Vị trí đặt miệng phun

Author
Em chào cả nhà!
Em đang làm đồ án thiết kế khuôn ép phun cho chi tiết này, mặc dù đã tìm hiểu nhưng còn nhiều đều chưa rõ, mong các anh giải thích cụ thể giúp em với.:17::17::17:

Em cảm ơn!
 
Last edited:
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Em chào cả nhà!
Em đang làm đồ án thiết kế khuôn ép phun cho chi tiết này, mặc dù đã tìm hiểu nhưng còn nhiều đều chưa rõ, mong các anh giải thích cụ thể giúp em với vì đã có lần em hỏi về nó rồi nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.:17::17::17:


- Chức năng (công dụng) của chi tiết
- Loại nhựa chế tạo chi tiết
- Vị trí đặt miệng phun và vị trí đặt chốt đẩy
(trên đầu 2 chân nhỏ của chi tiết em thấy có chấm nhựa đường kính 1,5mm lồi lên, còn trên đầu chân to thì có 1 vết lõm đường kính 1,5mm----------> đây là dấu hiệu của miệng phun hay chốt đẩy??? mong các anh chỉ giúp :63:)
Em cảm ơn! Mong sớm nhận dược sự giúp đỡ của mọi người!
-Nếu mình nhớ không lầm thì ở Topic trước bạn cũng có hỏi về vấn đề này,nhưng cuối cùng lại nói là không cần thiết nữa vì đổi đề tài khác nghiên cứu nên mình đã khóa topic lại chứ không phải là mọi người không trả lời thỏa đáng cho bạn đâu nhé ( http://www.meslab.org/mes/showthread.php?t=16129 )

-Chi tiết này mình chưa thấy ngoài thực tế,nhưng qua mô tả của bạn thì mình có những gợi ý như sau:
+Thường các chi tiết cách điện người ta làm bằng nhựa ABS,cao cấp hơn nữa là họ nhựa nhiệt rắn

+đặt ty lói ở 3 điểm (chân to và 2 chân nhỏ)

+Còn miện phun thì có 2 cách bố trí
1)đặt miệng phun vào điểm giữa cạnh bao của SP (tùy theo cách bố trí SP của bạn mà đặt vào cạnh bên hoặc cạnh trên/dưới)
2)nếu SP yêu cầu tính thẩm mỹ cao,không cho phép để lại dấu vết miệng phun bên ngoài thì ta bố trí miệng phun ngầm (Bơm keo xiên vào phía dưới cây ty lói,sau đó xẻ rãnh trên cây ty này để dường keo chạy ngược lên trên phần chân to của SP)
 
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Chi tiết này mình chưa thấy ngoài thực tế,nhưng qua mô tả của bạn thì mình có những gợi ý như sau:
+Thường các chi tiết cách điện người ta làm bằng nhựa ABS,cao cấp hơn nữa là họ nhựa nhiệt rắn

+đặt ty lói ở 3 điểm (chân to và 2 chân nhỏ)

+Còn miện phun thì có 2 cách bố trí
1)đặt miệng phun vào điểm giữa cạnh bao của SP (tùy theo cách bố trí SP của bạn mà đặt vào cạnh bên hoặc cạnh trên/dưới)
2)nếu SP yêu cầu tính thẩm mỹ cao,không cho phép để lại dấu vết miệng phun bên ngoài thì ta bố trí miệng phun ngầm (Bơm keo xiên vào phía dưới cây ty lói,sau đó xẻ rãnh trên cây ty này để dường keo chạy ngược lên trên phần chân to của SP)
Em cảm ơn anh the_rock! :67:
lần trước em có hỏi về chi tiết này rồi, nhưng mà em chưa xin thầy đổi đề tài vì vậy em vẫn tiếp tục làm
. Em vẫn chưa hiểu công dụng của nó, anh the_rock ạ.
về phần thiết kế khuôn, theo ý kiến của anh thì em đặt miệng phun vào đường bao của nó:

và đây là 2 nửa khuôn:




Nhưng chốt đẩy, chỉ cần 3 cái thôi ạ? Anh quan sát xem các dấu vết này là do đâu mà có:







Theo em các vết lõm có đường kính 3mm là do các chốt đẩy, còn 3 vết lõm nhỏ 1,5mm trên 3 chân cũng là các chốt đẩy <------------- có đúng ko ạ?

