Xỉ bám tường lò

  • Thread starter vanphuc1987
  • Ngày mở chủ đề
V

vanphuc1987

Author
Em co một vấn đề này anh chị nào biết giúp em với em xin cám ơn!em thì mới vào làm ở chỗ này thôi!nhưng vấn đề này xảy ra từ lúc mới bắt đầu chạy lò:chỗ em làm đang nấu gang va đang gặp tình trạng xỉ nó cứ bám vào tường lò ko sôi ra được mặc dù em đã để cho sôi rất lâu!mỗi lần sửa lò rất là cực!nhưng lần sau xỉ nó lại bám nhiều hơn
 
V

vanphuc1987

Author
Ðề: Xỉ bám tường lò

em nâu lò cảm ứng 1 tấn!1h20phut môt mẻ!tường bằng sạn silicat!em cho sôi wa nhiệt đô rót!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Xỉ bám tường lò

em đang nấu gang và đang gặp tình trạng xỉ nó cứ bám vào tường lò ko sôi ra được mặc dù em đã để cho sôi rất lâu!mỗi lần sửa lò rất là cực!nhưng lần sau xỉ nó lại bám nhiều hơn...
em nâu lò cảm ứng 1 tấn, 1h20phút môt mẻ, tường bằng sạn silicat, em cho sôi wa nhiệt đô rót!
Bạn đang nấu gang bằng lò cảm ứng trung tần, loại 1 tấn/mẻ, tường lò đầm bằng cát thạch anh (SiO2). Hiện tượng xỷ bám dày tường lò, càng nấu càng dày tường làm giảm dung tích lò, ban đầu sau khi mới đầm là khoảng nấu được 1 tấn/mẻ về sau giảm dần còn có khi chỉ khoảng 500 kg/mẻ đúng như vậy không???

Các loại lò dùng tường axit (SiO2) được ưa dùng do dễ đầm, rẻ tiền hơn tường Bazơ, có thể vá sửa nóng tường lò, tường ít bị nứt sau ngày nấu, tường dày nên nấu an toàn... tuy nhiên lò hay bị xỷ bám dày là hiện tượng thường gặp của các loại lò tường lò đầm bằng vật liệu có tính axit (SiO2). Xỷ là do cát (SiO2) còn bám trong liệu (đậu, via, hàng hỏng...) rồi tường lò mòn khi nấu tạo ra như vậy là xỷ lò có tính axit cao khi gặp tường lò cũng có tính axit liền dính bám vào. Không rõ bạn nói cho sôi qua nhiệt độ rót là như thế nào? Nhưng để tránh việc xỷ bám tường lò thì có các cách sau:

- Cơ học: trước buổi nấu dùng xà beng làm sạch xỷ dính bám vào tường lò từ mẻ nấu ngày hôm trước, khi có nước gang, xỷ nổi lên trên mặt thì dùng que hớt đi, nếu xỷ quá loãng không rắc cát vào để làm đông xỷ vì càng làm tăng tính axit của xỷ mà phải dùng chất bột tạo xỷ chuyên dụng để làm đông xỷ lại để hớt ra. Khi đã đấy lò, trước khi cho FeMn phải dùng xà beng chọc cạo xung quanh tường lò cho xỷ bám bung ra, nổi lên , hớt hết xỷ, cho FeMn, tạo xỷ mới, đạt nhiệt ra lò (chắc bạn ra 2 - 3 nồi/lò) sau mỗi lần ra lò lại chọc xỷ bám tường để vớt đi, nên hàn một dụng cụ cạo xỷ giống như chiếc thuổng đào đất cho thợ làm đạt hiệu quả cao, khi ra nồi cuối nghiêng lò chọc cạo hết xỷ bám xuống hố xỷ. Cần động viên thợ lò tự giác làm vì lúc này rất nóng nhưng nếu làm tốt thì lợi ích thu được qua mẻ nấu sẽ cao.

