Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Author
Xin chào mọi người!
Em mới nhập môn Hypermesh và đang vấp phải vấn đề như này ạ, mong các cao thủ chỉ bảo: Em có 1 solid to, em Trim để tạo ra 2 solid nhỏ hơn. Khi đó 2 solid con sẽ có chung 1 surface. Vấn đề e muốn hỏi là xử lý bề mặt chung đó như nào, mesh 2 solid như nào để đảm bảo tính liên tục, tính kết nối giữa 2 solid con, đảm bảo tại surface chung đó chúng có nút và phần tử giống nhau.??
Em cảm ơn!!
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Bạn tìm lệnh gap trong contact, hoặc trong initial condition để nối 2 bề mặt. Lưu ý nếu code không hội tụ, bạn có thể chọn giải trong điều kiện dynamic quasi static, nhưng nếu giải bằng static đồng thời contact cũng chọn điều kiện stabilization thì phải kiểm tra điều kiện cân bằng lực và mô men tại mỗi bước tính, rất phức tạp, nghĩa là nên tránh trường hợp như vậy nếu có thể.
 
Author
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Bạn tìm lệnh gap trong contact, hoặc trong initial condition để nối 2 bề mặt. Lưu ý nếu code không hội tụ, bạn có thể chọn giải trong điều kiện dynamic quasi static, nhưng nếu giải bằng static đồng thời contact cũng chọn điều kiện stabilization thì phải kiểm tra điều kiện cân bằng lực và mô men tại mỗi bước tính, rất phức tạp, nghĩa là nên tránh trường hợp như vậy nếu có thể.


anh Pathetique ơi, anh nói rõ hơn được không ạ, em không tìm được mục Gap hay mục Contact nào trong Hypermesh cả :2: . em xin nói lại ạ: em có 2 solid con(em trim cho dễ chia thôi chứ về bản chất chúng là 1 solid, gắn liền với nhau), chung nhau 1 surface, bây h thì em mesh như nào để đảm bảo ở mặt chung đó chúng có cùng nút, cùng phần tử hả a?
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Anh hiểu nhầm câu hỏi của em nên mới nói gap với overclosure.

Anh không dùng hypermesh nên không rõ lắm. Mọi bữa có bạn làm đề tài dùng ls-dyna nhưng mesh thì xử lý giống em cũng bằng hypermesh, anh có forward cho bạn ấy rồi. Nếu em cần anh contact em và bạn ấy để trao đổi cho tiện.
 

thanhlh84

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Hi anh Pathetique,

Bạn gì đó nghiên cứu bên Nhật có hỏi em cách modelling trên HyperMesh tuy nhiên là Tetra mesh nên dễ hơn nhiều. Em đã hướng dẫn và xong rồi. Tuy nhiên, bạn này hỏi Hexa/Penta sẽ khó hơn một chút nữa. Đôi lúc không xong là phải làm lại từ đầu.

À anh Pathetique, anh có làm nhiều về Acoustic Analysis không ạ? Em có đọc tài liệu mà không hiểu một số khái niệm, mong anh chỉ giúp tiếng Việt nghĩa là gì (Em đọc tiếng Anh chả hiểu gì)
1. Modal Participation / Panel Participation
2. Radiated sound.
3. Density Sensitivity
4. Transfer path analysis
5. Order analysis
6. Equivalent Radiated Power / Equivalent Static Stiffness
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Acoustic thì mình chịu nên không nói liều được, chỗ mình có actran nhưng nó nằm trong package của MSCsoftware khi mua thôi chứ chẳng ai dùng bao giờ, thường bên tàu thủy và máy bay dùng nhiều, hoặc xe hơi.

Mình làm chủ yếu cơ/nhiệt, điện từ và fluid/structure interaction thôi.
 
Author
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Anh hiểu nhầm câu hỏi của em nên mới nói gap với overclosure.

Anh không dùng hypermesh nên không rõ lắm. Mọi bữa có bạn làm đề tài dùng ls-dyna nhưng mesh thì xử lý giống em cũng bằng hypermesh, anh có forward cho bạn ấy rồi. Nếu em cần anh contact em và bạn ấy để trao đổi cho tiện.
vâng, anh contact giúp em với ạ, em cảm ơn anh!
 
Author
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Hi anh Pathetique,

Bạn gì đó nghiên cứu bên Nhật có hỏi em cách modelling trên HyperMesh tuy nhiên là Tetra mesh nên dễ hơn nhiều. Em đã hướng dẫn và xong rồi. Tuy nhiên, bạn này hỏi Hexa/Penta sẽ khó hơn một chút nữa. Đôi lúc không xong là phải làm lại từ đầu.