Anh giúp em với!
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Tất cả đều là dấu Ty lói (Ejector pins) hết.Tại lúc đầu bạn nói chỉ có 3 dấu trên 3 chân của SP nên mình mới giải thích vậy,chứ ko phải là chỉ làm có 3 vị trí Ty lói

-Với kiểu vị trí miệng phun đặt nằm ngang như vậy thì nên bố trí nhiều hơn 2 Cavity trên 1 khuôn sẽ có lợi hơn
 
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Tất cả đều là dấu Ty lói (Ejector pins) hết.Tại lúc đầu bạn nói chỉ có 3 dấu trên 3 chân của SP nên mình mới giải thích vậy,chứ ko phải là chỉ làm có 3 vị trí Ty lói

-Với kiểu vị trí miệng phun đặt nằm ngang như vậy thì nên bố trí nhiều hơn 2 Cavity trên 1 khuôn sẽ có lợi hơn
Em bố trí 4 lòng khuôn trên 1 khuôn, anh the_rock ạ. Em đang làm tiếp, nếu có điều gì vướng mắc thì mong được trao đổi cùng anh. Em xin cảm ơn!:60:
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Với loại sản phẩm đơn giản và rẻ tiền như thế này, bạn nên dùng cổng ngang ( side gate) là hợp lý nhất: đơn giản, rẻ tiên và dễ thiết kết với nhiều cavity.
Về phần ejector pin, đồng ý những vị trí đấy là vị trí EP, cả ở đỉnh các nữa, nó sẽ giúp đẩy 3 cái chốt ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mình có một điều muốn nói với bạn là các vết lõm trên bề mặt sản phẩm do Ejector pin để lại là một thiết kế sai lầm. Thiết kế đó sẽ làm quá trình tự động lấy sản phẩm ra khó khăn và gây lỗi sản phẩm ( nếu sử dụng autohand sẽ không đủ lực hút để kéo ra, còn rơi tự do thì sẽ không rơi được ). Vì vậy khi thiết kế, Ejector pin phải ở dưới bề mặt core một khoảng ( 0.02-0.04 mm) . Và khi đó ở trên bề mặt sản phẩm, vết này phải là vết lồi.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Tiếp theo là phần chữ ( text). Nếu bạn để cả một khối như vậy thì thực sự không giống với thực tế. Nếu trong quá trình gia công hoặc quá trình sử dụng, phần này bị hỏng thì coi như hỏng luôn cả cavity. Vì vậy những phần quan trọng và dễ hỏng này, người ta thường làm insert. Bạn cứ để ý các sản phẩm nhựa chính xác xung quanh chúng ta, ở những chỗ có chữ viết ( text) thường có đường bao bên ngoài, đó là vết của insert.
 
N

NGONLUABAC

Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Một vài đóng góp:
-Ty lói (E-pin) cao thấp cũng có thể chỉnh sửa được nên cũng dễ dàng (pin cao mài pin ,pin thấp mài 2 gối của base)
-Không hẳn lúc nào cũng phải gắn insert vì lí do "text" là yêu cầu của khách hàng nếu ngay tại vị trí đó mà yêu cầu độ bóng ko có vết thì ko được gắn insert .Khi gắn insert thì phải WEDM ,mài insert ,định vị nữa nên cũng khá tốn thời gian nếu gia công trực tiếp có khi dễ dàng hơn.
Thành công .
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Với loại sản phẩm đơn giản và rẻ tiền như thế này, bạn nên dùng cổng ngang ( side gate) là hợp lý nhất: đơn giản, rẻ tiên và dễ thiết kết với nhiều cavity.
Về phần ejector pin, đồng ý những vị trí đấy là vị trí EP, cả ở đỉnh các nữa, nó sẽ giúp đẩy 3 cái chốt ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mình có một điều muốn nói với bạn là các vết lõm trên bề mặt sản phẩm do Ejector pin để lại là một thiết kế sai lầm. Thiết kế đó sẽ làm quá trình tự động lấy sản phẩm ra khó khăn và gây lỗi sản phẩm ( nếu sử dụng autohand sẽ không đủ lực hút để kéo ra, còn rơi tự do thì sẽ không rơi được ). Vì vậy khi thiết kế, Ejector pin phải ở dưới bề mặt core một khoảng ( 0.02-0.04 mm) . Và khi đó ở trên bề mặt sản phẩm, vết này phải là vết lồi.
Mình nghĩ rằng không phải cứ sản phẩm "rẻ tiền" thì làm sao cũng được mà phải tính tới yêu cầu của sản phẩm (vật liệu, kích thước, hình dáng...), khả năng hoạt động của khuôn (ví dụ: sản phẩm rớt tự động, không cần phải cắt xương keo...).
Còn nhận xét của bạn về ty lói (ejector pin) khá hợp lý với điều kiện vết lõm sâu hơn 0.5mm và số lỗ chiếm 1/2 (phân bố đều). Với vết lõm nhỏ hơn 0.5mm khi đó bạn chỉ cần gắn lò xo dưới tấm đẩy tạo những nhịp đẩy liên tục thì không đáng ngại nữa.