- Hóa học: tạo xỷ có tính axit không cao hoặc có tính bazơ để ít dính bám hoặc ăn mòn bớt tường lò đi. Dùng vôi bột khoảng 0,5% theo trọng lượng mẻ nấu rắc xung quanh tường khi chất liệu ban đầu, nếu có huỳnh thạch (CaF) dùng thì rất tốt vì nó có thể ăn mòn bớt tường lò, lại có thể khử S, dùng khi bắt đầu có nước gang lỏng, rắc đều tránh ăn mòn cục bộ tường lò
Dùng liệu sạch, ít cát dính bám để hạn chế tính axit của xỷ

- Phối hợp nấu: sau một thời gian nấu gang thì nấu một mẻ thép để tường mòn đi
 
V

vanphuc1987

Author
Ðề: Xỉ bám tường lò

trước tiên em cảm ơn anh nhiều vì 2 vấn đề em hỏi anh đều giúp em cả!đúng là lò em nấu bị nhỏ lại như anh nói!những cái anh nêu ở phần cơ học em đều làm cả rùi vì em là thợ lò trực tiếp đứng nấu!cho em hỏi là huỳnh thạch anh nói đó mình mua ở đâu và có mắc ko a!còn vôi liệu có hiệu quả ko anh?vì em mới làm ở đây nên thử nghiệm mà thất bại chắc em...:18::18::18:!
 
V

vanphuc1987

Author
Ðề: Xỉ bám tường lò

anh TAMAC oi!cho em hỏi liệu vôi cục nhỏ như sạn đầm lò mình cho vào có được ko anh?vì chỗ em ngày trước họ nấu bằng lò than họ phải cho vôi vào xỉ nó mới loảng ra và nổi lên mới vớt được và lượng vôi đó đang còn rất nhiều họ định tận dụng lại!và cho em hỏi thêm nữa là cho vôi và huỳnh thạch vào nó đều ăn mòn tường lò hết vậy thì mình cho vào khoảng bao nhiêu lần thì phải ngừng lại vì nếu để nó ăn mòn tường lò quá thì nấu sẽ rất nguy hiểm phải ko anh?mong hồi âm của anh sớm
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Xỉ bám tường lò

liệu vôi cục nhỏ như sạn đầm lò mình cho vào có được ko anh?vì chỗ em ngày trước họ nấu bằng lò than họ phải cho vôi vào xỉ nó mới loảng ra và nổi lên mới vớt được và lượng vôi đó đang còn rất nhiều họ định tận dụng lại!và cho em hỏi thêm nữa là cho vôi và huỳnh thạch vào nó đều ăn mòn tường lò hết vậy thì mình cho vào khoảng bao nhiêu lần thì phải ngừng lại vì nếu để nó ăn mòn tường lò quá thì nấu sẽ rất nguy hiểm phải ko anh?
Mục tiêu của ta là thêm Ca vào để tăng tính Bazơ của xỷ, khi nấu gang bằng lò đứng dùng than ta tạo xỷ bằng đá vôi (CaCO3), tận dụng đá vôi cho tạo xỷ lò điện cũng được nhưng ta sẽ mất một lượng nhiệt của lò để nung đá vôi này thành vôi (CaO). Hiệu quả sẽ không cao bằng khi ta dùng vôi bột tức là đá vôi CaCO3 qua nung --> vôi CaO rồi tôi vôi trong nước --> vôi bột Ca(OH)2.

Một số lưu ý khi chất liệu như sau: thường khi phối liệu nấu gang trong lò điện ta hay dùng chất tăng C là bột than điện cực, chất tạo xỷ là đá vôi CaCO3...khi chất liệu thợ lò hay cân theo phối liệu rồi đổ tất cả xuống đáy lò sau đó xếp gang vào lò điều này là không đúng vì sau khi đóng điện, có nước gang lỏng sẽ chỉ có một phần bột than và đá vôi nổi lên, tan ra hoặc kết hợp tạo xỷ còn một phần sẽ bị nước gang lỏng phủ lên trên và nhiệt của gang sẽ làm chúng thành xỷ bám vào đáy lò làm dày đáy, giảm lượng chứa nước gang của lò. Đã có lần sau khi lò bị nhỏ lại tôi cho nấu 1 mẻ thép để làm cho lò to ra, nấu gần đầy thì có 3 cục to cỡ quả bưởi nổi lên, vớt ra đem đập vỡ thì bên trong toàn là bột than và đá vôi.
Do vậy nên nầu có nước gang lỏng trong lò đã rồi mới cho bột than hoặc đá vôi vào lò, nhớ rắc đều xung quanh tường lò.

