Vật liệu làm dao tiện

Author
Ai có tài liệu về vật liệu làm dao tiện thì post lên cho mình với. :6:Mình đã tìm mà vẫn chưa thâý ! Rất mong mọi người giúp đỡ!
 
Hello Canic,

Bạn hỏi vật liệu cán dao hay vật liệu lưỡi dao?
Vật liệu cán dao chắc là bạn biết rồi, còn vật liệu lưỡi dao thì có 6 loại cơ bản như sau:

1. Thép gió (HSS)
2. Hợp kim bột thiêu kết, nền Coban (Carbide)
3. Hợp kim bột thiêu kết kiểu Cermet.
4. Gốm (Ceramic)
5. Tinh thể Bo lập phương (CBN)
6. Kim cương nhân tạo (PCD)

(Tính chất và ứng dụng của từng loại như thế nào thì chú Giahuan vào nói tiếp nhé, xem có thuộc bài không?)





 
Last edited:
E

englsolid

xin phép bác Đông nhé, nếu bạn cần thông tin hay sản phẩm dao tiện, bạn hãy liên hệ với anh Đông nhé, chuyên gia đấy. từ a tới z luôn
 
xin phép bác Đông nhé, nếu bạn cần thông tin hay sản phẩm dao tiện, bạn hãy liên hệ với anh Đông nhé, chuyên gia đấy. từ a tới z luôn
Ơ hay, cái chú Englsolid này, anh chỉ chia sẻ thông tin thôi, không buôn bán dao nữa,
Nếu cần mua dao chắc các bạn biết mua ở đâu rồi, phải không ạ?
 
E

englsolid

hê hê, không buôn bán nữa bác làm middle cũng được. Không a tới z mới lạ. Dù sao cũng 1 thời vàng son mà
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Hello Canic,

Bạn hỏi vật liệu cán dao hay vật liệu lưỡi dao?
Vật liệu cán dao chắc là bạn biết rồi, còn vật liệu lưỡi dao thì có 6 loại cơ bản như sau:

1. Thép gió (HSS)
2. Hợp kim bột thiêu kết, nền Coban (Carbide)
3. Hợp kim bột thiêu kết kiểu Cermet.
4. Gốm (Ceramic)
5. Tinh thể Bo lập phương (CBN)
6. Kim cương nhân tạo (PCD)

(Tính chất và ứng dụng của từng loại như thế nào thì chú Giahuan vào nói tiếp nhé, xem có thuộc bài không?)


Ai lại dịch từ kỹ thuật ẩu thế bao giờ không? Tai hại cho những người chưa biết quá :68:

1. Dao carbide: trong trường hợp này thường là nói đến hợp kim bột của WC, TiC (carbit vônfram, carbit titan) ... sao lại dịch là hợp kim nền coban?

2. Cermet là một dạng gốm kim loại, thuộc nhóm vật liệu composite (tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Cermet)

3. CBN: cubic boron nitride ... vật liệu nitrid bo có cấu trúc tinh thể dạng lập phương, tốt nhất cứ gọi là CBN cho dễ vì tiếng Việt khó tìm được thuật ngữ tương đương. Tham khảo: http://cerncourier.com/cws/article/cern/28462; http://www.e6.com/en/education/thepropertiesofcubicboronnitride/

4. PCD: polycrytaline diamond - kim cương đa tinh thể. Theo định nghĩa, đây là loại dao kết hợp 2 lớp vật liệu (kim cương trên đế carbit), đâu phải là kim cương nhân tạo: http://www.hilti.com/holcom/modules/editorial/edit_singlepage.jsp?contentOID=72449
 
Ai lại dịch từ kỹ thuật ẩu thế bao giờ không? Tai hại cho những người chưa biết quá :68:

1. Dao carbide: trong trường hợp này thường là nói đến hợp kim bột của WC, TiC (carbit vônfram, carbit titan) ... sao lại dịch là hợp kim nền coban?

