Vấn đề ổ lăn

Author
Các bác cho em hỏi chút về ổ lăn, như ổ lăn thực tế ta nhìn thấy, em muốn hỏi người ta làm thế nào cho bi (đũa ) vào giữa vòng trong và vòng ngoài mà đảm bảo đọ chính xác cao như vậy.
 
Ðề: Vấn đề ổ lăn

Vấn đề này trước đây mình cũng đã vắt óc suy nghĩ nhưng bó tay. một hôm xem trên youtube chương trình How it made mới biết người ta cho bi vào thế nào. Xem xong mới thấy quá đơn giản hihi, nhiều khi cứ nghĩ nó phức tạp đâm ra thành rổi rắm.
Mình nói qua nhé.
Ca bi trong, ngoài, viên bi được gia công hoàn thiện.
Đặt lệch tâm hai ca bi ngoài và trong sẽ dc khe hở lớn.
Cho bi vào từ khe rộng đó
Xếp bi đều sau đó mới lắp vòng cách
Tán 2 vòng cách là ok. Đơn giản đúng ko hihi.
Đối vbi tang trống 2 dãy tự lựa vòng cách bằng đồng đúc thì minh ko dõ họ ép vòng cách kiểu gi nhưg ở ca trong họ làm khuyết một cung để nhét vừa viên bi vào.
Tiện mình kể câu truyện vui về vấn đề đơn giản nhưng tư duy thành phức tạp:
Trong cuộc chiến trạnh lạnh giữa Nga và Mĩ. Hai cường quốc trong giai đoạn đua nhau về công nghệ chinh phục vũ trụ.
Vấn đề gặp phải khi lên môi trường chân ko thi ko loại bút mực nào viết được lên giấy lên ko thể ghi chép được.
Người Mĩ về phát động cuộc thi thiết kế một loại bút viết được tong môi trường chân ko. Sau một năm họ đã sx dc chiếc bút đó với chi phí 1tỉ đôla và khoe với thế giới về thành quả đó. Họ gọi đó là bước đột phá.
Sau khi xem chiếc bút đó xong người Nga cười khẩy và nói :
- Ta chỉ cần chiếc bút chì là xong.
Ngườ Mĩ........
 

Forzet

New Member
Ðề: Vấn đề ổ lăn

Bạn vinhub chưa hiểu quá trình lắp bi cầu rồi, trong thì đơn giản nhưng ko phải vậy.

Khi lắp lệch tâm vòng trong & ngoài thì họ xếp được gần hết viên bi vào trong, nhưng viên bi cuối cùng thì ko nhét vào được do các viên bi kia đã đẩy vòng trong cao dần lên và làm mất khe hở nhét viên bi cuối.

Do vậy, trong giai đoạn nhét viên bi cuối cùng vào, thì vòng ngoài của bi cầu được tác động 1 lực được tính toán sẵn khiến vòng ngoài tạo hình ô van, mở ra khe hở nhét viên bi cuối vào và lực ép trở về 0 => vòng ngoài sẽ trở về hình cầu bình thường, quy trình làm bằng máy này mất chưa đầy 0.1s để hoàn thành!

Về bi SRB - Tang trống 2 dãy tự lựa, có 2 loại vòng cách:

Bằng đồng thau: Đồng ở mức nào đấy có tính đàn hồi cao, họ chỉ cần nhét viên bi vào vòng cách là tự động nó giữ bi lại thôi, do vòng cách đồng thau là loại 1 mảnh, gia công cùng biên dạng con lăn tang trống.

Bằng thép: Có ngàm 1 chiều ở ô vòng cách, phía đáy lớn của con lăn tang trống lại có 1 khấc tròn, khấc này ăn khớp với ngàm 1 chiều sẽ giữ con lăn. Bạn tháo vòng bi này ra sẽ hiểu.

Bi đũa 1 dãy, thì sơ bộ như sau:

Vòng cách bằng Poliamide: Poliamide có tính đàn hồi do vậy, ấn bi vào là xong
Vòng cách bằng thép thì chia làm nhiều loại, nhưng tựu trung vẫn là sử dụng cách nhấn, có thể gia nhiệt vòng cách để giãn nờ rồi nhét bi vào
Vòng cách bằng đồng thau thì có 2 dạng, 1 dạng là 2 nữa ghép hông, 1 dạng là nguyên khối thì cách lắp cũng là ép vào thôi.
 
Author
Ðề: Vấn đề ổ lăn

Em cũng đã xem trước và hiểu sơ sơ như bác Vinhub rồi.
Như bác Forzet nói thì vòng ngoài đã bị tác dụng lực biến dạng thàn hình ô van sau đó lại biến về hình cầu, như vậy nghe có vẻ không hợp lý lắm và liệu làm sao có thể đảm bảo độ chính xác với những ổ lăn đòi hỏi độ chính xác cao ?
Nhân tiện thì theo em được biết thì ổ lăn sẽ có số bi lẻ, vậy em hỏi nguyên nhân lại chọn số bi lẻ là như thế nào ?
Cám ơn các bác nhé.
 
H

huenghia92

Ðề: Vấn đề ổ lăn

bác Vinhub: lỡ ngòi chì nó gãy thì sao hả bác. nó có ảnh hưởng gì k? :)
 
Ðề: Vấn đề ổ lăn

ựa,làm vòng bi mà dễ vậy trên thế giới đã đầy người làm,vòng bi là 1 chi tiết chính xác cao,cách cho bi vao đơn giản nhưng chưa chắc đã dễ,cứ thử phá 1 vòng ra rồi lắp lại xem(phá vòng cách,dồn bi,đóng vòng trong ra,lúc lắp vào,cái viên cuối,phải nện búa khá là mạnh mới vào)
giờ mới biết cách làm bằng máy thế nào,chính xác khủng khiếp :V
 
Author
Ðề: Vấn đề ổ lăn

Vậy bác daomanhhung cho xem clip cái xem nó tn ?
 
H

ha noi

Ðề: Vấn đề ổ lăn

mình đang làm luận văn tốt nghiệp về air bearing bạn nào có tài liệ liện quan cho mình xin với nhé .thanks
 
Top