Van an toàn tác dụng tuỳ động

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
' set pressure' là Áp suất thiết đặt chứ không phải điều chỉnh. Bản vẽ là sản phẩm của kỹ sư -> vẽ ra mà không thể chế tạo được thì vẽ để làm gì, có ai thừa hơi để làm việc vô bổ thế không...hihihi
 
Author
Anh mệt rồi à. thế thì để khi khác vây. Chúc anh ngủ ngon
 
Author
' set pressure' là Áp suất thiết đặt chứ không phải điều chỉnh. Bản vẽ là sản phẩm của kỹ sư -> vẽ ra mà không thể chế tạo được thì vẽ để làm gì, có ai thừa hơi để làm việc vô bổ thế không...hihihi
Dạ, thế thì áp suất này dùng để tính chuyển vị xo ban đầu của lò xo rồi, thế thì khi áp suất trong mạch lớn hơn giá trị này thì van bi nó mở. thế làm sao lấy được giá trị áp suất chính xác để tính vận tốc chất lỏng chảy qua van bi để tính tổn thất cơ chứ. Hic. Anh chỉ em với.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Dạ, thế thì áp suất này dùng để tính chuyển vị xo ban đầu của lò xo rồi, thế thì khi áp suất trong mạch lớn hơn giá trị này thì van bi nó mở. thế làm sao lấy được giá trị áp suất chính xác để tính vận tốc chất lỏng chảy qua van bi để tính tổn thất cơ chứ. Hic. Anh chỉ em với.
Theo như cách lý giải về nguyên lý hoạt động của van của tôi ở trên thì khi van bi mở hết lúc đó áp suất trong các buồng a,c,d,e mới bắt đầu tăng dần (nếu áp suất hệ thống chưa bằng áp suất max của van bi thì van bi vẫn có chức năng giảm áp-> AS trong hệ thống trở lại AS cho phép), lúc đó thì van trượt vẫn chưa hoạt động.
Do đó chỉ cần tính vận tốc khi van bi ở vị trí max.
 
Last edited:
Author
Theo như cách lý giải về nguyên lý hoạt động của van của tôi ở trên thì khi van bi mở hết lúc đó áp suất trong các buồng a,c,d,e mới bắt đầu tăng dần (nếu áp suất hệ thống chưa bằng áp suất max của van bi thì van bi vẫn có chức năng giảm áp-> AS trong hệ thống trở lại AS cho phép), lúc đó thì van trượt vẫn chưa hoạt động.
Do đó chỉ cần tính vận tốc khi van bi ở vị trí max.
Em cũng tính như thế rồi, nhưng thầy bảo vẫn không đúng. Bởi vì lúc này, áp suất đầu vào bằng bao nhiêu, áp suất ở buồng e bằng bao nhiêu? chưa biết! Thế thì làm sao mà tính được vận tốc chất lỏng.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Em cũng tính như thế rồi, nhưng thầy bảo vẫn không đúng. Bởi vì lúc này, áp suất đầu vào bằng bao nhiêu, áp suất ở buồng e bằng bao nhiêu? chưa biết! Thế thì làm sao mà tính được vận tốc chất lỏng.
Áp suất trong buồng e bằng áp suất van bi max+Áp suất cho phép của hệ thống, nếu P đầu vào lớn hơn hoặc bằng Pe thì van trượt mới hoạt động. Còn P đầu vào (cửa p1) là áp suất trong hệ thống làm sao có thể tính được nó mà phải cho trước chứ, lúc đó mới biết được vận tốc. Ứng với mỗi áp suất hệ thống khác nhau mà van mở khác nhau, lưu lượng dòng chảy qua tiết lưu khác nhau, vận tốc khác nhau tổn thất khác nhau, không cho trước thì tính làm sao được. Đó là áp suất chịu đựng của van ứng với trường hợp van trượt mở lớn nhất.
 
