Văn hóa Nghề và Nghiệp

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nghề và Nghiệp của mỗi con người giúp họ sinh tồn và phát triển. Nghề và Nghiệp được gộp chung là Nghề Nghiệp. Văn hóa của Nghề nghiệp hiện nay rất được coi trọng trong mỗi doanh nghiệp và mỗi người Lao động.
Tôi chọn mục An toàn lao động để đặt bài này cũng là vì:
+ Nếu tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động thì người Lao động sẽ hạn chế tối đa tai nạn Lao động.
+ Nếu người lao động tuân thủ các quy trình công nghệ thì sẽ hạn chế được các sai hỏng trong quá trình làm việc xuống mức thấp nhất.
+ Nếu người Lao động tuân thủ luật pháp sẽ không có những cuộc đình công tự phát, sẽ không có sự ngược đãi của cấp trên dành cho cấp dưới, sẽ không có những cá nhân tự ý nghỉ việc và sẵn sàng nghỉ việc khi không đàm phán được với lãnh đạo.
+ v.v...

Tôi tạo mục Văn hóa Nghề và Nghiệp để cùng mọi người thảo luận về vấn đề Văn hóa nghề nghiệp mà mọi người cần, mọi người thấy. Chúng ta sẽ cùng thảo luận.

Cảm ơn cả nhà đã tham gia!
-LND-
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Làm Xếp cũng cần phải có Đạo làm Xếp, 1 người làm lãnh đạo cần nhiều đức tính quý báu để điều hành Doanh nghiệp, Phân xưởng, Tổ, Nhóm.
Vậy theo các bạn, người làm Xếp cần có những đức tính quý báu gì?
 
U

ubuntu

Author
Làm Xếp cũng cần phải có Đạo làm Xếp, 1 người làm lãnh đạo cần nhiều đức tính quý báu để điều hành Doanh nghiệp, Phân xưởng, Tổ, Nhóm.
Vậy theo các bạn, người làm Xếp cần có những đức tính quý báu gì?
Theo tôi thì có rất nhiều đức tính ảnh hưởng tới công việc mình đang làm. Suy nghĩ và nhìn lại một lúc thấy mỗi một trường hợp mình gặp có các đức tính tốt khác nhau, doanh nghiệp to nhỏ khác nhau, ngành nghề khác nhau v.v nhưng chung lại là đều thành đạt cả -> Tất cả đều có tài.
Nói tóm lại theo các cụ xưa có câu:
"CÓ TÀI CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ ĂN". không biết có đúng với câu gốc hay không?
Theo tôi nếu có tài và có đức thì không cớ làm xếp mà làm quân cũng đều tốt cả.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Câu nói này cũng đúng nhiều phần, dù sao trong công việc thì sự hội tụ của "Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa" vẫn là yếu tố khá quan trọng cho mỗi người.
Người có Tài và có Đức ắt hẳn là người chiếm được Nhân hòa và có thể có thêm Địa lợi chỉ thiếu có Thiên thời.

Chắc chắn người có Tài và có Đức là người lãnh đạo hỗ trợ cho nhân viên được làm việc trong điều kiện thuận lợi, không vất vả mà vẫn thành công. Quan tâm và chăm lo tới tâm tư tình cảm của người dưới quyền, thúc đẩy công việc được thuận buồm xuôi gió.

Ắt hẳn doanh nghiệp hay đơn vị nào có được người lãnh đạo có Tài và có Đức sẽ là 1 Doanh nghiệp Mạnh hay một Đơn vị Mạnh.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Một người Công nhân tuân thủ đúng và đủ các quy định của Doanh nghiệp mà người này đang công tác có được coi là người Công nhân có văn hóa không?
 
U

ubuntu

Author
Một người Công nhân tuân thủ đúng và đủ các quy định của Doanh nghiệp mà người này đang công tác có được coi là người Công nhân có văn hóa không?
Một người công nhân trước hết họ là một con người, làm việc trong một doanh nghiệp hay một tổ chức, họ là một mắt xích không thể thiếu trong sự hoạt động của doanh nghiệp đó. Thiếu họ giới chủ hay người sử dụng lao động cũng khó làm được công việc của họ đang làm.

Từ lâu bản thân tôi nghĩ danh giới giữa vị trí lãnh đạo và công nhân là nhỏ bé. Vì suy cho cùng họ là công nhân của mình còn mình là công nhân của xã hội. Xã hội đã tự phân công công việc cho mỗi người. Trước đây mình cũng làm công việc của các người công nhân nên hiểu thế nào là các quy định của Doanh nghiệp.
Có những công nhân thực hiện rất tốt các Quy định do doanh nghiệp đặt ra, đi làm đúng giờ, trong giờ làm việc không vi phạm các quy tắc đã đặt ra v.v nhưng hễ khi có một vị trí của một công ty khác có thu nhập cao hơn thì họ sẵn sàng ra đi mặc dù điều kiện làm việc chưa chắc bằng nhau.
Cũng một người công nhân khác khi làm việc họ thường đưa ra các cách làm nhanh nhất khi thực hiện cùng công việc như nhau có tính sáng tạo cao nhưng việc thực hiện các quy tắc không như người trên.
Hai ví dụ cho thấy khái niệm về văn hóa của người công nhân là một khái niệm rộng khó đưa ra đánh giá chung.
Nếu thực hiện tốt và đầy đủ các Quy định của Doanh nghiệp hoặc tổ chức chưa chắc đã là người có văn hóa và ngược lại.
Theo tôi phát huy tinh thần làm chủ của người công nhân trong công việc tốt hơn gò bó họ trong các Quy định.
Tuy nhiên các Quy định về an toàn trong lao động, về các thao tác trong khi vận hành máy thì nhất nhất phải tuân thủ vì nói chung công nhân hay lơ là với các Quy định này.
 
Top