, lực tạo ra do chênh áp sẽ đẩy van trượt đi lên cho chất lỏng chảy từ p1 đến p3.
1/ Khi van chưa làm việc thì áp suất các buồng a,c,d,e là bằng nhau.
Điều này hiển nhiên vì chúng nó thông nhau.
2/Do tổn thất áp suất nên chênh áp:Tôi nghĩ rằng giải thích như vậy là chưa hợp lý vì với lưu lượng chất lỏng chảy qua van bi không lớn nên vận tốc dòng chảy qua tiết lưu là nhỏ nên tổn thất là không đáng kể, sự chênh áp ở đây là do van bi mở, áp suất giảm dần về áp suất bên ngoài môi trường.

Ví dụ: Van của bạn bịt đường ống tiết lưu lại và bỏ van bi đi thì khi đó buồng e và b có áp suất bằng áp suất môi trường, khi đó áp lực chất lỏng trong buồng c đẩy van trượt lên trên, vẫn làm việc như bình thường mà chẳng có sự tổn thất nào qua tiết lưu.

Sách giáo khoa nói thế -> Câu trả lời của bạn chứng tỏ bạn đọc sách mà không hề có sự suy nghĩ :77:. Dù đúng hay sai cũng nên nói lên quan điểm của mình. Đừng nên học vẹt.
 
Author
Cậu vẽ hình mô tả nguyên lý của van lên thì mọi người mới giúp được.

Van an toàn hoạt động trên nguyên tắc sau: Với áp suất bình chứa, ty van sẽ chịu một lực đẩy để mở van, lực đẩy này tính bằng giá trị áp suất nhân với tiết diện của ống tại vị trí ty van đóng kín (vì thế mà cậu phải vẽ ra thì mới biết được).

Ví dụ, áp suất trong bình là 21 mPa = 21 N/mm^2 và lỗ có đường kính 25 mm, diện tích bằng 491 mm^2. Vậy thì lực đẩy ty van bằng 21x491 = 10311 N (trên 1 tấn).

Nếu để cho van đóng kín thì ta phải có một lực bằng hoặc lớn hơn để giữ ty van, dùng lò xo hoặc đối trọng với cánh tay đòn (và vì thế, lại cần có bản vẽ). Khi áp suất tăng quá giá trị 21 mPa thì van an toàn sẽ tự mở do lực giữ đã nhỏ hơn áp lực mở van.
Bác cho em hỏi là khi áp suất lớn hơn 21Mpa thì nó mới mở hay là bằng 21Mpa là nó đã mở rồi. Vì em phải biết áp suất lúc nó mở bằng bao nhiêu để còn tính được lưu lượng qua van bi( thông qua việc tính ra diện tích mở của van) rồi từ đó tính được vận tốc chất lỏng, từ vận tốc mới tính được tổn thất áp suất qua tiết lưu, từ tổn thất áp suất qua tiết lưu mới tính được lực đẩy van trượt đi lên. Trình độ em còn kém, mong các bác đừng chê.
 
Author
1/ Khi van chưa làm việc thì áp suất các buồng a,c,d,e là bằng nhau.
Điều này hiển nhiên vì chúng nó thông nhau.
2/Do tổn thất áp suất nên chênh áp:Tôi nghĩ rằng giải thích như vậy là chưa hợp lý vì với lưu lượng chất lỏng chảy qua van bi không lớn nên vận tốc dòng chảy qua tiết lưu là nhỏ nên tổn thất là không đáng kể, sự chênh áp ở đây là do van bi mở, áp suất giảm dần về áp suất bên ngoài môi trường.

Ví dụ: Van của bạn bịt đường ống tiết lưu lại và bỏ van bi đi thì khi đó buồng e và b có áp suất bằng áp suất môi trường, khi đó áp lực chất lỏng trong buồng c đẩy van trượt lên trên, vẫn làm việc như bình thường mà chẳng có sự tổn thất nào qua tiết lưu.