Author
Em cũng nói như anh vậy, nhưng Thầy bảo là không đúng, mà thầy cũng chả nói là như thế nào cả. Bây giờ em không biết làm thế nào cả. Thông số cho trước chỉ là áp suất cho phép của hệ thống thôi.:77:
 
Author

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Em cũng nói như anh vậy, nhưng Thầy bảo là không đúng, mà thầy cũng chả nói là như thế nào cả. Bây giờ em không biết làm thế nào cả. Thông số cho trước chỉ là áp suất cho phép của hệ thống thôi.:77:
Hai giá trị áp suất mà bạn đề cập là 21 và 34.8Mp thì tôi nghĩ là 2 giá trị này, 21Mp là áp suất mở van bi (Áp suất để van làm việc), còn 34.8Mp là áp suất chịu đựng của van, có nghĩa là áp suất đầu vào mà van có thể chịu đựng được.
Mà sao thầy bạn củ chuối thế? Bảo không đúng thì phải giải thích tại sao không đúng cho bạn hiểu chứ. Hay là chỉ không giống đáp án của thầy mà thầy cũng chẳng giải thích được?:77:
 
xem lai

1/ Khi van chưa làm việc thì áp suất các buồng a,c,d,e là bằng nhau.
Điều này hiển nhiên vì chúng nó thông nhau.
2/Do tổn thất áp suất nên chênh áp:Tôi nghĩ rằng giải thích như vậy là chưa hợp lý vì với lưu lượng chất lỏng chảy qua van bi không lớn nên vận tốc dòng chảy qua tiết lưu là nhỏ nên tổn thất là không đáng kể, sự chênh áp ở đây là do van bi mở, áp suất giảm dần về áp suất bên ngoài môi trường.

Ví dụ: Van của bạn bịt đường ống tiết lưu lại và bỏ van bi đi thì khi đó buồng e và b có áp suất bằng áp suất môi trường, khi đó áp lực chất lỏng trong buồng c đẩy van trượt lên trên, vẫn làm việc như bình thường mà chẳng có sự tổn thất nào qua tiết lưu.

Sách giáo khoa nói thế -> Câu trả lời của bạn chứng tỏ bạn đọc sách mà không hề có sự suy nghĩ :77:. Dù đúng hay sai cũng nên nói lên quan điểm của mình. Đừng nên học vẹt.
bạn nên xem xét lại. chứ nói như bạn thì người ta làm van tiết lưu làm gì. Theo tôi, cách giải thích như trong sách là hoàn toàn hợp lý
 
Author
Hai giá trị áp suất mà bạn đề cập là 21 và 34.8Mp thì tôi nghĩ là 2 giá trị này, 21Mp là áp suất mở van bi (Áp suất để van làm việc), còn 34.8Mp là áp suất chịu đựng của van, có nghĩa là áp suất đầu vào mà van có thể chịu đựng được.
Mà sao thầy bạn củ chuối thế? Bảo không đúng thì phải giải thích tại sao không đúng cho bạn hiểu chứ. Hay là chỉ không giống đáp án của thầy mà thầy cũng chẳng giải thích được?:77:
Dạ không ạ. 34.8 Mpa là em lấy ở một sơ đồ khác để lấy ví dụ thôi. Còn giá trị em phải tính là 21Mpa, chỉ có 21 thôi anh ạ.
 
Author
Cảm ơn Bác Handsomeguy đã tham gia cùng em.
 