À anh Pathetique, anh có làm nhiều về Acoustic Analysis không ạ? Em có đọc tài liệu mà không hiểu một số khái niệm, mong anh chỉ giúp tiếng Việt nghĩa là gì (Em đọc tiếng Anh chả hiểu gì)
1. Modal Participation / Panel Participation
2. Radiated sound.
3. Density Sensitivity
4. Transfer path analysis
5. Order analysis
6. Equivalent Radiated Power / Equivalent Static Stiffness
Anh thanhlh84,em co thấy 1 topic có 1 bạn hỏi tương tự như em, anh có trả lời trong đó. Vậy bây giờ anh giải đáp lại giúp em được không ạ. Cụ thể là em có 1 vỏ điện thoại như nay:
[/URL][/IMG]
Nó có các gân nhỏ ở viền như này:
[/URL][/IMG]
em đã Split cái cả cái solid to thành cái vỏ riêng, gân riêng
[/URL][/IMG]
Như vậy chúng sẽ có chung nhau mặt màu vàng này ạ:
[/URL][/IMG]
Em muốn mesh cái gân là Tetra, còn cái vỏ là hexa anh ạ, anh cho em hướng giải quyết cái mặt chung giữa 2 solid đó với ạ! Em cảm ơn anh!
 

thanhlh84

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Acoustic thì mình chịu nên không nói liều được, chỗ mình có actran nhưng nó nằm trong package của MSCsoftware khi mua thôi chứ chẳng ai dùng bao giờ, thường bên tàu thủy và máy bay dùng nhiều, hoặc xe hơi.

Mình làm chủ yếu cơ/nhiệt, điện từ và fluid/structure interaction thôi.
Anh expert được mấy mảng đó là cũng siêu lắm rồi ạ. Anh có biết bạn nào người Việt về Acoustic Analysis, giới thiệu cho em với. Hoặc anh có tài liệu nào có thể chia sẻ thì càng tốt ạ.

Điện từ trường anh làm nhiều về mảng tần số cao hay tần số thấp vậy? Em cũng đang phải giải quyết bài toán nhiệt điện từ trường mà nghiên cứu thấy khó vì chưa có căn bản.

Trong trường hợp mình muốn mô phỏng nhiệt do ma sát giữa chi tiết quay tiếp xúc với chi tiết khác thì đi theo lối nào anh nhỉ?
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Acoustic được làm RD không nhiều, chủ yếu trong tàu thủy và máy bay, mà 2 ngành này khá độc quyền (ít nhận người nước ngoài hơn những ngành khác) nên mình không quen. Trong ô tô cũng có, các hãng lớn đều có phòng thí nghiệm âm, trong đó đặt nhiều cột hình chóp nhọn, nhưng có lẽ ngành không phổ biến nên mọi người chủ động ít vào làm. Ngay trong các trường cũng không đào tạo nhiều. Chính vì acoustic liên quan nhiều đến tàu thủy, nên course về acoustic trước nằm trong khoa đại dương, sau cũng dạy bên khoa cơ khí, bạn có thể tham khảo course MIT

http://ocw.mit.edu/courses/mechanic...utube]n-acoustics[/MEDIA]-13-811-spring-2004/

Friction heat có nhiều mô hình, đơn giản nhất là nhiệt lượng tỷ lệ thuận với lực ma sát theo vận tốc. Mô hình khác cũng rất phổ biến là introduction hệ số chuyển đổi từ năng lượng biến dạng dẻo sang nhiệt năng, mô hình này được implant trong phần lớn các phần mềm. Mình mô phỏng metal forming thì friction heat generation mình kết hợp cả 2, vừa convert từ biến dạng dẻo, vừa thêm nguồn nhiệt bổ sung, bạn tham khảo phần 3.1 và 3.2 của course RPI này, trong đó có sẵn thuật toán để implant luôn :
http://www.ewp.rpi.edu/hartford/~ernesto/F2012/FWM/Notes/ch05.pdf

Để tìm các parameter cho nguồn nhiệt friction heating, bạn nên lập mô hình eulerian rồi dùng python để tối ưu hóa, vài giây là chạy xong. Những mô hình khác thì bạn tìm user subroutine (thường viết bằng fortran) tương ứng với bức xạ nhiệt để implant.