Sách giáo khoa nói thế -> Câu trả lời của bạn chứng tỏ bạn đọc sách mà không hề có sự suy nghĩ :77:. Dù đúng hay sai cũng nên nói lên quan điểm của mình. Đừng nên học vẹt.
Em trả lời anh thế này. áp suất nguồn rất lớn, áp suất ở cửa xả (p3) bé (1at) nên khi van bi mở vận tốc dòng chất lỏng qua van bi cũng sẽ rất lớn. Tổn thất qua tiết lưu tỷ lệ với bình phương của vận tốc dòng chất lỏng qua tiết lưu nên nó cũng lớn chứ không nhỏ đâu anh ạ. 'Nói như trong sách' là để em khẳng định thêm thôi, chứ em nghĩ như thế là đúng rồi anh ạ
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Tôi thấy trong thuyết minh bạn viết cả phương trình cân bằng lực rồi, mà cân bằng thì bi không dịch chuyển -> van chưa mở. Thân!
 
Author
1/ Khi van chưa làm việc thì áp suất các buồng a,c,d,e là bằng nhau.
Điều này hiển nhiên vì chúng nó thông nhau.
2/Do tổn thất áp suất nên chênh áp:Tôi nghĩ rằng giải thích như vậy là chưa hợp lý vì với lưu lượng chất lỏng chảy qua van bi không lớn nên vận tốc dòng chảy qua tiết lưu là nhỏ nên tổn thất là không đáng kể, sự chênh áp ở đây là do van bi mở, áp suất giảm dần về áp suất bên ngoài môi trường.

Ví dụ: Van của bạn bịt đường ống tiết lưu lại và bỏ van bi đi thì khi đó buồng e và b có áp suất bằng áp suất môi trường, khi đó áp lực chất lỏng trong buồng c đẩy van trượt lên trên, vẫn làm việc như bình thường mà chẳng có sự tổn thất nào qua tiết lưu.

Sách giáo khoa nói thế -> Câu trả lời của bạn chứng tỏ bạn đọc sách mà không hề có sự suy nghĩ :77:. Dù đúng hay sai cũng nên nói lên quan điểm của mình. Đừng nên học vẹt.
Còn về ví dụ của anh thì em nghĩ thế này: Nếu bỏ van bi đi thì cái van này sẽ trở thành van an toàn tác dụng trực tiếp, loại van này khi làm việc gây ra dao động áp suất lớn, chỉ dùng cho mạch thủy lực có áp suất và lưu lượng nhỏ thôi ( hệ thống ít bị quá tải hơn)
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Em trả lời anh thế này. áp suất nguồn rất lớn, áp suất ở cửa xả (p3) bé (1at) nên khi van bi mở vận tốc dòng chất lỏng qua van bi cũng sẽ rất lớn. Tổn thất qua tiết lưu tỷ lệ với bình phương của vận tốc dòng chất lỏng qua tiết lưu nên nó cũng lớn chứ không nhỏ đâu anh ạ. 'Nói như trong sách' là để em khẳng định thêm thôi, chứ em nghĩ như thế là đúng rồi anh ạ
Bạn cho tôi giá trị xem tổn thất nó lớn là bao nhiêu nhé, ví dụ trong bài của bạn ý:3:.
Bạn thử xem ví dụ ở trên tôi đưa ra có tí tổn thất qua tiết lưu nào đâu mà van vẫn làm việc ngon lành (là kiểu van bình thường ý) lúc đó thì sự chênh áp do đâu mà có?
 