2. Cermet là một dạng gốm kim loại, thuộc nhóm vật liệu composite (tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Cermet)

3. CBN: cubic boron nitride ... vật liệu nitrid bo có cấu trúc tinh thể dạng lập phương, tốt nhất cứ gọi là CBN cho dễ vì tiếng Việt khó tìm được thuật ngữ tương đương. Tham khảo: http://cerncourier.com/cws/article/cern/28462; http://www.e6.com/en/education/thepropertiesofcubicboronnitride/

4. PCD: polycrytaline diamond - kim cương đa tinh thể. Theo định nghĩa, đây là loại dao kết hợp 2 lớp vật liệu (kim cương trên đế carbit), đâu phải là kim cương nhân tạo: http://www.hilti.com/holcom/modules/editorial/edit_singlepage.jsp?contentOID=72449
Cho em cãi bác 1 chút,

1. Em bảo nền Cô-ban, vì bột Cô-ban là bột nền, chiếm từ 60 - 70 % của thành phần Cac-bít
2. Vẫn là bột thiêu kết mà bác, cũng có thể gọi là composite, vì định nghĩa composite rất rộng, kể cả carbide vẫn có thể gọi là composite,
3. Thì bọn em vẫn gọi là CBN, nhưng đã viết tiếng Việt thì phải dịch ra chứ, bác nào dịch hay thì dịch hộ em cái.
4. Không phải kim cương tự nhiên, thì em gọi là kim cương nhân tạo, có sao đâu?
 
E

englsolid

các bác cứ tranh luận đi. Anh Ngọc - Đông. em ở giữa hưởng lợi. VÌ dịch về dao em hơi kém
 
Vừa rồi mình vừa làm tiểu luận về cái này, về Vật liệu làm dao nói chung, đây là file PowerPoint của mình, mọi người tham khảo rồi cho mình ý kiến bổ sung nhé
Thanks
 
Mình vừa đọc, ý kiến của mình:
- Nội dung sơ sài khi trình bày về thành phần vật liệu của dụng cụ cắt.
- Dùng từ sai: " Yêu cầu đối với vật liệu làm dụng cụ cắt: - Cao hơn vật liệu làm dao" ???...
- Thiếu cập nhật: "Nitrit Bo lập phương(el-bo):
Ưu việt như kim cương, chịu được nhiệt độ rất cao tới 20000C
Chủ yếu dùng làm hạt mài trong các dụng cụ mài"


CBN dùng nhiều để làm mũi dao tiện, doa, phay... bạn tham khảo ở các hãng lớn nhé: Sumitomo, Sandvik, Seco...
- ...

Nếu bạn là sinh viên thì có thể thông cảm, làm được vậy là tốt rồi.
Nếu bạn muốn thành chuyên gia thì chưa được đâu...
 
Em là SV mới học mấy môn cơ sở a à. Hi vọng ra đi làm sẽ được tiếp cận thêm, học trong trường tụi em tham khảo SGK là chính, đấy là những cái cơ bản nhất mà.

Còn những góp ý của a, cho em hỏi tí nhé:
- E nghĩ là Vật liệu làm dụng cụ cắt là cái chung nhất, còn Vật liệu làm dao là cải riêng chứ ạ.
- El-Bo em chỉ tìm được bấy nhiêu thôi, sẽ tham khảo tài liệu thêm.
- Kim cương em biết là chịu được nhiệt thấp từ 800-1000 độ thôi mà, chủ yếu dùng chế tạo đá mài để mài sắc và mài bóng dụng cụ cắt.

Sai chỗ nào a giúp thêm nhé.
Thanks.
 
1. Em thấy tên vật liệu là danh pháp quốc tế, có lẽ nên để nguyên mà không phiên âm để dễ dàng hơn trong việc tra cứu, tránh nhầm lẫn và thiếu sót.

2. Theo em hiểu, cermet là vật liệu tổ hợp (composite) trên cơ sở nền kim loại, trường hợp ở đây là cobalt (Co) kết hợp với vật liệu gốm, được tổng hợp bằng công nghệ luyện kim bột thiêu kết dưới áp lực (HIP) hoặc truyền thống.

3. PCD- Polycrystalline Diamond đúng là kim cương nhân tạo, tổng hợp theo phương pháp CVD (khoảng 20 năm gần đây) hoặc dưới áp suất cao khoảng 5 GPa,1450 độ C, nó dùng để phân biệt với monocrystalline diamond (đơn tinh thể) chủ yếu dùng làm đồ trang sức.

@beend:
- Có lẽ bạn nên dùng danh pháp quốc tế, thống nhất trong toàn bộ thuyết trình tránh gây ngộ nhận, hiểu lầm (trang 14/16 Carbide/Cácbit) chẳng hạn, hoặc nhầm lẫn Nitrade Titan (không tồn tại hợp chất này, nếu có hoặc titanium nitrate/nitride, khác hẳn về đặc tính và cấu trúc).

- Độ chịu nhiệt đối với vật liệu chế tạo dụng cụ còn yêu cầu chỉ tiêu bền sốc nhiệt (thermal shock resistance). Đây là chỉ tiêu rất quan trọng. Ví dụ, PCD mặc dù có độ cứng cao hơn cBN khá nhiều ngoài ra chịu nhiệt rất tốt nhưng chưa chắc ưu việt hơn cBN. CBN bền sốc nhiệt hơn, cho phép làm nguội bằng dung dịch với tốc độ cao hơn...