Việc cho vôi hoặc huỳnh thạch là để tạo xỷ có tính Bazơ ít dính bám tường lò chứ không phải là để ăn mòn tường lò, chỉ khi ta không rắc đều mới có hiện tượng ăn mòn cục bộ (vôi thì không thể ăn mòn được tường lò), căn cứ vào quan sát lò hàng ngày mà quyết định việc tạo xỷ nhiều hay ít. Quan trọng nhất vẫn là thợ lò phải chăm lò trong mỗi mẻ nấu, đặc biệt là cạo đục tường, đáy lò khi nghiêng ra hết nước gang lỏng.

Lò Axit (SiO2) có một ưu điểm là ta có thể vá sửa nóng các chỗ mòn cục bộ vào đầu buổi nấu thậm chí ngay cả giữa các mẻ nấu.
 
Ðề: Xỉ bám tường lò

Anh TAMAC đã trình bày rất cặn kẽ về kỹ thuật chất liệu và nấu luyện. Đó là những kinh nghiệm rất đáng quý. Thịnh mở rộng về nguyên nhân khi cho CaO, CaF2 vào có thể giải quyết được vấn đề.

Cho CaO vào là để điều chỉnh nhiệt độ nóng chảy của xỉ. Nhiệt độ nóng chảy càng thấp, xỉ càng khó bám vào tường lò.

Thông thường, trong xỉ có các nhóm Oxit sau:

- Oxit Axit: SiO2, P2O5, TiO2...
- Oxit Bazơ: CaO, MgO, FeO, MnO...
- Oxit trung tính: Al2O3, Cr2O3...

Nhiệt độ nóng chảy của xỉ phụ thuộc vào % các oxit. Để tiện xác định nhiệt độ nóng chảy (cũng như các tính chất khác), các nhà khoa học đã nghiên cứu và xây dựng nên Giản Đồ Trạng Thái của các hệ xỉ.

Ví dụ bên dưới là giản đồ trạng thái hệ xỉ CaO_Al2O3_SiO2.



Căn cứ vào giản đồ này, hệ xỉ "Ash A" có nhiệt độ nóng chảy là 1170oC. Nếu xỉ có nhiệt độ nóng chảy này, chắc chắn rất ít bám lên tường lò. Thành phần hệ xỉ "Ash A": 45% SiO2, 20% CaO và 35% Al2O3 (được tính theo % mol).

Ngoài giản đồ trạng thái hệ xỉ trên, còn các giản đồ trạng thái các hệ xỉ khác như: CaO_Fe2O3_TiO2, MnO_Al2O3_SiO2...

Khi nấu luyện gang với tường lò Silica. Do tường lò silica là SiO2 và Si trong gang bị oxi hóa thành SiO2, đất cát từ liệu... nên xỉ chứa nhiều SiO2. Do đó, việc cho thêm CaO vào có thể làm bớt % SiO2 và tăng CaO từ đó nhiệt độ nóng chảy của xỉ có thể giảm xuống.

Như vậy, để điều chỉnh nhiệt độ nóng chảy của xỉ. Bạn cần tìm hiểu % oxit để biết loại hệ xỉ. Từ hệ xỉ, bạn tra cứu giản đồ trạng thái để biết % oxit có nhiệt độ nóng chảy thấp, rồi quyết định gia giảm lượng oxit cho phù hợp.
 
Last edited:
Top