Vật liệu dụng cụ cắt

  • Thread starter vuvanquynh
  • Ngày mở chủ đề
V

vuvanquynh

Author
Khi học về vật liệu làm dao cắt người ta thường trình bày về từng loại ( thép C dụng cụ , thép hợp kim , hợp kim cứng ,...) Mình muốn biết theo tiêu chuẩn ISO người ta phân loại vật liệu DCC như thế nào .
Có rất nhiều mác dụng cụ của các hãng trên thế giới , làm sao để biết và lựa chọn DCC phù hợp với dạng gia công , vật liệu gia công , ...
Mong mọi người ai biết trả lời giúp . Thanks!
 
vấn đề này mình nghĩ là bạn nên đọc lại sách dụng cụ cắt, theo mình được biết thì có một số dụng cụ cắt họ nhìn vào mầu sắc mà đoán đó là vật liệu gì. còn mình thấy khi mua một dụng cụ cắt nào đó thì trên nhẵn hiệu sẽ đề tên vật liệu dụng cụ cắt là gì vì vật liệu dụng cụ cắt rất quan trọng cho việc xác định vật liệu đá mài và nhiều mục đích khác.mình vẫn đang học nên mong mọi người chỉ giáo thêm.thank you
 
thường thì dụng cụ cắt yêu cầu có độ cứng cao hơn vật liệu gia công
 

TYA

Well-Known Member
Khi học về vật liệu làm dao cắt người ta thường trình bày về từng loại ( thép C dụng cụ , thép hợp kim , hợp kim cứng ,...) Mình muốn biết theo tiêu chuẩn ISO người ta phân loại vật liệu DCC như thế nào .
Có rất nhiều mác dụng cụ của các hãng trên thế giới , làm sao để biết và lựa chọn DCC phù hợp với dạng gia công , vật liệu gia công , ...
Mong mọi người ai biết trả lời giúp . Thanks!

Câu trả lời cho vấn đề này hơi dài. Ở đây tớ trình bày tóm tắt.

1. Về t/c ISO
Đây là 1 trong 2 tiêu chuẩn tiêu biểu sử dụng nhiều nhất cho vật liệu dao cacbit (ANSI và ISO)

ISO được sử dụng nhiều ở Châu Âu, gồm 3 hạng mục, kí hiệu P,M,K :

P(màu xanh): sử dụng cho gia công thép nói chung, phoi dài
M(màu vàng): sử dụng gia công thép, phoi ngắn(gang) và phoi dài
và các vật liệu không chứa sắt (non-fertit)
K(màu đỏ) : gia công kim loại phoi ngắn + vl không sắt + vl phi kim

Trong các mục PMK thì lại chia cụ thể theo cấp.

P01 >>>tiện tinh, khoét trong điều kiện rung động, gia công tự do
P10>>>Tiện, chép hình, cắt ren, phay ở chế độ cắt tinh và bán tinh
P20>>>Tiện, chép hình, phay ở tốc độ trung bình
P30>>>Tiện phay ở bước tiến lớn , va đập, rung động
P40>>>Tiện phay trong các điều kiện bất thường, không mong đợi
P50>>>Gia công các công đoạn yêu cầu độ dai của dao tối đa

Theo chiều P01~P50 thì bước tiến tăng dần, độ dai tăng dần nhưng tốc độ cắt giảm dần và chịu mòn giảm dần


M10>>>Gia công tinh thép không gỉ và gang đúc
M20>>>Gia côn thép không gỉ và gang xám
M30>>>Gia coong thô vật liệu dai (vd inox)
M40>>>Gia công , cắt đứt các thép cacbon thấp, hợp kim thấp và vl không chứa sắt

K01>>>Tiện tinh, khoét, phay các vl rất cứng, gốm, nhựa làm hạt mài...
K10>>>Tiện phay khoan khoét thép đúc, hợp kim không chứa sắt, nhựa, cao su...
K20>>>gia công đồng, nhôm,kẽm...và đồng thau yêu cầu độ dai của cacbit
K30>>>Gia công các thép mềm, thép đúc mềm trong điều kiện không mong muốn

K40>>>Gia công gỗ và vl kim loại chứa sắt trong điều kiện không mong muốn

Theo thứ tự K01~K40, độ dai và bước tiến tăng dần.


Hệ thống ANSI chia theo các cấp C1,2~C8
 
cam ơn anh TYA đã cho tụi em những thông tin rất quý.nhưng em muốn hỏi với vật liệu dụng cụ cắt là thép gió và ceramic(gốm) , kim cương thì sao ạ
 

TYA

Well-Known Member
cam ơn anh TYA .......... em muốn hỏi với vật liệu dụng cụ cắt là thép gió và ceramic(gốm) , kim cương thì sao ạ
Về các vật liệu em vừa nêu, anh không biết có tiêu chuẩn ISO cho chúng chưa.

