xử lý nhiệt luyện cho thép đường ray

  • Thread starter khong12330
  • Ngày mở chủ đề
K

khong12330

Author

Ông thầy cho đề tài tiểu luận " xử lý nhiệt luyện cho thép đường ray " mà không tìm thấy ở đâu cả . Bác nào biết xin giúp đỡ ! Cảm ơn nhiều !
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Thép đường ray thuộc họ thép hợp kim đặc biệt (thép hợp kim công dụng riêng). Đặc tính của loại thép này là càng va đập thì bề mặt va đập càng cứng (cơ nhiệt luyện). Nên trong thực tế, hầu như ít thấy nhiệt luyện thép đường ray, hầu như sau khi cán nóng tạo hình xong là có thể sử dụng được ngay.
 
Thép đường ray là thép các bon tốt C70.
Nhiệt luyện:
- ủ hoặc thường hóa trong lò để khử điểm trắng;
- Tôi cục bộ bề mặt tại đầu mút một đoạn dài khoảng 100~150mm bằng nung cao tần và phun nước làm nguội.
Không có tôi và ram như chi tiết máy.
Chào.
 
K

khong12330

Author
Cảm ơn các bác , mà các bác có tài liệu gì về nó không làm ơn cho em , hay là có trong tài liệu nào xin chỉ giúp . Thanx .
 
K

khong12330

Author
Các bác giúp đỡ em tài liệu với . Em đã tìm trên mạng nhiều nhưng mà bó tay luôn .
 
K

khong12330

Author
Ơ rê ka ! sau 1 thời gian nghiên kíu , tham khảo sách thì em đã tìm ra rồi , post lên đây để các bác đọc chơi , nếu các bác cho thêm ý kiến nữa thì hay tuyệt !
Cảm ơn !
NHIỆT LUYỆN CHO ĐƯỜNG RAY

Thép để chế tạo là 130Mn13 ,hoặc 110Mn13 (thép Mangan cao , thép Hatfind )

1. Giữ đẳng nhiệt sau khi cán .
a. Làm nguội chậm đường ray ở 550 – 150 ˚C khoảng 4h trong hộp đặc biệt .
b. Giữ đẳng nhiệt ở 525 – 575 ˚C trong khoảng 2h trong lò đặc biệt .
2. Thường hoá ở 850 – 870 ˚C ( khi chất phôi liệu vào lò từ 550 – 600 ˚C ) thời gian 25 – 30 phút ( trong lò liên tục ).
3. Xoocbit hoá – nhúng nước hay phun nước một thời gian ngắn đầu đường ray và tự ram . Chế độ nhúng nước : nhiệt độ nước 25 – 30 ˚C , thời gian giữ 30 – 40 s : nhúng đầu đường ray vào nước với chiều sâu 20 – 25 mm . Nhiệt độ tôi tự ram 500 – 525 ˚C . Mức độ tôi và nhiệt độ tự ram khống chế bằng chiều sâu và thời gian nhúng .
4. Xoocbit hoá từ nhiệt độ nung để cán hay làm nguội sau khi thường hoá trong khoảng nhiệt độ 820 – 740 ˚C .
Xoocbit hoá bằng cách phun nước theo hướng chuyển động của đường ray ( phun nước bằng không khí nén hay dùng vòi phun đặc biệt ). Thời gian phun 12 – 15 s chiều dài hệ thống khoảng 20 m phân bố thành từng đoạn ; lớp có tổ chức xoocbit sâu 3 – 5 mm và vùng chuyển tiếp 4 – 6 mm ; HB 250 – 300 trên bề mặt khi độ bền kéo σk = 118*10^7 N/m2 ( 3,2 mm từ bề mặt ).
5. Tôi bề mặt đầu đường ray .
a. Nung để cán hay sau khi thường hoá trong thiết bị phun đặc biệt – hộp dài 150 mm với lỗ đường kính 2 mm , theo hướng bên trong quay về phía đầu đường ray , với số lượng 2 lỗ trên 1 cm2 , khoảng cách từ đầu đường ray 12mm.
Áp lực nước 0,3 – 0,5 at . Thời gian làm nguội 25 – 35 s , tiêu hao nước 1,5 – 2,0 l/s .
b. Tôi bề mặt bằng cách nung với dòng điện tần số cao ( tôi cao tần ) trên chiều dài 150 mm với tự ram , chiều sâu lớp tôi 5 – 8 mm . Độ cứng trên bề mặt 300 – 401 HB .
Máy tôi đầu mút đường ray ( Liên xô chế tạo ) là loại máy phát điện tần số 2000 Hz ; công suất 75 – 100 Kw , nung liên tục – liên tiếp khi di chuyển dọc theo đường ray 2 – 5 m/s . Trên bàn từ tính xếp một lúc 10 đường ray , thời gian tôi cần 10 phút .
 
Top