Điện từ mình làm tần số thấp thôi. Mô hình đầu mình làm cách đây 6 năm là coil dùng trong máy gia tốc LHC (máy họ dùng để tìm hạt của chúa boson Higgs), current chỉ là dòng DC ở điều kiện siêu dẫn trong ni-tơ lỏng, mục đích là tính từ trường (phương trình Biot Savart) và lực Lorentz tương ứng để kiểm tra ứng suất trong cuộn cảm. Hiện mình phụ trách project mô phỏng trường điện từ để detect lỗi trong kết cấu và lão hóa vật liệu, với tối ưu hóa dòng điện trong thiết kế (kết hợp sử dụng solidworks) nhưng mình chỉ làm trực tiếp phần chia lưới và phân tích kết quả thôi. Electrostatic thì rất đơn giản vì cùng phương trình với truyền nhiệt và kéo nén, rời rạc hóa và ma trận độ cứng không khác gì. Bạn thay EA bằng epsilon, axial force bằng mật độ charge, chuyển vị chính là potential và axial load thông lượng điện trường. Biot Savart với các phương trình Maxwell thì mình không làm trên Cast3m nữa nên không trực tiếp implant, hồi đó đề tài chia làm hai hướng, mình làm thermomechanics và một bạn VN khác dưới mình mấy khóa làm multiphysics mới bảo vệ gần đây, bạn này thì làm tất cả các coupling giữa trường điện từ, nhiệt và CFD trừ solid mechanics, các phương trình điện từ rời rạc hóa rất giống các phương trình nhiệt, quy trình implant cũng vậy.

Về phần mềm thì chắc có nhiều, ansys và comsol đều có electromagnetism, nhưng mình không theo hướng thiếu gì mua đó (chi phí rất cao, Comsol cho perpetual nhưng mỗi lần mua phải mua cả support liên tục và thêm thời gian học), nên approach hơi thủ công, kết hợp các code và viết thêm routine, thật ra như mình nói ỏ trên, các phương trình điện từ không quá phức tạp để lập mô hình finite element. Tuy nhiên ưu điểm là có thể tự động hóa các quy trình và nhất là tối ưu hóa rất tiện. Hiện chủ yếu mình dùng Marc (MSCsoftware) cho electromagnetism, họ cho user subroutine khá nhiều và solver cũng khá tốt.
 
Lượt thích: umy
Cho em hỏi về phần topology optimization có được ứng dụng nhiều trong thiết kế máy, cơ khí không. Em xem trên mạng có báo cáo của NAFEMS năm 2013 là topology optimization là một trong những khả năng của mô phỏng mà chưa được tận dụng triệt để


Sent from my iPhone using Tapatalk
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Bọn nafems rất đề cao tối ưu hóa, cho rằng đó là mục đích quan trọng nhất của mô phỏng. Mình thì thấy optimisation với prediction ngang nhau.

Mình không làm tối ưu hóa về topo. DS có tosca rất mạnh về phần này. Mình hay làm tối ưu hóa để tìm behavior của vật liệu. parameters của mô hình thôi, chẳng hạn trong mô hình của bạn có các hệ số ma sát, độ cứng của phần tử, độ nhớt của vật liệu... và bạn có kết quả đo (biến dạng, ứng suất theo thời gian chẳng hạn), thì tối ưu hóa để tìm giá trị của các parameter sao cho kết quả mô phỏng sát với thí nghiệm nhất. Với mô hình thì mình làm khá thủ công bằng python hoặc scilab. DS cũng có isight để làm những việc đó nhưng họ bán ngoài package abaqus, hơn nữa nếu chỉ làm tối ưu hóa thì có những code mạnh hơn nhiều, như sidolo hay zebulon, nên mình không dùng isight.

Trong thiết kế thì có nhiều thứ quan trọng hơn là tối ưu về topo, nên hầu như không có nghiệm chung cho các bài toán. Nếu bạn làm về mỏi vật liệu, bạn tiếp xúc với nhiều chi tiết máy của nhiều hãng khác nhau bạn sẽ thấy rất thú vị, ở chỗ là 2 chi tiết của 2 hãng khác nhau, cùng thực hiện 1 function, cùng tác dụng, cùng đầu vào và kết quả, nhưng topo khác hẳn nhau, khác rất nhiều. Mình gặp rất nhiều trường hợp như thế rồi vì tính toán mỏi là objective cuối cùng của hầu hết các projects mô phỏng trong công việc của mình. Lẽ ra tối ưu life time của chi tiết thì tất cả xong phải ra giống nhau về topo, nhưng vẫn còn những vấn đề khác mà họ phải để topo không theo tối ưu.

Dù sao thì đúng là mô phỏng cũng nhằm 1 trong những mục đích chính là tối ưu về topo.
 