Author
Tôi thấy trong thuyết minh bạn viết cả phương trình cân bằng lực rồi, mà cân bằng thì bi không dịch chuyển -> van chưa mở. Thân!
Dạ, vì thế nên em mới hỏi các anh, khi cân bằng bi không dịch chuyển tức là khi áp suất lớn hơn [p] thì nó mới dịch chuyển, em không chắc chắn về điều này. Trong phương trình đó khi tính dịch chuyển ban đầu xo của lò để tạo lực căng ban đầu thì em không biết là áp suất lấy bằng áp suất cho phép [p] hay là nhỏ hơn một chút ( và bằng bao nhiêu thì em không biết) để khi áp suất bằng áp suất cho phép thì nó bắt đầu mở. Anh chỉ cho em với
 
Author
Bạn cho tôi giá trị xem tổn thất nó lớn là bao nhiêu nhé, ví dụ trong bài của bạn ý:3:.
Bạn thử xem ví dụ ở trên tôi đưa ra có tí tổn thất qua tiết lưu nào đâu mà van vẫn làm việc ngon lành (là kiểu van bình thường ý) lúc đó thì sự chênh áp do đâu mà có?
Nếu em tính được cái tổn thất này thì đồ án của em đã xong được một nửa rồi, Vấn đề của em bây giờ là phải tính cho được vận tốc chất lỏng qua van bi khi van bi mở ( dựa vào diện tích mở của van và áp suất khi nó mở) mà em không biết là nó mở khi áp suất trong mạch bằng [p] ( lúc này thì phải tính lại dịch chuyển xo để tạo lực căng ban đầu rồi) hay là khi áp suất trong mạch lớn hơn [p] thì nó mới mở ( nếu như thế này thì gay rồi )
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Dạ, vì thế nên em mới hỏi các anh, khi cân bằng bi không dịch chuyển tức là khi áp suất lớn hơn [p] thì nó mới dịch chuyển, em không chắc chắn về điều này. Trong phương trình đó khi tính dịch chuyển ban đầu xo của lò để tạo lực căng ban đầu thì em không biết là áp suất lấy bằng áp suất cho phép [p] hay là nhỏ hơn một chút ( và bằng bao nhiêu thì em không biết) để khi áp suất bằng áp suất cho phép thì nó bắt đầu mở. Anh chỉ cho em với
Áp suất trong hệ thống bằng áp suất cho phép thì cần gì phải mở, đã cho phép rồi thì cần gì phải giảm nữa:35:
 
Author
Áp suất trong hệ thống bằng áp suất cho phép thì cần gì phải mở, đã cho phép rồi thì cần gì phải giảm nữa:35:
À, em quên. Cho em hỏi tí này nữa, anh đừng nổi nóng nha. Hii. Trong sơ đồ thủy lực có ghi thế này " relief valve set pressure: 34.8 +-0.5 Mpa" ( dấu + và - là áp suất có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 34.8). Nếu ghi như thế thì có phải là đến giá trị đó là nó mở phải không ạ.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
À, em quên. Cho em hỏi tí này nữa, anh đừng nổi nóng nha. Hii. Trong sơ đồ thủy lực có ghi thế này " relief valve set pressure: 34.8 +-0.5 Mpa" ( dấu + và - là áp suất có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 34.8). Nếu ghi như thế thì có phải là đến giá trị đó là nó mở phải không ạ.
Nếu nó ghi chính xác là 34.8Mpa bạn có chế tạo được van chính xác 100% không? Tôi nói ở đây là chế tạo đấy nhé chứ không phải tính toán trên giấy đâu đấy. Cơ khí gia công còn có sai số nên tôi cho đó là dung sai cho phép của van (không dám chắc đâu đấy:24:)
 
Author
Dạ không ạ. Ở đây em không nói về mặt chế tạo mà em chỉ hỏi là đến áp suất đó thì nó đã mở hay chưa thôi, vì ' set pressure' ở đây có nghĩa là áp suất điều chỉnh mà. nếu mà nó đã mở thì khi tính xo để tạo lực căng ban đầu thì lấy áp suất bằng bao nhiêu?:45: Cảm ơn anh đã nhiệt tình giúp em.
 
Top