- Hầu như bạn đã trình bày đầy đủ các hệ vật liệu thông dụng, tuy nhiên nếu cần thiết nên bổ xung thêm một số vật liệu:
+ Hợp kim: bao gồm cermet trên cơ sở carbon nitride (C3N4), boron carbonnitride (BxCyNz), Silicides...
+ Vật liệu gốm có thể bổ xung zirconia ZrO2, zirconia toughened alumina (ZTA) cho phong phú.
+ Vật liệu mài, đánh bóng thông dụng như bạn đề cập, còn Cr2O3, CeO2 cũng rất phổ biến.
 
Last edited:
Tại sao em không thấy các bác cho cả dao tiện, dao phay bằng kim cương thiên nhiên vào đây nhỉ? Vì chắc chắn bên em vẫn hay mua và sử dụng dao này mà!!!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Cho em cãi bác 1 chút,

1. Em bảo nền Cô-ban, vì bột Cô-ban là bột nền, chiếm từ 60 - 70 % của thành phần Cac-bít
2. Vẫn là bột thiêu kết mà bác, cũng có thể gọi là composite, vì định nghĩa composite rất rộng, kể cả carbide vẫn có thể gọi là composite,
3. Thì bọn em vẫn gọi là CBN, nhưng đã viết tiếng Việt thì phải dịch ra chứ, bác nào dịch hay thì dịch hộ em cái.
4. Không phải kim cương tự nhiên, thì em gọi là kim cương nhân tạo, có sao đâu?
1. Trong cái tên của nó không hề có một chữ nào nhắc đến coban, vậy dịch thế có được không? Đối với kỹ thuật thì đã dịch là yêu cầu đúng và chính xác, không thì cứ dùng tên nguyên gốc cho lành. Chẳng lẽ nếu dùng một vật liệu nền khác thì dao đó không được gọi là dao carbit?

2. Gốm kim loại là gốm kim loại, và nó đương nhiên không phải là bột thiêu kết (hiểu chính xác thì bột thiêu kết chính là 1 loại phụ gia trộn thêm vào, để khi thiêu kết sẽ bị nóng chảy tạo liên kết cho bột hợp kim chính). Còn các loại hợp kim cứng khi sử dụng đa phần đều ở dạng bột, và chế tạo bằng phương pháp: trộn phụ gia >>> ép tạo hình >> thiêu kết. Việc nhập nhèm 2 khái niệm của đồng chí là không tốt, vui lòng đọc lại định nghĩa về composite và carbide (chẳng có ai gọi carbide là composite cả, trừ đồng chí).

3. Đối với kỹ thuật, đã dịch thì phải dịch đúng, còn dịch sai thì để yên tên gốc còn tốt hơn.

4. Câu này tính là cãi cùn, kim cương đa tinh thể có thể là kim cương nhân tạo, nhưng hiểu theo chiều ngược lại thì sai hoàn toàn. Giống kiểu: thép Y8 là thép dụng cụ nhưng theo chiều ngược lại, thép dụng cụ là thép Y8 thì sai.
 
Dao này thì Kim cương thiên nhiên 100% đấy ạ! Sao ko thấy các bác nói đến nhỉ?


Posalux Diamond Tools

Posalux Type Tools are available in various shapes and sizes:

Diamond Size: 0.25 mm to 8 mm

Shapes:
  • 110 t0 180
  • 180
  • V 180
  • VRT


Degree:
  • Convex
  • Concave
  • V Lining
  • Lining
  • 3 side 180
  • 120/160 4 Cut
 
1. Trong cái tên của nó không hề có một chữ nào nhắc đến coban, vậy dịch thế có được không? Đối với kỹ thuật thì đã dịch là yêu cầu đúng và chính xác, không thì cứ dùng tên nguyên gốc cho lành. Chẳng lẽ nếu dùng một vật liệu nền khác thì dao đó không được gọi là dao carbit?

2. Gốm kim loại là gốm kim loại, và nó đương nhiên không phải là bột thiêu kết (hiểu chính xác thì bột thiêu kết chính là 1 loại phụ gia trộn thêm vào, để khi thiêu kết sẽ bị nóng chảy tạo liên kết cho bột hợp kim chính). Còn các loại hợp kim cứng khi sử dụng đa phần đều ở dạng bột, và chế tạo bằng phương pháp: trộn phụ gia >>> ép tạo hình >> thiêu kết. Việc nhập nhèm 2 khái niệm của đồng chí là không tốt, vui lòng đọc lại định nghĩa về composite và carbide (chẳng có ai gọi carbide là composite cả, trừ đồng chí).