Như diamond thì có tiêu chuẩn ISO, nhưng là tiêu chuẩn đánh giá độ tinh khiết, và các chỉ tiêu khác về độ trong, màu sắc ,.... để ..... đánh giá giá trị chứ không phải tiêu chuẩn liên quan đến gia công cơ khí.

Nhưng về HSS, Ceramic và diamond... thì chúng được ứng dụng như thế này :

HSS >>> g/c tốc độ thấp , va đập mạnh

đặc tính : dai hơn cacbit

ưu điểm : rẻ hơn cacbit, tuổi thọ cao hơn và bề mặt tốt hơn

Cacbit>>>gc thô đến tinh các loại thép, thép không gỉ, hợp kim chịu nhiệt, hợp kim không chứa sắt, phi kim

đặc tính : Rất dai, cạnh cắt chống mòn khá tốt

ưu điểm : tốc độ cao hơn cacbit, dai hơn cacbit phủ

Cacbit phủ(PVD)>>>gc thép, thép hk không gỉ/chịu nhiệt, vl khó gia công, nhôm, thép các bon, thép hk

đặct tính : rất dai, tản nhiệt tốt, chịu sốc va đập. Cạnh cắt khỏe. Chống lẹo dao rất tốt

Ưu điểm : Cùng tuổi thọ với cacbit không phủ nhưng tốc độ có thể tăng 15%

Cermet >>>Gia công tinh các thép các bon, thép đúc, thép hợp kim, thép không gỉ, hợp kim nhôm

đặc tính : Chống mòn tốt, chịu được sốc nhiệt

ưu điểm : tuổi thọ gấp 20 lần dao cacbit không phủ

Ceramic(nền nhôm)>>>gia công cao tốc thô tinh các thép và gang đúc

đặc tính : độ cứng cao, trơ lì hóa học-> chịu mòn hóa học tốt

ưu điểm : bề mặt gia công tốt ở tốc độ cao, bước tiến lớn

Ceramic(nền silicon)>>>gia công thô, tinh thép đúc, gang đúc

đặc tính : độ cứng cao và dai, chịu sốc nhiệt

ưu điểm : tốc độ cắt trên 5000sfm

PVD(kim cương đa tinh thể)>>>Gia công các kim loại màu, các vật liệu mềm, phi kim

đặc tính : Độ cứng của kim cương, có độ dai. Chống mòn rất tốt

ưu điểm : tuổi thọ trên 30 lần dao cacbit

CBN(tinh thể bo-nitrit lập phương)>>> gia công các thép sau nhiệt luyện (>50HRC or >480HBN)

đặc tính : siêu cứng, chịu mòn cực tốt, chống sốc cơ học( chịu va đập)