Lượt thích: umy
Vậy còn lĩnh vực ma sát hoặc tính mỏi có khó lắm không ạ, DS có Fe safe chuyên về mỏi phải không a, em rất muốn làm đồ án tốt nghiệp đại học tiếp cận theo hướng FEA nhưng chưa biết nên như thế nào


Sent from my iPhone using Tapatalk
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Ma sát thì anh không làm chuyên sâu về tribology với lubrification vì nó không liên quan nhiều đến mô phỏng.

Em làm mỏi vật liệu cũng rất hay, lĩnh vực đó liên quan đến 2 phần khó là mô phỏng và behavior laws, nhưng cách mô hình hóa rất thú vị và hấp dẫn.

Fe-safe dùng cho tính toán mỏi, nhưng anh không thấy dùng nhiều lắm, thậm chí phần lớn các nơi không biết, ngay cả những trường và các hãng rất lớn. Mọi người hay dùng designlife (ncode) hơn, nhưng nhiều nhất vẫn là dùng code tự phát triển, vì thật ra không có gì quá phức tạp, mà tự dev thì khớp với nhu cầu analysis của mình nhất. Anh cũng không dùng fe-safe mà dùng chương trình fortran anh tự viết (hồi đó anh định implant vào interface với abaqus nên viết bằng fortran, chứ dùng python cũng được, thuật toán như nhau cả, các code tính toán thường được viết bằng fortran vì tốc độ tính toán nhanh, python thì chậm hơn, nếu chỉ dừng ở mục đích post processing thì python là thích hợp nhất).

Mỏi vật liệu cũng khá rộng, em nên tìm hiểu trước đề tài liên quan chủ yếu phần nào (oligocyclic (dưới 100k vòng) hay high cycles fatigue (HCF)). Oligo thì khó vì liên quan đến biến dạng dẻo, cả thí nghiệm và mô hình hóa đều rất phức tạp nếu muốn kết quả chính xác. HCF thì khó ở mô hình, nếu uniaxial thì đơn giản, nhưng multiaxial thì phức tạp và thời gian tính toán khá lâu (gồm cả số lượng mô hình và tiêu chuẩn Dang Van hoặc năng lượng). Em có thể nhờ các thầy tư vấn trước, không thì tìm hiểu các đề tài rồi anh tư vấn, anh hiện làm cả 2 dạng mỏi trừ thermal fatigue.
 
Lượt thích: umy

thanhlh84

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Em không nghĩ là Acoustic làm không nhiều khi em có rất nhiều khách hàng và đối tác làm về lĩnh vực này.

Acoustic thuộc nhóm NVH(Noise Vibration Hashness) của các công ty oto. Các hãng oto đều có hàng ngàn kỹ sư làm rất nhiều bài toán khác nhau liên quan đến Acoustic (Full Vehicle NVH, PowerTrain NVH, Body Chassis NVH, Squeak & Rattle, Radiated Noise, Break Noise, Wind Noise,... ). Trong các máy móc công nghiệp người ta cũng nghiên cứu rất nhiều về mô phỏng và tính toán giảm rung ồn. Hàng Không và tàu thủy thì đúng như anh nói cũng rất nhiều.

Ở Việt Nam em biết có 3 công ty với hơn 100 kỹ sư nghiên cứu về mảng này tuy nhiên làm nhiều về pre-processing hơn.
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Ý mình là nhiều người làm nhưng bạn bè mình ở bên này thì ít bạn VN làm ngành đó nên mình không quen ai, chứ các hãng xe hơi thì họ làm nhiều, mình có xem phòng thí nghiệm âm của họ rồi, họ làm thí nghiệm và mô phỏng rất nhiều. Chỗ mình dùng phần mềm của mscsoftware, mỗi lần họp hợp đồng họ cũng giới thiệu các dự án họ làm với các hãng về acoustic sử dụng Actran, cũng nhiều nơi làm nhưng mình không quen vì đó là ngành khác hẳn. Dĩ nhiên họ làm bán hàng cho hãng phần mềm thì khách hàng khắp thế giới nên lĩnh vực nào cũng biết nhiều nơi này nơi kia làm, cũng là để quảng cáo phần mềm của họ, nhưng chuyên sâu và chi tiết thì họ không biết được.

