Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

Author
Em được giao làm kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cơ khí cho nhà máy.
Tuy nhiên những tài liệu của người đi trước để lại rất ít và nếu có thì chủ yếu là "bốc thuốc" .
Em muốn nhờ các thầy và các bạn có kinh nghiệm làm cùng lĩnh vực giúp đỡ em.
Thêm nữa, giả sử em muốn làm kế hoạch bảo dưỡng cho 1 cái máy tiện. vậy em có thể tìm định mức thời gian bảo dưỡng ở đâu được ạh. Những loại máy đã cũ thì không còn tài liệu gì nữa. Có tàu liệui gì về vấn đề này không ạh, hay là theo từng hãng ạh.
Em xin chân thành cảm ơn.
 
Last edited:
Author
Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

dạ vâng ạh. Chắc vừa nãy em quên..Tks anh đã chuyển sang đây giúp em
Làm sao để trả lời ngắn gọn trong khung nhỏ như của anh nhỉ. Em vào trả lời nhanh toàn ra cái này.
Tốn DT của diễn đàn quá :(
 
Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

Theo mình:
- Xét tới kế hoạch sản xuất của nhà máy, không thể nhằm lúc cao điểm mà đè ra bảo dưỡng được.:5:
- Thời gian hoạt động của máy (tính theo giờ), Chất lượng của các chất bôi trơn làm mát. Hàng xịn thì chu kỳ bảo dưỡng dài, hàng lậu thì chu kỳ ngắn. Cái này có thể hỏi nhà cung cấp các vật liệu trên.
 
Author
Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

Cảm ơn bác. Em cũng làm như vậy. Nhưng vấn đề là em không có được cái định kỳ đấy để cân đối thời gian. em thấy bên em các bác đi trước làm cứ 1 năm bảo dưỡng 1 lần, máy nào cũgn giống nhau. Em thấy thế k hợp lý :(
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

Em được giao làm kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cơ khí cho nhà máy.
Tuy nhiên những tài liệu của người đi trước để lại rất ít và nếu có thì chủ yếu là "bốc thuốc" .
Em muốn nhờ các thầy và các bạn có kinh nghiệm làm cùng lĩnh vực giúp đỡ em.
Thêm nữa, giả sử em muốn làm kế hoạch bảo dưỡng cho 1 cái máy tiện. vậy em có thể tìm định mức thời gian bảo dưỡng ở đâu được ạh. Những loại máy đã cũ thì không còn tài liệu gì nữa. Có tàu liệui gì về vấn đề này không ạh, hay là theo từng hãng ạh.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đây là một cậu chuyện dài, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nói chung, tính kế hoạch hóa của ta thường là yếu kém, thể hiện tư duy và nền nếp công nghiệp còn chưa cao. Vì thế, việc lập một kế hoạch nói chung, kế hoạch bảo dưỡng thiết bị nói riêng, là rất quan trọng; song đây là việc khá bỡ ngỡ đối với cả các kỹ sư lâu năm (lý do nêu trên).

Trước tiên, cần hiểu rằng kế hoạch là dự kiến tiến trình cho một chuỗi hành động theo cách tốt nhất có thể được. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng, có thể phát sinh những vấn đề ngoài dự liệu, khiến cho kế hoạch có thể cần điều chỉnh ít nhiều; bắt đầu, ta hãy coi đây là điều bình thường. Rồi dần theo thời gian, người lập kế hoạch sẽ đúc rút được kinh nghiệm và lập ra những kế hoạch sát với thực tiễn hơn, việc điều chỉnh kế hoạch khi triển khai ngày càng ít hơn. Nên hiểu rằng giữa kế hoạch và thực tiễn bao giờ cũng có khoảng cách, người lập kế hoạch tốt thì khoảng cách đó rất hẹp và năng lực này có được phải nhờ kinh qua thực tiễn trong nhiều năm.

Trở lại vấn đề lập "Kế hoạch bảo dưỡng thiết bị", nếu cậu không hề có tài liệu tin cậy được kế thừa thì cậu hãy tự tạo ra nó, để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, đại thể gồm các dữ liệu sau:

  • Số chủng loại thiết bị
  • Các yếu tố cần bảo dưỡng và chu kỳ bảo dưỡng của các yếu tố đó cho mỗi chủng loại, chi phí vật tư và nhân lực cụ thể; yếu tố nào cần thực hiện nghiêm ngặt, yếu tố nào có thể co giãn?
  • Số lượng thiết bị mỗi chủng loại
  • Các thiết bị "con độc"
  • Quỹ sửa chữa và bảo dưỡng hàng năm của doanh nghiệp
  • Nhân lực: doanh nghiệp có bao nhiêu, có thể thuê ngoài bao nhiêu
  • Các yếu tố về kế hoạch sản xuất tác động tới kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa: có sản xuất theo "mùa vụ" không? Có dành thời gian dừng sản xuất hàng năm cho sửa chữa không?
Vân vân...

