Vấn đề bản quyền phần mềm

Author
các anh cho em hỏi nếu cá nhân em xài phần mềm đồ họa (mua ngoài tiệm) mà ko có bản quyền vậy có bị truy tố hình sự không? hoặc nếu xài ***** thì có bị coi là thay đổi sản phẩm người khác không. có ai cho em biết giá các phần mềm đồ họa không? nếu muốn mua thì mua ở đâu?(hỏi vui thôi ,chứ sv làm gì mua nổi) phần mềm như: catia, photoshop, cad mechanical, solid work... biết gì nói ấy
 
Last edited:
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

giá một số phần mềm bạn tham khảo nhé
- Catia: 150.000 USD
- Unigraphic: 200.000 USD
- I-deas: 120.000 USD
- Pro/E: 100.000 đến 200.000 USD

- AutoCAD 2007: 4000 USD
- AutoCAD 2008: 4200 USD
- Mechanical Desktop: 5000 USD
- Inventor 11: 8000 USD
- SolidWork: 6000 đến 8000 USD
cái này mình cũng seach trên mạng thôi. ở VN mình thì các công ty chỉ mua một vài phần mềm hạng trung
 
Lượt thích: umy
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Trong catia thì cũng có cả bản lẻ bản chẵn nữa( r13,15,17,19..)(r14,16,18,20...) tùy từng hãng đặt hàng , giá của các bản này cũng khác nhau.
 
C

CadFirst

Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

các anh cho em hỏi nếu cá nhân em xài phần mềm đồ họa (mua ngoài tiệm) mà ko có bản quyền vậy có bị truy tố hình sự không? hoặc nếu xài ***** thì có bị coi là thay đổi sản phẩm người khác không. có ai cho em biết giá các phần mềm đồ họa không? nếu muốn mua thì mua ở đâu?(hỏi vui thôi ,chứ sv làm gì mua nổi) phần mềm như: catia, photoshop, cad mechanical, solid work... biết gì nói ấy
Câu hỏi của bạn rất thú vị!
Về việc xử lý vi phạm, bạn có thể tham khảo trích dẫn thế này:
"Từ 1/8/2008, Pháp lệnh 04/2008/UBTVQH12 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Chánh thanh tra Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh được nâng lên tới 500 triệu đồng.

Mới đây, Tòa án NDTC, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an và Bộ Thương mại đã ra Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
ngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.



Theo văn bản này, người có hành vi xâm phạm (cái này là cả cá nhân và doanh nghiệp hay tổ chức rồi!) quyền tác giả hoặc quyền liên quan theo điều 28 hoặc điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” nếu xâm phạm với quy mô lớn, mục đích thương mại, hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (vài bản AutoCAD, Inventor, SolidWorks hay MasterCAM là "thừa" bị xử lý rồi! :D) có thể bị xử lý hình sự theo khoản 1 Điều 131 Bộ luật Hình sự, nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm. Theo đó, trong thời gian tới, những hành vi vi phạm bản quyền phần mềm sẽ có thể bị xử lý tại Tòa án.


Chúc bạn sớm có điều kiện dùng phần mềm hợp pháp tại Việt Nam!
 
Lượt thích: umy
Author
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

VẬY giờ trong máy em có tùm lum phần mềm chắc đi tù vài trăm năm. khổ thân. nếu 1 phần mêm/1 máy mà xài ké thì không biết bị sao không.với lại em hỏi thật mấy anh có ai mua bản quyền không vậy. chắc hãng phần mềm ko bỏ tiền đi kiện 1 các nhân nhỏ bé như tụi em đâu. nếu theo quy luật kinh tế nào đó,các hãng biết là nhiều sv đang xài lậu phần mềm(khó ngăn đc) vậy sao không tặng luôn mỗi đứa 1 cái,cho có thiện ý, vài bữa số kỹ sư tương lai đó ra nghề mà xài phần mềm của hãng đó thì cũng tương đương 1 đống cty phải xài nó rồi.coi như là cho xài"thử," trứoc khi có 1 thế hệ khách hàng tiềm năng nhỉ? chắc nước ngoài ko nghỉ vậy?
 