Author
Hai giá trị áp suất mà bạn đề cập là 21 và 34.8Mp thì tôi nghĩ là 2 giá trị này, 21Mp là áp suất mở van bi (Áp suất để van làm việc), còn 34.8Mp là áp suất chịu đựng của van, có nghĩa là áp suất đầu vào mà van có thể chịu đựng được.
Mà sao thầy bạn củ chuối thế? Bảo không đúng thì phải giải thích tại sao không đúng cho bạn hiểu chứ. Hay là chỉ không giống đáp án của thầy mà thầy cũng chẳng giải thích được?:77:
Mà anh bảo Thầy em là củ chuối thì không đúng đâu. Thầy em rất giỏi. Chỉ là Thầy không chỉ cho em thôi.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Mà anh bảo Thầy em là củ chuối thì không đúng đâu. Thầy em rất giỏi. Chỉ là Thầy không chỉ cho em thôi.
Hihihi, tôi không có ý nói là thầy bạn giỏi hay không giỏi đâu mà chỉ có ý đúng như bạn nói ý, biết mà không chịu chỉ cho SV nên mới "chuối". Thầy bạn có ý cho bạn tự học đấy mà.

@handsomeguy: Tôi chỉ chưa thoả mãn với cách giải thích trong sách giáo khoa, nếu sự chênh áp được tạo ra do van tiết lưu thì trường hợp không có van tiết lưu thì sự chênh áp ở đâu ra??? Còn tác dụng của van tiết lưu làm giảm chấn động do điều chỉnh được dòng chất lỏng giữa 2 buồng làm áp suất không bị giảm đột ngột thôi.
 
Author
Em nghĩ, không có van tiết lưu thì nguyên lý nó lại khác rồi, như thế thì chỉ cần tính lò xo là đủ. Nhưng ở đây có van tiết lưu nên mới sinh ta tính tổn thất áp suất chứ. Hi. Mà không chỉ tổn thất áp suất đâu. Sau khi tính được tổn thất thì phải tính được khoảng dịch chuyển( đi lên) của van trượt ứng với tổn thất đó là bao nhiêu. Thế mới gay chứ.
 
Last edited:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Em nghĩ, không có van tiết lưu thì nguyên lý nó lại khác rồi, như thế thì chỉ cần tính lò xo là đủ. Nhưng ở đây có van tiết lưu nên mới sinh ta tính tổn thất áp suất chứ. Hi. Mà không chỉ tổn thất áp suất đâu. Sau khi tính được tổn thất thì phải tính được khoảng dịch chuyển( đi lên) của van trượt ứng với tổn thất đó là bao nhiêu. Thế mới gay chứ.
Đúng là cần phải tính tổn thất áp suất, chính vì tổn thất áp suất này sinh ra lực cản để van trượt chuyển động chậm lại -> tác dụng chính của tiết lưu.
Nếu tôi lắp giữa buồng e và buồng d một van tiết lưu thật thì trường hợp van tiết lưu này khoá tương ứng với trường hợp là bỏ van tiết lưu đi. Như vậy thì làm sao mà nói được đây là nguyên lý khác được?
 
Author
Đúng là cần phải tính tổn thất áp suất, chính vì tổn thất áp suất này sinh ra lực cản để van trượt chuyển động chậm lại -> tác dụng chính của tiết lưu.
Nếu tôi lắp giữa buồng e và buồng d một van tiết lưu thật thì trường hợp van tiết lưu này khoá tương ứng với trường hợp là bỏ van tiết lưu đi. Như vậy thì làm sao mà nói được đây là nguyên lý khác được?
Nếu tiết lưu bị khóa (không có dầu lên buồng e) thì cái van này sẽ trở thành van an toàn tác động trực tiếp rồi, hơn nữa vì lò xo 3 yếu nên chỉ cần có áp suất trong hệ thống thôi ( dầu có áp sẽ đi vào buồng c và d) cũng đủ để nâng van trượt đi lên cho phép dầu xả về thùng từ buồng a qua p3 rồi>trong hệ thống không có áp suất nữa.
Mà em nghĩ, tổn thất càng lớn ( khi áp suất trong hệ thống tiếp tục tăng cao) thì van trượt càng chuyển động đi lên cho phép dầu hồi về thùng càng nhiều chứ không phải là cản van trượt chuyển động đi lên đâu anh ạ.
 