ưu điểm : Tuổi thọ >> Cácbit ! Thay thế và giảm chi phí cao của mài
 
M

MTAM

Author
Tớ xin có vài góp ý TYA nhé!
Về các vật liệu em vừa nêu, anh không biết có tiêu chuẩn ISO cho chúng chưa.Như diamond thì có tiêu chuẩn ISO, nhưng là tiêu chuẩn đánh giá độ tinh khiết, và các chỉ tiêu khác về độ trong, màu sắc ,.... để ..... đánh giá giá trị chứ không phải tiêu chuẩn liên quan đến gia công cơ khí.
Nhưng về HSS, Ceramic và diamond... thì chúng được ứng dụng như thế này :
HSS >>> g/c tốc độ thấp , va đập mạnh, độ cứng đạt 800Hv
đặc tính : dai (chính xác là độ bền uốn cao hơn) hơn cacbit
ưu điểm : rẻ hơn cacbit, tuổi thọ cao hơn và bề mặt tốt hơn (rẻ, chịu mài mòn kém hơn cacbit nhưng chịu va đập tốt hơn)
Cacbit>>>gc thô đến tinh các loại thép, thép không gỉ, hợp kim chịu nhiệt, hợp kim không chứa sắt, phi kim (thường được dùng gia công thô gang, KL màu)
đặc tính : Rất dai (?), cạnh cắt chống mòn khá tốt, độ cứng 1600Hv
ưu điểm : tốc độ cao hơn cacbit (HSS), dai (?) hơn cacbit phủ
Cacbit phủ(PVD)>>>gc thép, thép hk không gỉ/chịu nhiệt, vl khó gia công, nhôm (thường dùng cacbit để gc), thép các bon, thép hk, gang
đặct tính : rất dai, tản nhiệt tốt, chịu sốc va đập. Cạnh cắt khỏe. Chống lẹo dao rất tốt, ma sát giữa dao và vật liệu gc nhỏ nên bề mặt tốt, thường dùng cho gc tinh.
Ưu điểm : Cùng tuổi thọ với cacbit không phủ nhưng tốc độ có thể tăng 15% (độ cứng và tuổi thọ tốt hơn so với cacbit không phủ)
Cermet >>>Gia công tinh các thép các bon, thép đúc, thép hợp kim, thép không gỉ, hợp kim nhôm (dùng diamond để gc tinh)
đặc tính : Chống mòn tốt, chịu được sốc nhiệt, độ cứng 1800Hv
ưu điểm : tuổi thọ gấp 20 lần dao cacbit không phủ, chịu mài mòn tốt hơn cacbit nhưng chịu va đập kém hơn (gc va đập kém hơn cacbit nhiều)
Ceramic(nền nhôm Al2O3)>>>gia công cao tốc thô tinh các thép sau nhiệt luyện và gang đúcđặc tính : độ cứng cao 2200Hv ~ 2400Hv, trơ lì hóa học-> chịu mòn hóa học tốt, chịu va đập kém
ưu điểm : bề mặt gia công tốt ở tốc độ cao, bước tiến lớn, có thể gc tốt thép đã nhiệt luyện đạt ~ 65HRC, đặc biệt là gang
Ceramic(nền silicon Si3N4)>>>gia công thô, tinh thép đúc, gang đúc (gia công tinh gang và thép sau nhiệt luyện (không va đập))đặc tính : độ cứng cao và dai, chịu sốc nhiệt, độ cúng thấp hơn loại ceramic trên
ưu điểm : tốc độ cắt trên 5000sfm, rẻ chịu mài mòn tốt
PVD(kim cương đa tinh thể)>>>Gia công các kim loại màu, các vật liệu mềm, phi kim
đặc tính : Độ cứng của kim cương (vô địch về độ cứng nhưng kém nhất về độ bền uốn), có độ dai. Chống mòn rất tốt
ưu điểm : tuổi thọ trên 30 lần dao cacbit (cái này không nói được à, nếu dùng không đúng thì tuổi thọ thua xa cả HSS ấy chứ)
CBN(tinh thể bo-nitrit lập phương)>>> gia công các thép sau nhiệt luyện (>50HRC (>65HRC) or >480HBN), gang, gc va đập tốt hơn ceramic
đặc tính : siêu cứng (độ cứng chỉ kém hơn diamond), chịu mòn cực tốt, chống sốc cơ học( chịu va đập)
ưu điểm : Tuổi thọ >> Cácbit ! Thay thế và giảm chi phí cao của mài
 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
Cảm ơn bác mtam hiệu đính.

Nhưng , đầu tiên em bổ xung là :NHỮNG SO SÁNH VỀ ĐẶC TÍNH, ƯU ĐIỂM TRÊN LÀ ĐẶT TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG RIÊNG LẺ, TIÊU BIỂU (THẾ MẠNH) CỦA TƯGNF VẬT LIỆU DAO, TỨC LÀ ỨNG DỤNG PHÙ HỢP

SO SÁNH CHUNG CHUNG THÌ KHÔNG ĐƯỢC NHW VẬY.

Ví dụ Kim cương thọ > 30 lần cacbit khi đem kim cương cắt nhôm (và cacbit cũng đem cắt nhôm) chứ không so khi cắt thép (kim cương chết ngay)

Dòng chữ đỏ số 2 từ trên xuóng, em không cho rằng HSS có độ bền uốn cao hơn đâu. HSS có độ dai cao hơn là chính xác (khi tồn tại 1 vết nứt nhỏ - nó không suy suyển độ bền nhanh như cacbit), cácbit khi tốn tại vết nứt là đi luôn...
 
em xin cam on anh TYA . tiện đây em xin hỏi về tiện cứng, anh có thể giúp em hiểu về tiện cứng kô? em chỉ biết tiện cứng là tiện ỏ tốc độ cao và sử dụng mảnh dao có độ cứng, độ bền nhiệt , độ cứng nóng cao... như mảnh CBN và khi tiện cứng thường kô sử dụng dung dịch làm muội.cảm ơn anh.
 

TYA

Well-Known Member
@shachoo
Em đọc trên Meschanel #5 trước đi rồi tìm hiểu thêm thì hỏi nha
 
thank you anh nhe.em se xem lai topic truoc , co gì không hiểu mong anh giúp em nhe.

 
Last edited by a moderator:
Câu trả lời cho vấn đề này hơi dài. Ở đây tớ trình bày tóm tắt.