Mình hay đi học và đi hội thảo nên trao đổi với nhiều nơi, mình thì thấy số lượng kĩ sư làm mô phỏng của họ không nhiều lắm, vì phần lớn các bài toán, ngay cả non-linear họ ưu tiên giải bằng excel, ngay chỗ mình thì 70% vấn đề mình cũng làm bằng excel, ra kết quả rất fit với thí nghiệm. Trừ phần mềm tự code, còn lại tất cả là hộp đen, việc abaqus hay ansys cho kết quả sai không có gì lạ cả, nên thường trong procedure tính toán họ yêu cầu chặt chẽ là phải có phương pháp ước lượng nghiệm. Mỗi lần làm việc với audit về mô phỏng, họ kiểm phần lớn các cty bên này cũng thấy thế (mỗi project mô phỏng của hầu hết các cty sau đó muốn bán sản phẩm thì phải qua audit, có khi họ sẽ làm lại toàn bộ công việc của mình để xác thực kết quả). Các vấn đề khác được ưu tiên tiếp theo làm bằng nastran, chính vì vậy nên nastran vẫn là code phổ biến nhất thế giới, cuối cùng mới dùng các code khác, nhưng chiếm tỷ lệ rất rất nhỏ so với 2 phần trên.
 
Em mới chỉ dùng excel cho tính chi tiết máy. Anh có thể dẫn ra một vài ví dụ về dùng excel ước lượng nghiệm được không ạ, sử dụng phương pháp giải tích hay là phương pháp số ???


Sent from my iPhone using Tapatalk
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Phương pháp giải tích ấy em, trường hợp đơn giản thì như các bài sức bền vật liệu thôi, nhưng ngay cả khi behavior laws thuộc plasticity thì vẫn ước lượng nhanh bằng analytical, phương pháp thường dùng là các correction kiểu Neuber hoặc Glinka, đơn giản là năng lượng biến dạng dẻo bằng năng lượng biến dạng đàn hồi, từ đó tính tích phân bằng phương pháp hình thang trong excel. Còn với hardening thì sử dụng các tính chất hình học để tìm vị trí các điểm, rất đơn giản và chính xác. Trên hết những tính toán bằng sức bền vật liệu hoặc analytical cho kết quả conservative, nghĩa là rất an toàn, nên phần lớn các bài toán vẫn được giải theo cách này nhất.

Bạn bè anh làm ở Areva (xây lò phản ứng hạt nhân) kể ngày xưa có ông tính PTHH bằng excel, nhưng sau về hưu thì thất truyền, vì cũng không ai muốn được truyền !
 
Author
Ðề: Về đảm bảo tính liên tục tại bề mặt tiếp xúc (shared faces) giữa 2 solid

Anh hiểu nhầm câu hỏi của em nên mới nói gap với overclosure.

Anh không dùng hypermesh nên không rõ lắm. Mọi bữa có bạn làm đề tài dùng ls-dyna nhưng mesh thì xử lý giống em cũng bằng hypermesh, anh có forward cho bạn ấy rồi. Nếu em cần anh contact em và bạn ấy để trao đổi cho tiện.

anh @Pathetique ơi, cái anh làm LSdyna mà anh nói hôm nọ là anh nào ạ, làm sao để liên lạc với anh ấy, anh chỉ em với, em có chút thắc mắc về LSdyna muốn hỏi anh ấy. Em cảm ơn anh!!
 
U

umy

Xin chào mọi người!
Em mới nhập môn Hypermesh và đang vấp phải vấn đề như này ạ, mong các cao thủ chỉ bảo: Em có 1 solid to, em Trim để tạo ra 2 solid nhỏ hơn. Khi đó 2 solid con sẽ có chung 1 surface. Vấn đề e muốn hỏi là xử lý bề mặt chung đó như nào, mesh 2 solid như nào để đảm bảo tính liên tục, tính kết nối giữa 2 solid con, đảm bảo tại surface chung đó chúng có nút và phần tử giống nhau.??
Em cảm ơn!!
Đáp lời trể về kỹ năng chia mạng:
Tách ra 2 khối nhỏ khi đó 2 solid con sẽ có chung 1 surface, có 2 lối thực hiện.
1) Nếu chia mạng lưới ở surface chung trước, với Shell, sau đó chia mạng ở 2 khối Volume sau với solid- >> nút ở surface trùng nhau.

2) nếu đã free mesh (chia mạng tự động ) ở 2 khối volume trước, thì mặt tiếp xúc. surface thường có nút rời đôi ! chia thành contact bonded: (dính liền lại nhau.)

Kết quả mạng chia (phần tử và nút) có thể đưa qua Hyperwork, Abaqus, Ansys ... , các chuyên gia cao cấp sẻ kiễm chỉnh mạng lưới lại, dùng phần tử thích hợp để phân tích.
 
Last edited by a moderator:
Top