3. Đối với kỹ thuật, đã dịch thì phải dịch đúng, còn dịch sai thì để yên tên gốc còn tốt hơn.

4. Câu này tính là cãi cùn, kim cương đa tinh thể có thể là kim cương nhân tạo, nhưng hiểu theo chiều ngược lại thì sai hoàn toàn. Giống kiểu: thép Y8 là thép dụng cụ nhưng theo chiều ngược lại, thép dụng cụ là thép Y8 thì sai.
Thôi chịu bác, nghề cũ của em là tăng năng suất cho khách hàng, giảm chi phí dao cụ cho khách hàng... còn lại về mặt từ ngữ thì ngoài phạm vi của em,

Em sẽ lại post tiếp, mời các bác ném đá, có gắng ném nhiều cho tay nó to,
 
Cơ bản thì kiếm quyển "Cutting Tool Applications" mà đọc. Để ý chương 1: "Cutting tool materials". File ebook tra Google tí là ra.
 
Dao này thì Kim cương thiên nhiên 100% đấy ạ! Sao ko thấy các bác nói đến nhỉ?

Posalux Diamond Tools

Posalux Type Tools are available in various shapes and sizes:

Diamond Size: 0.25 mm to 8 mm
Em không biết bác có nguồn thông tin tin cậy để trích dẫn hay không khi khẳng định đây là dao kim cuơng tự nhiên. Thú thực, em nghi ngờ điều đó.:13:

Bản thân kim cương nhân tạo hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật của kim cuơng tự nhiên, về độ cứng, độ thấu quang, chiết xuất, tỷ trọng... Nếu một ngừoi bình thường, không được đào tạo một cách chuyên nghiệp thẩm định kim cương, với thiết bị quang học, thạch học chắc chắn không thể phân biệt nổi đâu là kim cuơng tự nhiên hay nhân tạo. Giới hạn kỹ thuật hiện nay hiện đang còn rào cản khi tổng hợp kim cuơng nhân tạo đơn tinh thể với kích thứoc lơn hơn 3 carats thôi. Kết tinh kim cuơng đa tinh thể giờ công nghiệp hóa, sản xuất nhiều như bi ve rồi nên giá mới rẻ, mới có mà gắn hết dao với cả đá cắt, đá mài...

Kim cuơng tự nhiên khá đắt, đơn giản vì nó hiếm chứ không phải nó tốt hơn, đẹp hơn nhân tạo! Mỗi viên kim cuơng tự nhiên khi đưa ra thị trường, đều được thẩm định bằng những chuyên gia giàu kinh nghiệm và kèm chứng chỉ (passport), kể cả kích thước dưới 0.1 carats. Chuyện này là hoàn toàn có thể, bởi gần 50% kim cuơng tự nhiên hiện nay đều được khai thác tại Nam phi qua De Beers Kartel. Nếu kim cuơng tự nhiên mà rẻ, chắc cái slogan "A Diamond is forever" chắc phải gỡ xuống quá!

Đừng dẫn bạn gái vào đây nhá!

http://www.debeerseu.com/
 
Em không biết bác có nguồn thông tin tin cậy để trích dẫn hay không khi khẳng định đây là dao kim cuơng tự nhiên. Thú thực, em nghi ngờ điều đó.:13:
Kim cuơng tự nhiên khá đắt, đơn giản vì nó hiếm chứ không phải nó tốt hơn, đẹp hơn nhân tạo! Mỗi viên kim cuơng tự nhiên khi đưa ra thị trường, đều được thẩm định bằng những chuyên gia giàu kinh nghiệm và kèm chứng chỉ (passport), kể cả kích thước dưới 0.1 carats. Chuyện này là hoàn toàn có thể, bởi gần 50% kim cuơng tự nhiên hiện nay đều được khai thác tại Nam phi qua De Beers Kartel. Nếu kim cuơng tự nhiên mà rẻ, chắc cái slogan "A Diamond is forever" chắc phải gỡ xuống quá!