Vì vậy khi thiết kế, Ejector pin phải ở dưới bề mặt core một khoảng ( 0.02-0.04 mm) . Và khi đó ở trên bề mặt sản phẩm, vết này phải là vết lồi.
( 0.02-0.04 mm) là một con số lý tưởng khi làm khuôn ép nhựa và đặc biệt hơn khi được quyết định bởi sản phẩm trong lòng khuôn (phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian làm nguội, áp lực phun, áp lực nén,vật liệu..).
 
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Với loại sản phẩm đơn giản và rẻ tiền như thế này, bạn nên dùng cổng ngang ( side gate) là hợp lý nhất: đơn giản, rẻ tiên và dễ thiết kết với nhiều cavity.
Về phần ejector pin, đồng ý những vị trí đấy là vị trí EP, cả ở đỉnh các nữa, nó sẽ giúp đẩy 3 cái chốt ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mình có một điều muốn nói với bạn là các vết lõm trên bề mặt sản phẩm do Ejector pin để lại là một thiết kế sai lầm. Thiết kế đó sẽ làm quá trình tự động lấy sản phẩm ra khó khăn và gây lỗi sản phẩm ( nếu sử dụng autohand sẽ không đủ lực hút để kéo ra, còn rơi tự do thì sẽ không rơi được ). Vì vậy khi thiết kế, Ejector pin phải ở dưới bề mặt core một khoảng ( 0.02-0.04 mm) . Và khi đó ở trên bề mặt sản phẩm, vết này phải là vết lồi.
- Đối với chi tiết này, em dùng cổng ngang và 4 lòng khuôn, vị trí miệng phun như vậy là được chưa anh?

- Em sẽ thiết kế Ejecttor pin ở dưới bề mặt lõi khuôn một khoảng 0,02-0,04mm, như anh hướng dẫn.

Tiếp theo là phần chữ ( text). Nếu bạn để cả một khối như vậy thì thực sự không giống với thực tế. Nếu trong quá trình gia công hoặc quá trình sử dụng, phần này bị hỏng thì coi như hỏng luôn cả cavity. Vì vậy những phần quan trọng và dễ hỏng này, người ta thường làm insert. Bạn cứ để ý các sản phẩm nhựa chính xác xung quanh chúng ta, ở những chỗ có chữ viết ( text) thường có đường bao bên ngoài, đó là vết của insert.
Một vài đóng góp:
-Ty lói (E-pin) cao thấp cũng có thể chỉnh sửa được nên cũng dễ dàng (pin cao mài pin ,pin thấp mài 2 gối của base)
-Không hẳn lúc nào cũng phải gắn insert vì lí do "text" là yêu cầu của khách hàng nếu ngay tại vị trí đó mà yêu cầu độ bóng ko có vết thì ko được gắn insert .Khi gắn insert thì phải WEDM ,mài insert ,định vị nữa nên cũng khá tốn thời gian nếu gia công trực tiếp có khi dễ dàng hơn.
Thành công .
- Anh ctm3k49 phân tích như vậy là đúng, nhưng trên mặt sản phẩm này, em không thấy có vết bao bên ngoài phần text như anh nói.
Phần insert như anh nói có phải là 1 tấm kim loại riêng, trên nó có khắc chữ, sau đó gắn vào lòng khuôn, khi mòn thì chỉ cần thay tấm kim loại có chữ đó thôi, như vậy có đúng không anh?
- Các anh cho em hỏi: Nếu gia công phần text luôn trên tấm khuôn có được không ạ

Mình nghĩ rằng không phải cứ sản phẩm "rẻ tiền" thì làm sao cũng được mà phải tính tới yêu cầu của sản phẩm (vật liệu, kích thước, hình dáng...), khả năng hoạt động của khuôn (ví dụ: sản phẩm rớt tự động, không cần phải cắt xương keo...).
Còn nhận xét của bạn về ty lói (ejector pin) khá hợp lý với điều kiện vết lõm sâu hơn 0.5mm và số lỗ chiếm 1/2 (phân bố đều). Với vết lõm nhỏ hơn 0.5mm khi đó bạn chỉ cần gắn lò xo dưới tấm đẩy tạo những nhịp đẩy liên tục thì không đáng ngại nữa.
( 0.02-0.04 mm) là một con số lý tưởng khi làm khuôn ép nhựa và đặc biệt hơn khi được quyết định bởi sản phẩm trong lòng khuôn (phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian làm nguội, áp lực phun, áp lực nén,vật liệu..).
--------------------------------------------
các anh xem cách bố trí lòng khuôn như thế nào thì hợp lý,em đưa ra 2 cách như sau:
+ bố trí theo dạng hình chữ nhật:


+ dạng hình sao:


Nên gia công 4 lòng khuôn trên 4 tấm phôi rời nhau hay gia công 4 lòng khuôn trên 1 phôi? Các anh đưa ra ý kiến để em tham khảo nhé!