mori

Member
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Gần giống như kiểu, bạn biểu diễn 1 bài hát trên sân khấu trường và làm đĩa để bán ấy. Như bạn và Bảo Thy hát Sorry ấy.
Nếu kiện bạn chắc tiền kiện tốn kém nên họ chưa kiện bạn.

tặng cậu bài này http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=h1y37Jfxav
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

giá một số phần mềm bạn tham khảo nhé
- Catia: 150.000 USD
- Unigraphic: 200.000 USD
- I-deas: 120.000 USD
- Pro/E: 100.000 đến 200.000 USD

- AutoCAD 2007: 4000 USD
- AutoCAD 2008: 4200 USD
Mình làm về ngành phần mềm mà, làm gì đắt giử vậy, không đến vậy đâu, tuỳ theo môđun nửa chứ...môđun trung bình để thiết kế, gia công ..nói chung, Catia, NX...co 30-40.000 Usd. AutoCAd thi rẻ thôi, chưa tới 1000USD, Anh chàng talalevan mà bị kiện ra toà vì..dùng phần mềm không bản quyền thì mình tin..cả nước ta bị kiện..:9:. Chỉ những công ty lớn và gia nhập những tiêu chuẩn quốc tế thì mới dùng phần mềm bản quyền...ngay cả ở Nhật mình thấy khối công ty xài..bẻ khoá.

Về luật ở VN về cái này thì cũng tuỳ thôi - nói vui chứ vô ngay sở VHTT HCM kiểm tra....chắc chắn là có dùng phần mềm ..không có bản quyền, tuy nhiên gần đây một số nhà cung cấp phần mềm đã bắt đầu tìm kiếm thông tin và tiến hành...kiện các công ty chủ yếu là công ty nước ngoài...rất lớn ở VN, và các công ty này mua hàng trăm bộ phần mềm trong...tư thế ngậm bồ hòn làm ngọt...dù rất bực mình.

Mình thấy thế này, ở công ty bạn mình khi mới thành lập các sếp người nước ngoài chuẩn bị mua ...phần mềm này kia theo các tiêu chuẩn nước sở tại, trong khi chờ đợi có bản quyền...thì họ ngạc nhiên khi thấy KS VN có tất cả các phần mềm cần thiết thậm chí là xịn..để xài, thế là...họ lờ luôn, bọn KS làm gì mặc kệ miển xong công việc là OK. Cái nửa rất quan trọng là các công ty lớn như Toyota vừa xài...vừa Viết Thêm & phát triển thêm phần mềm..ngày càng có nhiều lệnh mới..nên họ thường chú trọng bản quyền các phát triển mới của mình. VN mình thì..chỉ dừng lại ở sử dụng sao cho hêt các chức năng ..nên cũng chả cần bản quyền làm gì. Riêng mình chứng kiến nhiều công ty mua bản quyền về xài...nhưng gặp sự phản đối rất lớn của giới KS trong công ty...đôi khi bỏ không chẳng thèm xài. Họ viện dẩn rằng công ty bỏ ra hàng trăm ngàn USD để mua bản quyền và..mong muốn họ phát triển nâng cao năng suất, nghề nghiệp...trong khi đó việc cần là...tăng lương cho họ...và nếu họ cần phần mềm họ ra Bùi Thị Xuân 1 USD là có tất. Có cung hẳn có cầu, để công bằng thì còn rất là lâu...người ta bảo Gìau hẳn sang, nghèo hẳn hèn là vậy. Chúng ta đã giao nhập WTO ta đang tham gia cuộc chơi theo quy luật chung toàn cầu, tuy nhiên việc KS nhận một tháng nhận vài triệu lương mà công ty bỏ ra cả tỉ để mua bản quyền e là một việc quá xa hoa. Các công ty phần mềm ở VN thường là đại diện của nước ngoài, và khách hàng mà họ nhắm đến là các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các công ty VN mua bản quyền thường là các tập đoàn hay công ty lớn...Bạn talalevan mà mua bản quyền chắc là...sự kiện tầm...quốc gia, báo chí trong khu vực chắc đưa tin ầm ỉ vì sự tiến bộ của VN. Mình nhớ thầy dạy luật đh mình bảo..luật VN nó ấm ấm như tách trà vậy..cầm lâu thì nóng, mới bỏ ra, chứ luật mà như cốc nước sôi..đố mà dám đụng.

