Vận hành lò hơi

Author
- Thân chào anh/chị/em meslab, mình mới chuyển về khu hệ thống lò hơi công suất 1,5 tấn/giờ và 500kg/giờ, mình có 1 số câu hỏi xin trợ giúp
1. Lò 1,5 tấn cài đặt chạy(ON)>=4bar, tắt(OFF)<=8bar có điều áp = 4,5 bar dẩn đến bình phân phối đến 6 điểm sử dụng, áp suất sử dụng tại các điểm là 1,4bar, chạy trên đường ống inox 316L phi 25mm, dầy 1,5mm, không bảo ôn cách nhiệt, với áp suất trên đường ống 4bar liệu có ổn không?
2. Lò 500kg/giờ cung cấp tới 6 điểm trực tiếp trên đường ống inox 304, phi 21mm, dầy 1,5mm, áp cài đặt chạy(ON)>=4bar, tắt(OFF)<=6,5bar có bọc bảo ôn amiang, Hệ thống củ người trước thiết kế vậy. Cho tôi hỏi khi áp max= 6,5bar thì liệu ống inox có chịu nổi không?
3. Từ bồn 1000L được đun sôi nước tiệt trùng bồn ở 124 độ C, sau đó xả nước xuống ống sắt phi 60mm, dầy 2mm. Tại sao có tiếng nổ lách tách khá to trong đường ống xả 60mm, vậy hiện tượng đó có ảnh hưởng gì không?

- Anh/Chị/Em nào rành và kinh nghiệm lâu năm trong ngành lò hơi và áp suất hơi steam cho mình ý kiến ạ
- Chân thành cám ơn
 
C

cuongmt1234

Ðề: Vận hành lò hơi

Cái nồi hơi của bạn làm bằng thép gì thì dùng thép đấy. Tăng chiều dầy lên, mỏng kinh.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Vận hành lò hơi

Câu 1 và 2:
đường kính ống nào = 25 mm, ống tổng hay các nhánh? Nếu là ống tổng thì bé quá, nên tăng lên khoảng 50 mm dày 2mm là ổn, ống nhánh thì như vậy là OK. Nếu phá nổ ống 25x1.5 thì tối thiểu cần có áp suất 100 at cơ! Yên tâm đi.

Nên bảo ôn toàn bộ đường ống, kể cả van nếu có thể. Nếu ống đường kính 25 mm mà không bảo ôn thì cứ 1 m chiều dài, ta mất 4 kg hơi/giờ đấy! Tức là nếu tổng chiều dài không bảo ôn khoảng 100 m thì hao tổn mất 400 kg hơi/giờ, trong khi lò 1,5 T/h ở VN may ra chỉ sinh ra 800 kg/h thôi! Lưu ý rằng amian hiện nay bị cấm do là tác nhân ung thư, nên dùng bông thủy tinh, rẻ và sẵn có trên thị trường.

Câu 3:

Khi dẫn hơi nóng hoặc nước nóng quá nhiệt (>100 độ C) đi trong ống nguội (kể cả đường hơi lẫn đường xả váng hoặc đáy lò) thì hơi nước ngưng tụ đột ngột, gây nên hiện tượng "sóng va" hoặc "thủy kích", tạo thành các tiếng nổvà rung động dọc tuyến ống. Điều này tất nhiên gây bất lợi cho toàn tuyến, dễ làm hỏng van, hở mối hàn và ghép bulon, bung bảo ôn...

Để hạn chế hư hỏng ống hơi, khi mở van xả cần mở chậm cho tuyến ống nóng dần lên. Đối với các ống xả ngắn thì không cần, đôi khi vẫn phải xả nhanh để tăng hiệu quả làm sạch lò, nhưng cần kiểm tra, sửa chữa thường xuyên.
 
Author
Ðề: Vận hành lò hơi

1. Từ lò cấp ra thì ống to phi60mm, + Val 60 nhưng có 1 đoạn 150mm, sau van 60, là ống inox 25x.,1,5mm phân bố xa nhất khoảng 30m, có 3 nhánh T cùng ống. Vậy nếu dùng ống nhỏ như vậy thì liệu có suy hao nhiệt năng hay nhiệt năng thấp so với áp?
2. Phần này anh DCL nói em mới biết cái vụ mất 4kg hợi/giờ nếu không bọc bảo ôn. Tính trên tiết diện ống S chiều dài L? Làm sao đánh giá được đúng công suất thiết kế bao nhiêu kg/giờ? Anh cho em biết công thức tính tương quan giữa áp suất hơi steam và nhiệt độ?
Vì em áp dụng tương đối 1,15bar hơi steam=121 độ C, muốn 132 độ C em tăng lên cỡ 1,4bar
3. Vấn đề nổ lách tách trong ống khi xả hơi nóng và nước chung 1 ống xả, em cho xả chậm trước cho ấm đường ống khoảng 5 phút, sau đó tăng dần tốc tộ xả thì đỡ hơn nhưng không hết kếu. Ống inox nổ to hơn ống gang, ống thép là sao?

Cám ơn anh DCL đã nhiệt tình trả lời + mong anh trả lời thêm
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Vận hành lò hơi

Xin lỗi vì hôm nay mới đọc bài của cậu để trả lời:

1. Từ lò ra đến van D60 là OK. Sau đó cũng phải có D như vậy, trước khi chia nhánh,ta cần có 1 ống góp D>120 và dài chừng 1 m, tùy số lượng nhánh; các nhánh lấy hơi từ ống góp này chứ không câu trực tiếp từ ống chính. Làm như vậy để tránh hiện tượng Bernoulli, khiến cho tụt áp và áp suất hơi trên mỗi nhánh sai khác nhau.

2. Vấn đề bảo ôn rất quan trọng, nên dùng vật liệu đắt tiền để tiết kiệm hơi tốt hơn, nên nhớ: chi phí nhiên liệu trong 1 năm có thể còn cao hơn cả tiền mua lò lẫn bảo ôn van, ống.

Người ta không lập công thức tính tương quan nhiệt độ và áp suất hơi bão hòa mà chỉ làm thực nghiệm rồi lập bảng (có thể do công thức quá phức tạp nên không có tính ứng dụng?). Gửi cậu tài liệu trích từ TCVN 8630-2010:


Theo bảng này, ta có p = 0.1 MPa thì t = 99.632 độ C; p =0.15 MPa thì t = 111.37 độ C. Nội suy thì ta có tại 0.115 MPa (1.15 bar) thì nhiệt độ chỉ là 103.14 độ C và tại 0.14 MPa (1.4 bar) là 109.04 độ C mà thôi.

Nếu muốn có 121 độ C, ta cần tăng p lên gần 2.1 bar và nếu muốn 132 độ C thì p gần bằng 3.0 bar!

Cậu có thể đo trực tiếp lưu lượng hơi tại ống chính để biết công suất thực tế của lò, tuy nhiên, lưu lượng kế đo hơi khá đắt (hình như hàng chục ngàn đô!). Cách đơn giản nhất là đo lượng nước cấp vào lò sau mỗi giờ trừ đi lượng xả váng và xả đáy ước lượng, sai số cũng không lớn lắm đâu.

3. Theo tớ đoán thì âm lượng nổ ở đây chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính đàn hồi của vật liệu và độ dày ống.
 
Last edited:
Top