1. Về t/c ISO
Đây là 1 trong 2 tiêu chuẩn tiêu biểu sử dụng nhiều nhất cho vật liệu dao cacbit (ANSI và ISO)

ISO được sử dụng nhiều ở Châu Âu, gồm 3 hạng mục, kí hiệu P,M,K :

P(màu xanh): sử dụng cho gia công thép nói chung, phoi dài
M(màu vàng): sử dụng gia công thép, phoi ngắn(gang) và phoi dài
và các vật liệu không chứa sắt (non-fertit)
K(màu đỏ) : gia công kim loại phoi ngắn + vl không sắt + vl phi kim

Trong các mục PMK thì lại chia cụ thể theo cấp.

P01 >>>tiện tinh, khoét trong điều kiện rung động, gia công tự do
P10>>>Tiện, chép hình, cắt ren, phay ở chế độ cắt tinh và bán tinh
P20>>>Tiện, chép hình, phay ở tốc độ trung bình
P30>>>Tiện phay ở bước tiến lớn , va đập, rung động
P40>>>Tiện phay trong các điều kiện bất thường, không mong đợi
P50>>>Gia công các công đoạn yêu cầu độ dai của dao tối đa

Theo chiều P01~P50 thì bước tiến tăng dần, độ dai tăng dần nhưng tốc độ cắt giảm dần và chịu mòn giảm dần


M10>>>Gia công tinh thép không gỉ và gang đúc
M20>>>Gia côn thép không gỉ và gang xám
M30>>>Gia coong thô vật liệu dai (vd inox)
M40>>>Gia công , cắt đứt các thép cacbon thấp, hợp kim thấp và vl không chứa sắt

K01>>>Tiện tinh, khoét, phay các vl rất cứng, gốm, nhựa làm hạt mài...
K10>>>Tiện phay khoan khoét thép đúc, hợp kim không chứa sắt, nhựa, cao su...
K20>>>gia công đồng, nhôm,kẽm...và đồng thau yêu cầu độ dai của cacbit
K30>>>Gia công các thép mềm, thép đúc mềm trong điều kiện không mong muốn

K40>>>Gia công gỗ và vl kim loại chứa sắt trong điều kiện không mong muốn

Theo thứ tự K01~K40, độ dai và bước tiến tăng dần.


Hệ thống ANSI chia theo các cấp C1,2~C8
Xin lỗi phải góp ý với bác,

Vật liệu "bị" cắt thường chia làm 6 loại:

P: Thép, bao gồm: thép các bon thấp, thép các bon cao, thép hợp kim (hợp kim thấp và hợp kim cao).

M: Thép I-nox (> 13 % Cr), còn gọi là thép không rỉ.

K: Gang, bao gồm găng xám, gang trắng và gang cầu (khó gia công nhất)

N: Vật liệu không sắt, như nhôm, đồng, kẽm... nhựa

S: Kim loại chịu nhiệt, nền Titan hoặc Niken...

H: Kim loại đã tôi, đạt độ cứng cao ( > 40 HRC)

Với mỗi nhóm vật liệu trên, lại chia thành nhiều nhóm nhỏ... vì thời gian có hạn, tôi không trình bày chi tiết, các bác xem tài liệu của Sandvik vậy nhé, rất đầy đủ và chính xác.
 
M

MTAM

Author
Bạn Rieckermann nói chính xác, các vật liệu của chi tiết gia công được chia đúng như vậy. Vật liệu gia công của mình là loại nào thì mình đã biết rồi, vấn đề là làm sao chọn cho đúng vật liệu dao để gia công cho phù hợp. Mà chọn được vật liệu dao đúng mới chỉ là bước đầu mà thôi, để có được chi tiết phù hợp yêu cầu với chi phí hợp lý nhất còn rất nhiều việc chờ người gia công.
 
T

TúK

Author
Ðề: Vật liệu dụng cụ cắt

Xin giải thích cho em về việc chọn vật liệu làm Dụng Cụ Cắt.
Nhóm 1 cacbit BK : gia công gang, thép sau tôi.
Nhóm 2 cacbit TK: gia công thé
Nhóm 3 cacbit TTK: gia công thép bền nhiệt, thép không gỉ.
Tại sao lạ phân loại vật liệu gia công cho mỗi nhóm hợp kim cứng như vậy? Phân loại nhờ thuộc tính nào?
 
Gửi các bác ít tài liệu về dụng cụ cắt gọt của SECO TOOLS.
Giúp các bác hiểu được cách phân loại vật liệu gia công (các màu tương ứng với P, M, K, N là màu phoi đấy).
Em sẽ up dần dần, sợ các bác k hấp thụ kịp thôi =))
 
Top