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh! Em còn rất nhiều điều chưa rõ về thiết kế khuôn ép phun, vì chủ yếu là em tự học và đọc tài liệu để làm, em đã đăng kí học về thiết kế khuôn nhưng mà thầy giáo bận quá nên chưa bố trí được lịch học. Em đang rất lo cho đồ án tót nghiệp của mình, được các anh hướng dẫn thế này em rất vui.
Các anh hầu hết đã tốt nghiệp và đang đi làm nên có nhiều kinh nghiệm thực tế, được các anh chỉ bảo em sẽ học được thêm nhiều điều hay dể thiết kế bộ khuôn theo đề tài của mình.
 
Last edited:
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Với loại sản phẩm đơn giản và rẻ tiền như thế này, bạn nên dùng cổng ngang ( side gate) là hợp lý nhất: đơn giản, rẻ tiên và dễ thiết kết với nhiều cavity.
Kỳ sau e cũng làm đồ án về khuôn, thấy mấy anh hướng dẫn hào hứng quá, em tranh thủ hỏi tí, cái "cổng ngang" mà anh ctm3k49 nói là gì vậy, em chưa hình dung được???
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Em nghĩ nên bố trí hình sao, vì 2 lý do sau:
- Kênh dẫn nhựa ngắn hơn, do đó ít bị mất áp lực
- Vật liệu bỏ đi ít hơn
Còn câu thứ 2 em nghĩ là tất cả nên gia công trên một tấm phôi, vừa đảm bảo chính xác, ít sai số lắp ghép, đỡ phải mất công rà gá phôi nhiều, lập trình cũng nhanh nữa.
:40:
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

việc gia công trên một tấm phôi hay dùng insert mình không có nhiều ý kiến lắm. Quan trọng là dựa vào yêu cầu sản phẩm thôi.
Tuy nhiên, về phần bố trí sản phẩm. Có rất nhiều bạn sai lầm trong tư duy.
Thứ nhất, rất nhiều sản phẩm cho phép dùng nhựa tái chế ( nghiền phần runner để đúc lại ), có khi lên tới 100%. Vì vậy việc thiết kế runner ngắn không hẳn là cần thiết. Và bây giờ máy đúc ngày càng mạnh, việc sợ bị mất áp không cần care tới.
Thứ hai, mình muốn nói về lợi ích của việc sử dụng runner dài. Chắc các bạn biết hệ thống hotrunner. Ở hệ thống này không có runner trên sản phẩm. Tuy nhiên với những linh kiện ngoại hình, người ta thường ít dùng hệ thống hot runner này.
Nguyên nhân là vì chất lượng, nếu dùng hot runner, nhựa sẽ nằm trong nòng phun quá lâu, sẽ bị quá nhiệt, biến chất, vì vậy người ta phải dùng cold runner để loại bỏ phần nhựa kém chất lượng ( sẽ điền vào phần runner ). Cũng như vậy, với con linh kiện này, bạn nên để layout khuôn rộng hơn, chế tạo phần runner dài hơn và có những phần coldslug để chứa nhựa thừa. không nhất thiết phải tiết kiệm nhựa đâu.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Em còn một thắc mắc nữa, đó là đối với một khuôn ép nhựa, trong kênh dẫn, lòng khuôn lúc nào cũng có một lượng không khí trong đó. Khi mình phun nhựa, thì theo chiều của dòng nhựa, nó sẽ bị đẩy vào lòng khuôn.
Về hệ thống thoát khí của lòng khuôn mình nên đặt như thế nào, kích thước ra sao, nó có ảnh hưởng đến sản phẩm ép ko?
Em thấy lý thuyết nói là có, nhưng xem mấy bộ khuôn trên diễn đàn mình, e chưa thấy hệ thống này, mà cũng có thể đặt ở đâu mà em ko thấy.
Thanks.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Đối với những SP mỏng/dài hoặc SP có kích thước lớn người ta phải làm thêm những đường thoát khí như bạn nói,những đường này có độ sâu chừng 0.01-0.04mm (tùy loại nhựa được sử dụng),vừa đủ để tống không khí ra ngoài khuôn mà vẫn không làm xì nhựa.