Nói gì thì nói, ước gì ta có phần mềm CAD/CAM của riêng mình, riêng người Việt. Cả đời làm thuê trên chính quê hương mình, nhìn người khác làm giàu trên sự khốn khó của đồng bào mình là điều rất buồn.
 
Last edited:
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Vấn đề bản quyền ở VN còn là cả câu chuyện dài, đa số vẫn là dùng bản Cr....
Nếu cho một sinh viên nước ngoài dùng máy tính của SV VN chắc sẽ choáng. Có lẽ phải 1 vài năm nữa.
Điều đáng buồn là chưa có phiên bản tiếng Việt cho các phần mềm hiện nay. Ngay cả windows....
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Bản quyền ! Đề tài muôn thủa phù phù. Như giơ chắc sẽ không ngoa nếu nói có đến 80% ( có thể hơn nữa) dùng đồ chùa windowns :2:.

Nhưng bây h các bác lên Trần Anh mua đĩa Win lậu chắc e hơi khó thật.

To tát đến đâu đi chăng nữa thì vấn đề bản quyền không ai dám nói mạnh tại VN đc :) khi mà hàng chục thậm trí hàng trăm nghìn (chỉ tính riêng cho HN) quan đĩa lậu tràn lan:66:./. Máy tính cá nhân Mán cũng vậy.

Win lậu, phần mềm cũng lậu ...
 
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Em ko lấy những phần mềm đồ họa có giá vài ngàn USD để nói, em chỉ nói nhẹ nhàng như mấy phần mềm diệt virus có gí trung bình khoảng 300k mà có thông dụng đâu, trên mạng vẫn nhan nhản bài viết xin key của kaspersky, rồi khối người vẫn đang dùng BKHOME. Vậy đến bao giờ phần mềm đồ họa bản quyền mới được chú ý và tôn trọng? Em nghĩ còn xa lắm.
Người ta ko bắt mình vì tội xài đồ ''cờ rách'' có lẽ vì người ta cũng xài đồ đó thôi bác ạ.
 
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Em thấy phải ngầm cổ vũ cho việc dùng phần mềm ***** ở Việt Nam chứ.Ngay cả đến nước ngoài họ cũng ngầm cổ vũ cho mình mà. Nếu không có phần mềm ***** thì làm sao dân ta có điều kiện tiếp cận với máy vi tính được. Nếu không có phần mềm ***** thì làm sao các bác tuyển dụng nào cũng yêu cầu kĩ sư cơ khí thành thạo một phần mềm CAD/CAM được (Em nghe nói bên nước ngoài khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường họ không yêu cầu sinh viên phải thành thạo CAD/CAM gì cả, không biết có đúng không?).

Còn vấn đề bản quyền theo em nghĩ thì chỉ nên nghĩ đến khi ta đã có tiền rồi hay là làm ăn với nước ngoài. Trần Anh ngày xưa bán máy vi tính toàn cài win *****, bây giờ thì lại toàn cài trial. Chắc là thành công ty lớn nên bị các bác bên cục sở hữu trí tuệ hay nhòm ngó.

Các bác nhà ta cứ hay nhanh ẩu đoảng, cái cần kí sớm thì không kí. Tuy nhiên kí xong thực hiện hay không lại là chuyện khác.
 

sonpk90

New Member
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Mình thấy anh Lddung2010 nói đúng, không phải lo việc đó, tất nhiên là SV thì không thể nếu phần mềm nào cũng hỏi có bản quyền mới dùng, tuy nhiên không nên nói ra việc ủng hộ *****, như là bố mẹ, thầy cô luôn phải bảo con cái phải chăm học, không được quay cóp bài, đi đường không được vượt đèn đỏ...
 