Last edited:

Ko biết thầy bạn duyệt cái van này là van chính thức chưa ? :3:

Mình giải thích và cố gắng liệt kê các trường hợp có thể xảy ra : (nếu có sai sót thì mọi ng bổ sung)

Khi bắt đầu làm việc, khoang a, c, d sẽ dc điền đầy dầu. Sau đó, dầu sẽ tiết lưu qua khoang e và điền đầy khoang e. Tiếp ngay sau đó, dầu tiếp tục dc bơm vào tạo ra áp suất trong các khoang a, c, d, e tăng dần. Ngay lúc áp suất bắt đầu tăng:
Lò xo 3 sẽ tác động lên van 4
Áp suất p(e) sẽ tác động lên bi 2diện tích van 4
Áp suất p(c) sẽ tác động lên phần diện tích van 4 mà nó tiếp xúc
Áp suất p(d) sẽ tác động lên phần diện tích van 4 mà nó tiếp xúc

Trong quá trình tăng áp suất từ từ đó:
1/ Nếu bi 2 vẫn đóng kín <=> p(e).A2<(=)F1
1a/ Nếu van 4 di chuyển lên <=> p(c).S(c) + p(d).S(d) > p(e).S(e) + F3
=> cửa p1 thông cửa p3 (!!!)
1b/ Nếu van 4 di chuyển xuống hay đứng yên <=> p(c).S(c) + p(d).S(d) <(=) p(e).S(e) + F3
=> cửa p1cửa p3 chưa thông nhau
2/ Nếu bi 2 mở ra <=> p(e).A2>F1 (trong lúc này chỉ xét van 4 đang bít cửa p1cửa p3, nếu thông thì ko có jì để bàn). Lúc này:
Dầu bắt đầu chảy từ khoang e về bể chứa. Áp suất khoang e bắt đầu suy giảm từ từ thành áp suất p’(e). Đến đây lại xét:
Lò xo 3 sẽ tác động lên van 4
Áp suất p’(e) sẽ tác động lên bi 2diện tích van 4
Áp suất p(c) sẽ tác động lên phần diện tích van 4 mà nó tiếp xúc
Áp suất p(d) sẽ tác động lên phần diện tích van 4 mà nó tiếp xúc
2.1/ Khi khoang eáp suất p’(e)bi 2 vẫn còn mở <=> p’(e).A2>F1
2.1a/ Nếu van 4 di chuyển xuống hay đứng yên <=> p(c).S(c) + p(d).S(d) <(=) p’(e).S(e) + F3
=> cửa p1cửa p3 chưa thông nhau (cái này ko ai muốn rồi)
2.1b/ Nếu van 4 di chuyển lên <=> p(c).S(c) + p(d).S(d) > p’(e).S(e) + F3
=> cửa p1 thông cửa p3 :D
2.2/ Khi khoang eáp suất p’(e)bi 2 đóng lại <=> p’(e).A2<F1, điều này có nghĩa sau khi bi 2 mở ra 1 chút (ví dụ 1s), áp suất khoang e sụt giảm thành p’(e) và ko thắng dc lò xo 1 nên bi 2 đóng lại. Lúc này áp suất p’(e) cũng có thể:
2.2a/ Làm cho van 4 đi lên thông cửa p1cửa p3 (trường hợp trên)
2.2b/ Ko làm cho van 4 đi lên, áp suất p’(e) sau đó tăng lên lại từ từ.

CHỐT LẠI: bạn cần chọn, tính toán cái jì trong các trường hợp xảy ra ???
1/ Trường hợp 1: Bi 2 vẫn đóng kín và van 4 đứng yên hay di chuyển xuống
2/ Trường hợp 2: Bi 2 mở và van 4 đi lên
Sau đó, bạn tổng hợp giá trị của 2 trường hợp này. Mình rảnh cũng sẽ lật xem lại 1 chút sách vở để giúp bạn tính. Chúc bạn thành công !
Cho hỏi 1 chút: bạn đã có những thông số jì cần thiết để tìm các thông số còn lại, liệt kê hết xem.
 