Từ đó, cậu có thể lập danh sách khối lượng các nội dung sửa chữa và bảo dưỡng theo lý thuyết, tính được chi phí tài chính và nhân lực rồi cân đối với khả năng của doanh nghiệp. Thường thì quỹ sửa chữa và nhân lực cơ-điện khá eo hẹp, cậu có thể cân nhắc để lược bớt những nội dung không thực cần thiết, căn cứ vào thực trạng thiết bị (ví dụ có thể giãn chu kỳ sơn lại thân máy hoặc chưa cạo rà băng máy còn tốt...). Với những nội dung có yêu cầu nghiêm ngặt mà thiếu kinh phí, cậu cần ghi rõ và báo cáo với cấp trên để điều chỉnh tăng kinh phí cho nội dung này.

Để tiện cho việc lập kế hoạch bằng bảng, có thể dùng cách ký hiệu thế này:

  • A: sửa chữa lớn (đại tu). Nội dung sửa chữa lớn cho mỗi loại máy gồm những gì
  • B: Sửa chữa vừa (trung tu). Nội dung của loại này
  • C: Sửa chữa nhỏ (tiểu tu). Bao gồm những gì
  • D: Bảo dưỡng. Dầu mỡ, lau chùi gì
Sau khi đã liệt kê đầy đủ đầu việc, cậu lập "Xích tu sửa" để phân phối các công việc vào những thời gian thích hợp với kế hoạch sản xuất, các kỳ nghỉ sản xuất và cân đối với nhân lực cơ-điện hiện có + lực lượng thuê ngoài. Lưu ý rằng việc bảo dưỡng rất cần tuân thủ đúng lịch xích (ví dụ, cần thay dầu sau 200 giờ chạy máy thì không thể để 500 giờ mới thay), may thay, bảo dưỡng không cần nhiều thời gian và nhân lực, thậm chí có thể tiến hành ngay trong khi máy đang hoạt động hoặc chỉ cần dừng chút ít. Việc sửa chữa phải dừng máy để thay thế phụ tùng, cần nhiều thời gian và nhân lực; nhưng việc này có thể co giãn thời gian ít nhiều.

Các nội dung này, cậu lập thành bảng, ví dụ cột dọc là danh mục tất cả các thiết bị, tiêu đề hàng ngang là các tháng (từ 1 đến 12), tại các ô tương ứng trong bảng, cậu dùng các ký hiệu A, B, C và D nêu trên. Nhìn vào bảng này, ta thấy ngay rằng mỗi máy sẽ được sửa chữa hay bảo dưỡng gì vào lúc nào, không thừa hoặc thiếu. Như vậy, cậu thấy ngay có gì bất cập về mặt thời gian hoặc nhân lực hay không. Ví dụ, đúng giai đoạn kế hoạch sản xuất căng thẳng mà lại bố trí đại tu hàng loạt thiết bị thì vừa ảnh hưởng sản xuất, lại không có nhân lực thực hiện thì rõ ràng là không ổn rồi.

Nhìn chung thì trong 12 tháng, mỗi máy được bảo dưỡng nhiều lần, tiểu tu vài lần còn trung và đại tu thì thưởng một vài năm mới làm 1 lần. Cũng vì thế mà xích tu sửa cần được lưu thành hồ sơ để làm căn cứ cho các năm sau.

Đừng vội quá cầu toàn, cậu hãy tự tin mà lập một kế hoạch tạm thời, xin ý kiến cấp trên để hoàn thiện và triển khai tạm cái đã, nếu có gì chưa khớp thì nhớ cập nhật ngay. Tin chắc sang năm, cậu sẽ có kế hoạch tốt hơn cho mà xem, và cứ thế, kế hoạch sẽ ngày càng hoàn chỉnh dần.
 
Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

Đây là một cậu chuyện dài, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nói chung, tính kế hoạch hóa của ta thường là yếu kém, thể hiện tư duy và nền nếp công nghiệp còn chưa cao. Vì thế, việc lập một kế hoạch nói chung, kế hoạch bảo dưỡng thiết bị nói riêng, là rất quan trọng; song đây là việc khá bỡ ngỡ đối với cả các kỹ sư lâu năm (lý do nêu trên).....
Cảm ơn bác DCL vì bài viết hay!
Xin phép bố sung thêm vài ý kiến xung quanh vấn đề này.

Việc xây dựng và triển khai thực hiện một kế hoạch bảo trì và sửa chữa thiết bị trong nhà máy cần phải có sự phối hợp chặt giữa các bộ phận. Trong đó bộ phần bảo trì và sản xuất là quan trọng nhất. Các yêu tố cần xem xét gồm:
- Kế hoạch sản lượng (theo thời gian và chủng loại sản phẩm) : Thông tin từ bộ phận kế hoạch sản xuất.
- Kế hoạch tiêu thụ hàng (bộ phận kinh doanh). Việc này thường chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp cung cấp hàng theo mùa. Ví dụ như: Nhà máy xi măng thì có mùa xây dựng và nhu cầu xi măng tăng.
- Ngân sách dự phòng cho công việc này bao gồm cả việc mua sắm chi tiết dự phòng: thường là bộ phận sửa chữa cần lên danh mục, thời gian và lượng tối thiểu và phòng tài chính sẽ có những cân đối nếu cần thiết.
- Tập hợp danh mục những nhà cung cấp bên ngoài (bao gồm cả nhà cung cấp chi tiết và dịch vụ).

Anh em tiếp tục cho ý kiến. Cảm ơn nhiều!
 
N

new2009

Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

Để xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cho nhà máy thì điều cần thiết và quan trọng nhất:
1/ Xác định chính sách bảo trì của nhà máy: bảo dưỡng cơ hội, bảo dưỡng đến khi hỏng, bảo trì dự đoán, bảo trì tiên phong, bảo trì TPM......
2/ Mô hình sản xuất của công ty: sản xuất liên tục hay không liên tục.
3/ Kế hoạch sản xuất của công ty.
4/ Model máy: mới hay củ.... đặc tính của máy: yêu cầu nghiêm ngặt hay không nghiêm ngặt, thời gian đại tu của máy bao lâu (khi đại tu máy có thời gian lâu hơn 01 ngày sẽ khác với máy mất vài giờ...).
5/ Lịch sử bảo trì, bảo dưỡng của máy....
6/ Kỷ năng, tay nghề của đội ngũ bảo trì.....
 
Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

mọi người có thể cho em một ví dụ cụ thể về bảo trì đc ko? giả sử như em cần bảo trì cái cần trục 3 tấn, trong một xưởng cơ khí trung bình, thời gian làm việc hành chính ngày 8 tiếng. thì em bắt đầu từ đâu?
 
Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

Mình xin có ý kiến:
- Thứ nhất: phải nắm tất cả các thiết bị hiện có trong xưởng.
- Thứ hai: Lập danh mục các thiết bị, phân loại thiết bị. Các thiết bị nhỏ như máy mài cầm tay, máy cắt, máy hàn điện....thì đưa riêng ra, những thiết bị này thì luôn luôn kiểm tra hàng ngày ( người sử dụng có trách nhiệm kiểm tra khi sử dụng ), những loại thiết bị này, ít hư hỏng, có hư hỏng thì dễ sửa chữa, thời gian sửa chữa ngắn và chi phí thấp....và quan trọng là ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
- Thứ ba: còn các loại thiết bị, máy móc lớn, là những thiết bị liên quan mật thiết tới quá trình sản xuất thì cần xem xét
+ Loại máy, đời máy, quy trình bảo dưỡng máy nếu có ( thường được cung cấp khi bán máy )
+ Với mỗi loại máy cần phân loại các loại chi tiết phụ tùng dễ hỏng chủ yếu là: các loại ổ bi, dây đai, băng tải....các loại phụ tùng này nếu vận hành sử dụng đúng thì luôn có tuổi thọ của nó và quy trình bảo dưỡng, những cái này thì nên tham khảo nhà cung cấp. Và các loại dầu nhớt đến hạn phải thay...
+ Từ đây, lập sổ theo dõi vận hành cho từng máy, dự tính thời gian thay ổ bi, dây đai....
- Thứ ba: lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ. Nói chung, ngày thực hiện bảo trì bảo dưỡng nên xếp vào ngày không sản xuất và cũng nên phối hợp với bộ phận kế hoạch và quản đốc xưởng để thuận tiện thực hiện. Nên nhớ là bảo trì, bảo dưỡng định kỳ là cái bắt buột để phòng ngừa hư hỏng của máy móc, thiết bị vậy nên thực hiện đúng kỳ hạn.
- Phân loại kiểm tra, bảo trì và sửa chửa. Công tác kiểm tra là công tác thực hiện hằng ngày, thông thường những việc này do xưởng thực hiện ( cái kiểm tra ở đây là nắm bắt sự hoạt động bất thường của máy móc hoặc sự vận hành đúng ). Công tác bảo trì bảo dưỡng bắt buột dự tính chính xác thời gian thực hiện vì nó ảnh hưởng sự ngừng máy => ngừng sản xuất và bố trí sản xuất trước khi dừng máy. Việc bảo trì chủ yếu là kiểm tra lau chùi, vào dầu mỡ, cân chỉnh...Vậy để tính chính xác thì nên lập thứ tự các hạng mục bảo tri.
- Kế hoạch bảo trì thì cán bộ bảo trì có thể tham khảo tài liệu hoặc bằng kinh nghiệm của mình mà tự xây dựng lên. Thông thường là lập các bảng liệt kê theo tháng, có thiết bị 3, 4 tháng hay 1 năm làm 1 lần nhưng có loại thì tháng nào cũng phải bảo trì....cái này thì mình thường làm, tự lập tự thực hiện cả....ngoại trừ, hư hỏng thì réo mấy bác kỹ thuật.
Nói túm lại là trước khi lập kế hoạch phải tìm hiểu:
- Nắm rõ sản phẩm sản xuất: xác định thời gian sản xuất thấp điểm trong năm để xây dựng kế hoạch bảo dưỡng
- Chính sách bảo trì của công ty: Có bộ phận chuyên trách thực hiện hay thuê dịch vụ hoặc kết hợp.
- Kiến thức cơ bản về tài chính để xác định khi nào cần thay mới trang thiết bị => chưa cần thiết lắm
- Dự tính tồn kho các loại phụ tùng thay thế: bảo đảm chi phí tồn kho hợp lý, sản xuất ổn định. Thiết bị, vật tư dự phòng luôn có vừa đủ, và tốt.
- hiểu các tính năng của từng thiết bị, nắm rõ thuyết minh máy, lý lịch máy.
- theo dõi chính xác thời gian hoạt động của thiết bị, máy móc và cập nhật đầy đủ.
- bảo dưỡng cấp 1 (vệ sinh, bơm dầu, tra mỡ…) tốt.
- tuân thủ theo kế hoạch bảo dưỡng định kỳ nên theo giờ làm việc.
 
Last edited:
L

LDANH

Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

Cảm ơn bác. Em cũng làm như vậy. Nhưng vấn đề là em không có được cái định kỳ đấy để cân đối thời gian. em thấy bên em các bác đi trước làm cứ 1 năm bảo dưỡng 1 lần, máy nào cũgn giống nhau. Em thấy thế k hợp lý :(
Có cả một trang Vinamain.com đó em!:11:
 
L

lehao

Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

mọi người có thể cho em một ví dụ cụ thể về bảo trì đc ko? giả sử như em cần bảo trì cái cần trục 3 tấn, trong một xưởng cơ khí trung bình, thời gian làm việc hành chính ngày 8 tiếng. thì em bắt đầu từ đâu?
Bảo trì cụ thể trong trường hợp này :
- Chia ra các thiết bị cơ khí. Với cơ khí thì có các vòng bi ( thay định kỳ theo khuyến cáo từ TÊN HÃNG sản xuất vòng bi ), hộp giảm tốc ( thay dầu nhớt hay mỡ bò định kỳ), cáp ( bôi trơn cáp ), puly (kiểm tra độ mòn)....
- Chia ra các thiết bị điện. Kiểm tra vệ sinh tiếp điểm động lực, tiếp điểm điều khiển, kiểm tra dây dẫn điện, các công tắc giới hạn hành trình (quan trọng), kiểm tra độ cách điện motor, thay vòng bi cho roto....
 
Ðề: Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí

các bác ơi,em đang làm đề tài sinh viên.yêu cầu phải " Lập được kế hoạch phân phối bảo trì máy trong hệ thống sản xuất " .bác nào có tài liệu liên quan cho em xin với ạ.em lên mạng mấy hôm nay tìm mà không có.
 
Top