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

1. Giá phần mềm thì thường bán theo gói nên giá rất khác nhau. Ví dụ Pro/E có rất nhiều gói sản phẩm, các gói này có thể kèm theo rất nhiều modul nên giá bán Pro/E có thể từ 5000 - 6000USD đến vài trăm ngàn USD/1 license.

2. Đúng là dạo này có vài công ty bị bắt về việc vi phạm bản quyền nhưng mình nghĩ chắc là bắt kiểu hên xui, "trời kêu ai nấy dạ" chứ nếu làm cuộc càn quét thì chắc phải đóng cửa tất cả doanh nghiệp cơ khí nói riêng và toàn bộ ngành sản xuất nói chung quá. Vấn đề là đến khi nào việc truy bắt này diễn ra trên diện rộng và khi nào thì rờ đến người dùng cá nhân đây ?

3. Dạo này cũng thấy những công ty lớn chủ động mua phần mềm bản quyền vì nếu không mua thì sẽ rất khó làm ăn với các đối tác nước ngoài và cũng có thể đã bị hãng gửi "tối hậu thư" đến

4. Chúng ta cũng nên tập thói quen sử dụng phần mềm có bản quyền trong khả năng có thể. Ví dụ Windows, phần mềm diệt virus, nén file...nếu không mua thì cũng có thể dùng bản miễn phí. Mình nghĩ dùng phần mềm lậu rõ ràng là không tốt vì vậy chỉ dùng khi không thể mua được thôi. Đừng biến 1 việc sai trái mà được phổ biến thành 1 việc đúng đắn. Hãy dần thay đổi thói quen đó từng bước một nhé
 
Last edited by a moderator:
Lượt thích: umy

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Có thể đây là chính sách đi tắt đón đầu của chúng ta, ...:24: việc gì phải bỏ tiền ra đầu tư viết phần mềm chi cho mệt, đợi người khác đầu tư công sức để viết phần mềm...ta cứ ung dung xài.
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Mọi người đã trả lời hết rồi!

Nhưng tớ cũng ráng đu gió thêm tí

:1::1::1:

Phần mềm có bản quyền là phần mềm do 1 cá nhân, tổ chức làm ra và đã công bố và đăng kí quyền phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ mà không bị người khác tranh chấp, trường hợp tranh chấp thì bản quyền sẽ thuộc về người thắng kiện hoặc là cả 2 sẽ có quyền đồng sở hữu

Người dùng được sử dụng một cách hợp pháp tức là sử dụng được sự đồng ý của phía làm ra phần mềm, thông qua các qui định, điều kiện do họ đặt ra và cũng có ràng buộc đến pháp luật
Thông thường là thương mại hoá cho người dùng bỏ tiền ra mua

Chi phí cho việc viết, thử nghiệm và chỉnh sửa...phần mềm rất cao do đòi hỏi nhiều thời gian và công sức...
Nhưng chuyện copy, clone, duplicate... là quá dễ và đa số người dùng có thể tự làm....
-->Thiệt hại do ăn cắp là quá lớn.
Một CD hoặc DVD copy chỉ dưới 2$, còn đĩa gốc thì có khi tới cả triệu $
(phần mềm bắn bể lỗ đen trong vũ trụ do tớ đang tự viết :21::21::21:)

Để bảo vệ phần mềm chống việc đó, các công ti phần mềm đã nghĩ ra một số hình thức bảo vệ.
Hình thức đơn giản nhất là dùng mã số (serial): mỗi bản phần mềm (được công ty sản xuất trực tiếp sao chép) sẽ có một mã số riêng.
Bộ cài đặt của phần mềm sẽ kiểm tra mã số đó khi cài đặt, chỉ khi số seri do người dùng cung cấp đúng là số serial của bản phần mềm đang cài thì mới được coi là phần mềm hợp pháp.