Last edited:
Author
[LEFT][LEFT]Trước hết cho em đính chính lại phần hình vẽ một chút. Trên hình vẽ chẳng qua là mô hình để tính toán chứ không phải kết cấu thật. Vị trí của van trượt 4 trên hình vẽ đã là thấp nhất rồi ( trong hình vẽ thật thì sẽ có một cái bậc, gờ ở đó). Khi có dầu đi vào van ( chưa đầy khoang e) thì lúc đầu van 4 sẽ đi lên cho đến khi dầu điền đầy khoang e ( lúc này sự cân bằng áp suất giữa buồng e và các buồng c,d sẽ được thiết lập nên van trượt sẽ đi xuống trở lại vị trí thấp nhất nên không bàn tới và trong thời gian hệ thống làm việc không bị quá tải thì van này không dịch chuyển.
Về phần tính toán:
1/ Trường hợp này do van bi chưa mở do hệ thống chưa bị quá tải nên van trượt 4 vẫn đứng yên ( ở vị trí đóng từ p1 đến p3):
Trường hợp này thì chỉ cần tính lò xo: tính chuyển vị ban đầu (Xo) để thiết lập áp suất đặt cho van bi ( ứng với áp suất cho phép của hệ thống)
2/ Trường hợp này chỉ tính cho trường hợp van bi mở, van 4 chuyển động đi lên để mở cửa thông từ p1 đến p3. Lúc này phải tính được tổn thất áp suất qua tiết lưu để tính được lực đẩy tác dụng lên van 4 là bao nhiêu.
Còn thông số cho trước thì khiêm tốn lắm: áp suất cho phép của hệ thống là [p] = 21 Mpa. Thế đấy, chỉ có chừng đó thôi cho nên bài toán này trở nên rất thú vị.
Thứ 2 em phải thông lần cuối rồi, em không có ý hối thúc các anh nhưng anh nào có ý định giúp em thì xin các anh nghiên cứu nhanh cho em một chút nhé. Hy vọng các anh đừng nghĩ là em đòi hỏi này nọ nhé. Em cũng đang ngâm cứu ngày đêm nhưng nó cứ luẩn quẩn chưa đâu ra đâu cả.
Em cảm ơn các anh nhiều.
[/LEFT][/LEFT]
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
1. Tính cho van bi:
Thiết đặt áp suất mở van bi bằng áp suất cho phép Pcp= 21Mpa
Khi đó Px0.A = Cb.xb0 = 21Mpa. Chọn lò so tính đc xb0, A, Cb
Chọn khoảng dịch chuyển lớn nhất của van bi (chọn xb)
và áp suất khi van bi mở lớn nhất là ->
Fbmax= Cb.(x)=Cb(xb+xb0) = Pbmax.A
Pbmax = Cb(xb+xb0)/A -> biết Pbmax


2. Tính cho van trượt:
Chọn lò so của van trượt có lực căng ban đầu
Fv0 = Cv.xv0= (Pbmax-Pcp).Av
Av: A van trượt,
Và Pbmax – Pcp = tổn thất áp suất qua tiết lưu.
-> Chọn được các thông số lò so van trượt
(Mục đích là để lò so van trượt giữ cho van trượt chưa hoạt động khi van bi mở chưa max và van bi làm việc như van tràn)
Phân tích quá trình làm việc:
a/ Khi áp suất hệ thống nhỏ hơn Pcp (21Mpa):
Van bi và van trượt đều đóng.
b/ Khi áp suất hệ thống lớn hơn Pcp và nhỏ hơn Pbmax:
Van bi mở van trượt vẫn đóng do lực căng lò so của van trượt giữ lại chống lại tổn thất áp suất qua tiết lưu (???)
c/ Khi áp suất hệ thống lớn hơn Pbmax:
Lúc này cả hai van đều làm việc. (tổn thất áp suất qua tiết lưu = lực căng ban đầu của lò so van trượt = Pbmax- Pcp )
 
Last edited:
Top