Đừng dẫn bạn gái vào đây nhá!

http://www.debeerseu.com/
Bác không là người trong nghề nên nghe thấy kim cương và cho ngay là đắt thì cũng phải thôi ạ. Kim cương đc xác định giá trị bởi 4 yếu tố:
-1:Màu sắc (đc phân từ D,E,F....X,Y,Z) màu D là loại ko mầu, trong suốt.. x,y,z là ngả vàng.....
- 2: vết rạn bên trong (cũng lại đc phân ra bắt đầu từ FL(Flawless-ko có khuyết tật.....SI...P.Ilà có khuyết tật.
-3: Trọng lượng đc tính theo đơn vị riêng Carat (1 carat=0,2gr) và giá trị tính theo cấp số nhân
-4: cuối cùng mới là hình dáng gia công...
Những viên bị loại khi chế tác đồ trang sức( vì màu sắc vàng, có vết rạn bên trong...v.v thì đc đưa ra làm dụng cụ cắt gọt như dao cắt kính, dao tiện, dao phay....hạt mài, hạt đánh bóng..v..v...vì nếu ko cũng chỉ là những viên sỏi thôi ạ... giá thì ko tính..chỉ vài chục ngàn vnd 1 viên to cỡ hạt lạc.:67:
1 con dao cắt bên trên họ bán ko dưới 200usd/con... dao này chuyên dùng cho cắt gọt kim loại mầu.. sau khi cắt gọt bề mặt gia công sáng óng mà ko cần đánh bóng... Em khẳng định con dao trên là kim cương thiên nhiên vì như vậy ạ. Bác muốn thử rất đơn giản: bác cho vào ngọn lửa hàn hơi..nếu là kim cương nhận tạo sẽ tự bốc cháy chỉ để lại lớp tro màu trắng như tàn thuốc lá...còn kim cương thiên nhiên thì bác đốt thoải mái dưới ngọn lửa 3000độC. Trong tự nhiên kim cương đc hình thành từ Cacbon... ở nhiệt độ rất cao, và áp suất cực lớn (thường nằm ở dộ sâu 150km dưới mặt đất) với điều kiện này trong phòng thí nghiệm là ko thể thực hiện đc..vì thế kim cương nhân tạo ko thể có độ cứng, và dộ chịu nhiệt bằng kim cương thiên nhiên.
Một vài hiểu biết của em về con dao cắt này là như vậy ạ, mời bác tiếp tục ném đá!
 
Last edited:
Những viên bị loại khi chế tác đồ trang sức( vì màu sắc vàng, có vết rạn bên trong...v.v thì đc đưa ra làm dụng cụ cắt gọt như dao cắt kính, dao tiện, dao phay....hạt mài, hạt đánh bóng..v..v...vì nếu ko cũng chỉ là những viên sỏi thôi ạ... giá thì ko tính..chỉ vài chục ngàn vnd 1 viên to cỡ hạt lạc.:67:
Thông tin này giờ em mới biết. Cứ nghĩ đơn giản kim cuơng tự nhiên đắt và hiếm, do đó mới có nhu cầu phát triển công nghệ chế tạo kim cương nhân tạo. Hơn nữa, tổng sản lượng khai thác kim cuơng tự nhiên hàng năm chỉ bằng 1/10 nhân tạo cho thấy nhu cầu sử dụng kim cương trong công nghiệp lớn thế nào.

Em chưa từng thử tổng hợp kim cương, và cũng không có ý định húc đầu vào kim cương, nó còn cứng hơn cả đá ấy chớ! Nên cũng chỉ tìm hiểu sơ sơ nhằm thỏa mãn tính tò mò. Có điều, theo như bác phân tích, điểm khác biệt lớn nhất giữa kim cương tự nhiên và nhân tạo là độ chịu nhiệt dưới tác dụng của ngọn lửa đèn xì (khoảng 1800 độ C) kim cương sẽ cháy. Liệu đây có phải là một trong những phương pháp thử nghiệm để đánh giá phân loại giữa tự nhiên và tổng hợp hay không thì em không chắc. Tuy nhiên, theo như công bố của một số hãng sản xuất kim cương nhân tạo quy mô công nghiệp, họ khẳng định rằng, kim cương tạo ra hoàn toàn có các tính chất kỹ thuật, và cả mỹ thuật như kim cương tự nhiên. Điều đó có nghĩa, cấu trúc tinh thể, mức độ xếp chặt, đặc tính cơ học, lý học, hóa học... của chúng là như nhau. Nói cách khác, kim cương tự nhiên đốt bằng lửa đèn khò cũng cháy thành tro như kim cương nhân tạo!

Kim cương hay bất kỳ dạng thù hình carbon nào cũng chịu được nhiệt độ cao trên 3500 độ C, nhưng đó là môi trường bảo vệ. Quan điểm cho rằng kim cương tự nhiên chịu được nhiệt độ cao em thấy không thuyết phục. Giá có một nắm thử, biết ngay!
 
Top