Tuy nhiên có nhiều cách để thoát được kiểm tra này.

Cách thứ nhất là cờ-rắc/patch: tức là sửa đổi phần kiểm tra đó của phần mềm (để nó không kiểm tra nữa).
Cách này thường làm cho bản phần mềm đó hoạt động không ổn định và không đúng hoặc tiếu một số chức năng (vì một phần trong phần mềm bị chỉnh sửa).

Cách thứ hai là dùng một chuỗi số giống như một chuỗi serial thật.
Các công ti phần mềm sẽ dùng một thuật toán nào đó để sinh ra các số serial cho từng bản phần mềm.
Khi kiểm tra serial, họ cũng dùng một thuật toán để kiểm tra.
Nếu người phá khóa phần mềm biết được các thuật toán đó (vd: dựa vào việc đọc mã máy của phần mềm), họ sẽ viết được 1 chương trình tương tự (thường gọi là Key-gent) có thể sinh ra các mã số giống như của công ti phần mềm sinh ra.
Và mã số này sẽ lừa được bộ phận kiểm tra.

Cách thứ ba là dùng những chuỗi serial thật.
Ví dụ một người mua một bản phần mềm thật sau đó cung cấp mã số cho những người khác (có thể cả bản phần mềm hoặc không, ví dụ như Windows + serial).
Những người khác có thể dùng mã số đó để đăng kí cho bản phần mềm của mình.
Mấy chiêu biến win không bản quyền thành có là dạng này.
Cao tay hơn là sưu tập lại tất cả các serial của các bản Windows rồi cung cấp cho người khác, đặc biệt là của những máy tính được cài sẵn Windows có bản quyền nhưng cũ quá không còn được sử dụng nữa.
Như thế là đủ để qua mặt được Microsoft.
Cách này làm phần mềm chạy ổn định nhất. Vì đó thực sự là một bản phần mềm có bản quyền (chỉ không hợp pháp thôi).
Tuy nhiên để chống lại việc này, họ sẽ đòi trưng ra đĩa bản quyền hoặc là đưa tem chứng nhận có kèm theo đĩa, hoặc active online

Còn một cách khác là du2ng phần mềm reset các bản trial sau khi hết thời gian sử dụng.
Thực chất là chỉnh lại thời gian hệ thống để lừa phần kiểm tra hạn sử dụng.
Nhưng cách này các nhà sản xuất phần mềm đã có thuật toán chặn!

Các cách này đều là vi phạm bản quyền!

Làm thế nào bảo vệ phần mềm của mình?

Có nhiều cách, nhưng hiệu quả chỉ là tương đối thôi.
Vì luôn có hacker mũ đen ngồi chơi với hacker mũ trắng!
Mà càng nhiều người muốn dùng phần mềm lậu thì hacker mũ đen càng nhiều!:29::29:

1/ dùng mã số như đã nói ở trên.

2/chỉ làm phần mềm cho riêng từng khách hàng (tức là sản phẩm đặt hàng, chỉ bán cho một đối tác).
Dĩ nhiên cách này không sợ bị ăn cắp, nhưng không áp dụng cho phần mềm phổ thông (tức là dành cho đa số).

3/Đăng kí bản quyền và nhờ pháp luật để kiện những đối tượng ăn cắp.
(Khả thi ở các nước phát triển, nhưng ở nước mình thì không đơn giản).

4/Hạ giá phần mềm sao cho vừa túi tiền của người sử dụng.
Nếu Windows có bản quyền giá rẻ (50.000đ - 100.000đ chẳng hạn) thì chắc nhiều người cũng chấp nhận mua phần mềm bản quyền cho nó sướng.