-Với các SP đơn giản thì có thể tận dụng khe hở giữa lỗ và Ty đẩy để làm đường thoát khí luôn

-Vị trí đặt các đường thoát khí này thì tuỳ theo hình dáng của SP,thường là đặt ở vị trí xa nhất của SP so với miệng phun.Đối với những SP quá phức tạp người ta tiến hành phân tích trên phần mềm để tìm ra các chỗ bị bọt khí,hoặc sẽ đưa lên máy ép phun thử lần đầu,ở những chỗ nào nhựa bơm không tới được thì làm đường thoát khí chỗ đó.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Vậy là trên chi tiết của mình sẽ có nơi nhô lên cao 0.01-0.04mm phải ko?
Cho em hỏi thêm, có trường hợp nào khi "bẻ gãy" runner khỏi sản phẩm do nhựa chưa được làm nguội hết, làm xuất hiện những "sợi tơ" của nhựa ko? Mình khắc phục ntn?
Thanks.
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

-Như đã nói ở bài trên thì nhựa không thể trào ra khỏi khe hở 0.01-0.04mm được,cho nên trên SP sẽ không có dấu vết gì

-Trường hợp bẻ đuôi keo thừa rồi bị tình trạng như bạn vừa nói mình chưa gặp.Nhưng thường chỉ làm như vậy với các đuôi keo có kích thước nhỏ và mỏng chừng vài dem,còn các đuôi keo có kích thước lớn người ta dùng dao gọt hoặc dùng kềm bấm bạn àh
 
Author
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

nội dung đề tài đã dược edit, các anh trả lời giúp em với!!!
 
Last edited:
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

Nhìn vào hình kết cấu khuôn của bạn,mình có mấy câu muốn hỏi nè:
-Tại sao bạn lại chọn kiểu khuôn SA mà không phải SC ->tấm đỡ phía dưới dùng làm gì,có cần thiết không?
-Phần Core Insert tại sao lại làm âm xuống bề mặt Core plate nhiều vậy?Nếu như thế thì phần Cavity Insert bố trí như thế nào?
 
Ðề: Vị trí đặt miệng phun

việc gia công trên một tấm phôi hay dùng insert mình không có nhiều ý kiến lắm. Quan trọng là dựa vào yêu cầu sản phẩm thôi.
Tuy nhiên, về phần bố trí sản phẩm. Có rất nhiều bạn sai lầm trong tư duy.
Thứ nhất, rất nhiều sản phẩm cho phép dùng nhựa tái chế ( nghiền phần runner để đúc lại ), có khi lên tới 100%. Vì vậy việc thiết kế runner ngắn không hẳn là cần thiết. Và bây giờ máy đúc ngày càng mạnh, việc sợ bị mất áp không cần care tới.
Thứ hai, mình muốn nói về lợi ích của việc sử dụng runner dài. Chắc các bạn biết hệ thống hotrunner. Ở hệ thống này không có runner trên sản phẩm. Tuy nhiên với những linh kiện ngoại hình, người ta thường ít dùng hệ thống hot runner này.
Nguyên nhân là vì chất lượng, nếu dùng hot runner, nhựa sẽ nằm trong nòng phun quá lâu, sẽ bị quá nhiệt, biến chất, vì vậy người ta phải dùng cold runner để loại bỏ phần nhựa kém chất lượng ( sẽ điền vào phần runner ). Cũng như vậy, với con linh kiện này, bạn nên để layout khuôn rộng hơn, chế tạo phần runner dài hơn và có những phần coldslug để chứa nhựa thừa. không nhất thiết phải tiết kiệm nhựa đâu.
Mình không hiểu bạn nghĩ sao khi khuyên mọi người không nên thiết kế runner ngắn vì phần runner này có thể tái chế? Tiền chi phí cho việc tái chế nhựa thì bạn tính sao? Bạn đi làm mà cứ bảo sếp là không cần tiết kiệm vì đằng nào nhựa đó chẳng dùng lại thì sếp bạn có đuổi cổ bạn không?
Việc dùng runner dài ngoài việc mất áp thì còn làm cho nhựa vào lòng khuôn bị nguội(do quá trình chảy qua runner lâu đã truyền nhiệt ra khuôn) nên chất lượng mặt sản phản sẽ kém.
Coldslug well là phần ''kéo dài'' của runner tại những chỗ runner chuyển hướng, mục đích là để chứa phần nhựa đầu bị nguội do truyền nhiệt sang khuôn.
 
Top