5/ Khuyến khích dùng các OS opensourcode (như Linux, DOS free) cho người dùng cài sẵn các PC bán ra!
(nhưng than ôi ứng dụng chạy trên ấy thì chưa đa dạng)

6/ Một số freeware và shareware cho phép dùng thoả mãn nhu cầu cá nhân mà không dùng để phục vụ mục đích kinh doanh hoặc gián tiếp làm ra các sản phẫm kinh doanh...


:)42::42:Bạn có thể dùng phần mềm lậu, nhưng đừng cho ai biết!)

Ví dụ: Nếu là laptop cá nhân, nhưng đem vào cty, nếu bị kiểm tra thì cũng sẽ bị xử lí theo pháp luật và còn thêm cái tội mang lại rắc rối cho công ty!!!

Do đó .....nếu có lỡ dùng thì hãy nghĩ đến chuyện từ bỏ dần
Chẳng hạn như: gỡ bỏ đi những cái không dùng, để tiền mua cái cần dùng...

Hãy chịu khó dùng bản trial, một số bản sau khi hết hạn trial thì gỡ bỏ ra và cài đặt lại có thể dùng được!

Không tham gia phổ biến phần mềm lậu....

Hãy nghĩ đến chuyện dùng những phần mềm opensource code thoả mãn được nhu cầu của mình....

Việt Nam đã gia nhập WTO, nên tương lai, việc bắt phạt các việc vi phạm bản quyền là tất nhiên!

(Thamkhảo bài viết của Ad Nobita!)
 
Last edited:
Lượt thích: umy
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Có thể đây là chính sách đi tắt đón đầu của chúng ta, ...:24: việc gì phải bỏ tiền ra đầu tư viết phần mềm chi cho mệt, đợi người khác đầu tư công sức để viết phần mềm...ta cứ ung dung xài.
Em thấy là ở Việt Nam những người viết phần mềm thì đông nhưng về Cơ khí và đồ họa thì gần như ko thấy đâu. Nên chăng chúng ta đầu tư về lĩnh vực này? Em nghĩ như vậy mới có thể cải thiện được tình hình. ''ta cứ ung dung xài'' như bác nói thì chỉ có crac.. suốt đời thôi.
 
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

Mọi người đã trả lời hết rồi!

Nhưng tớ cũng ráng đu gió thêm tí

:1::1::1:

Phần mềm có bản quyền là phần mềm do 1 cá nhân, tổ chức làm ra và đã công bố và đăng kí quyền phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ mà không bị người khác tranh chấp, trường hợp tranh chấp thì bản quyền sẽ thuộc về người thắng kiện hoặc là cả 2 sẽ có quyền đồng sở hữu

Người dùng được sử dụng một cách hợp pháp tức là sử dụng được sự đồng ý của phía làm ra phần mềm, thông qua các qui định, điều kiện do họ đặt ra và cũng có ràng buộc đến pháp luật
Thông thường là thương mại hoá cho người dùng bỏ tiền ra mua

Chi phí cho việc viết, thử nghiệm và chỉnh sửa...phần mềm rất cao do đòi hỏi nhiều thời gian và công sức...
Nhưng chuyện copy, clone, duplicate... là quá dễ và đa số người dùng có thể tự làm....
-->Thiệt hại do ăn cắp là quá lớn.
Một CD hoặc DVD copy chỉ dưới 2$, còn đĩa gốc thì có khi tới cả triệu $
(phần mềm bắn bể lỗ đen trong vũ trụ do tớ đang tự viết :21::21::21:)

Để bảo vệ phần mềm chống việc đó, các công ti phần mềm đã nghĩ ra một số hình thức bảo vệ.
Hình thức đơn giản nhất là dùng mã số (serial): mỗi bản phần mềm (được công ty sản xuất trực tiếp sao chép) sẽ có một mã số riêng.
Bộ cài đặt của phần mềm sẽ kiểm tra mã số đó khi cài đặt, chỉ khi số seri do người dùng cung cấp đúng là số serial của bản phần mềm đang cài thì mới được coi là phần mềm hợp pháp.

Tuy nhiên có nhiều cách để thoát được kiểm tra này.

Cách thứ nhất là cờ-rắc/patch: tức là sửa đổi phần kiểm tra đó của phần mềm (để nó không kiểm tra nữa).
Cách này thường làm cho bản phần mềm đó hoạt động không ổn định và không đúng hoặc tiếu một số chức năng (vì một phần trong phần mềm bị chỉnh sửa).

Cách thứ hai là dùng một chuỗi số giống như một chuỗi serial thật.
Các công ti phần mềm sẽ dùng một thuật toán nào đó để sinh ra các số serial cho từng bản phần mềm.
Khi kiểm tra serial, họ cũng dùng một thuật toán để kiểm tra.
Nếu người phá khóa phần mềm biết được các thuật toán đó (vd: dựa vào việc đọc mã máy của phần mềm), họ sẽ viết được 1 chương trình tương tự (thường gọi là ******) có thể sinh ra các mã số giống như của công ti phần mềm sinh ra.
Và mã số này sẽ lừa được bộ phận kiểm tra.

Cách thứ ba là dùng những chuỗi serial thật.
Ví dụ một người mua một bản phần mềm thật sau đó cung cấp mã số cho những người khác (có thể cả bản phần mềm hoặc không, ví dụ như Windows + serial).
Những người khác có thể dùng mã số đó để đăng kí cho bản phần mềm của mình.
Mấy chiêu biến win không bản quyền thành có là dạng này.
Cao tay hơn là sưu tập lại tất cả các serial của các bản Windows rồi cung cấp cho người khác, đặc biệt là của những máy tính được cài sẵn Windows có bản quyền nhưng cũ quá không còn được sử dụng nữa.
Như thế là đủ để qua mặt được Microsoft.
Cách này làm phần mềm chạy ổn định nhất. Vì đó thực sự là một bản phần mềm có bản quyền (chỉ không hợp pháp thôi).
Tuy nhiên để chống lại việc này, họ sẽ đòi trưng ra đĩa bản quyền hoặc là đưa tem chứng nhận có kèm theo đĩa, hoặc active online

Các cách này đều là vi phạm bản quyền!
....................
Em thấy như bác đang giảng về cách crac.. vậy. Hị hị. :10::10::10:
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

:26:Chủ topic làm mình nhớ đến hồi sinh viên, chơi game VLTK :58:Trên mạng cho ra các loại AutoPlay cũng từng hì hụi tìm cách và nhờ anh google đẹp trai kiếm cờ rách hè hè.
Ý thức dùng đồ lậu nó ngấm vào máu mất rồi:52:
 
Lượt thích: umy
Ðề: Vấn đề bản quyền phần mềm

các anh cho em hỏi nếu cá nhân em xài phần mềm đồ họa (mua ngoài tiệm) mà ko có bản quyền vậy có bị truy tố hình sự không? hoặc nếu xài ***** thì có bị coi là thay đổi sản phẩm người khác không. có ai cho em biết giá các phần mềm đồ họa không? nếu muốn mua thì mua ở đâu?(hỏi vui thôi ,chứ sv làm gì mua nổi) phần mềm như: catia, photoshop, cad mechanical, solid work... biết gì nói ấy
Theo mình biết các phần mềm CAD/CAM đều có những phiên bản cho sinh viên hoặc ngành giáo dục/nghiên cứu; giá nhìn chung bằng con laptop hoặc desktop của bạn ... Tiết kiêm tiền chơi game chắc cũng có thể lấy được nhưng hình như SViên mình chưa quen kiểu đầu tư này.

Còn về vấn đề vi phạm bản quyền thì ở trên thê giới đâu cũng có. ở các nước châu A mình thì nhan nhản. Mình có quen 1 bác ở HH Bản quyền... Hàng năm cũng khởi kiện nhiều vụ vi phạm bản quyền, nhưng vấn đề phải có người 'tài trợ" đi làm thì mới làm được còn nếu không thì cũng ngồi chơi thôi
 
Lượt thích: umy
Top