Xi lanh thủy lực

H

hydraulics

Author
Mình cùng trao đổi về xi lanh thủy lực nhé.

Đầu tiên là các khái niệm, tên gọi các bộ phận của xy lanh thủy lực. Hình vẽ dưới đây có chú thích tên gọi một số bộ phận của một xy lanh thủy lực.



Tên gọi:
- Barrel: Vỏ xy lanh
- Piston: Quả piston
- Cylinder rod: Cán xy lanh
- Gland: Cổ xy lanh
- Pin eye / Clevis: Tai lắp ghép
- Ports: Đường dầu cấp vào/ra xy lanh
- Piston seal; Rod seal, Wear ring; O-ring; Wiper...: Bộ gioăng phớt làm kín

Các thông số làm việc và kich thước của xy lanh

3 thông số quan trọng nhất của một xy lanh thủy lực là: Đường kính lòng xy lanh (bore), thường được ký hiệu là D; đường kính cán (rod) – d và hành trình làm việc (stroke), tức là khoảng chạy của cán xy lanh, - s.
D và d biểu thị kích cỡ và khả năng tạo lực đẩy/kéo cho xy lanh
S biểu thị chiều dài và tầm với, khoảng làm việc của xy lanh đó.



Phân loại xy lanh thủy lực
Các xy lanh thủy lực thường được phân ra làm hai nhóm cơ bản: Xy lanh tác động một phía (một chiều) hoặc Xy lanh tác động hai phía (Xy lanh hai chiều).

Xy lanh một chiều
Xy lanh một chiều chỉ tạo ra lực đẩy một phía, thường là phía thò cần xy lanh, nhờ cấp dầu thủy lực có áp suất vào phía đuôi xy lanh. Cán xy lanh sẽ tự hồi vị nhờ tác dụng lực của bên ngoài hoặc lực đẩy lò xo bên trong. Điều dễ nhận biết nhất đối với xy lanh một chiều là nó chỉ có duy nhất một cửa cấp dầu.



Xy lanh hai chiều
Xy lanh hai chiều có thể tạo ra lực cả hai phía: Khi cán xy lanh thò ra và cả khi nó thụt vào vỏ xy lanh. Kết cấu làm kín bên trong của xy lanh hai chiều cũng phức tạp hơn xy lanh một chiều và trên thân nó phải có hai đường dầu cấp. Điều khác biệt lớn nữa là hệ thống thủy lực sử dụng xy lanh hai chiều phải có valve đổi hướng (valve phân phối) khi muốn điều khiển xy lanh này như hình vẽ dưới đây.



Các xy lanh cũng có thể phân chia theo kiểu xếp cán xy lanh: Xy lanh cán đơn một tầng hoặc xy lanh nhiều tầng (telescopic).

Xy lanh cán đơn:
Xy lanh cán đơn là loại có một đoạn cán xy lanh được gắn chặt, cùng chuyển động với quả piston. Loại xy lanh này chỉ có thể tạo ra một khoảng chuyển động nhỏ hơn chiều dài toàn thể của xy lanh, tức là khoảng làm việc của nó bị giới hạn bởi chiều dài của cán xy lanh trừ đi chiều dầy quả piston và các đoạn lắp ráp bên trong xy lanh.



Xy lanh cán đơn là loại được sử dụng phổ biến và có các ứng dụng rộng rãi. Phần lớn nó có kết cấu để cán xy lanh thò ra ở một phía của xy lanh. Một số xy lanh có kết cấu với cán xy lanh ở hai phía quả piston (được gọi là Double rod end cylinders). Khi một phía cán xy lanh thò thì cán phía bên kia sẽ “thụt” vào trong vỏ xy lanh.

Xy lanh nhiều tầng
Xy lanh nhiều tầng hay Telescopic thường có 2-3-4 hoặc có khi lên đến 6 tầng. Nó bao gồm một vỏ xy lanh và nhiều ống cần được xếp lồng với nhau. Kết cấu dạng này làm cho xy lanh có thể duỗi dài hành trình dài hơn rất nhiều kích thước cơ sở của xy lanh khi rút hết cán vào. Điều này tạo ra khả năng thiết kế các chi tiết, kết cấu máy gọn gang rất nhiều. Tuy nhiên xy lanh nhiều tầng có giá thành cao hơn nhiều so với xy lanh đơn.



Xy lanh nhiều tầng cũng có hai loại kết cấu: Xy lanh một chiều và Xy lanh hai chiều; Tuy nhiên loại xy lanh hai chiều có kết cấu rất phức tạp và đòi hỏi các thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa các rủi ro.

Cũng có một cách phân loại xy lanh thủy lực theo kết cấu với hai loại là xy lanh hàn và xy lanh lắp ghép bằng gu-rông (Tie Rod cylinder).

Xy lanh ghép gu-rông:
Loại xy lanh này được lắp ghép và giữ cố định bởi 4 thanh gu-rông thép cường độ cao khóa ren xuyên suốt giữ các bộ phận từ hai đầu nắp xy lanh (Với các xy lanh có đường kính lớn có thể có đến 20 thanh gu-rông giữ). Kết cấu xy lanh dạng này giúp cho việc tháo lắp, service các xy lanh được dễ dàng và cũng dễ chế tạo từ các bộ phận tiêu chuẩn. Xy lanh loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.



Xy lanh kết cấu hàn
Đầu xy lanh loại này được hàn với ống xy lanh giúp xy lanh có kết cấu cứng vững thích hợp với các chế độ làm việc nặng trên các thiết bị thi công cơ giới hoặc công nghiệp năng.

nguồn:hydraulic.vn
 
Ðề: Xi lanh thủy lực





Về xylanh thuỷ lực, còn không thể thiếu các van và công tắc hành trình nữa các bác nhỉ. Còn thêm phần điện điều khiển nữa, bác nào rành hơn bổ sung thêm đi ợ:64:
 
H

hydraulics

Author
Ðề: Xi lanh thủy lực

Mình xin bổ sung tí xíu về xilanh nữa.

Xy lanh cần hai phía

Như trên đã nói, xy lanh này có cán xy lanh được gắn với quả piston ở cả hai phía. Khi một phía thò thì phía bên kia thụt và ngược lại. Lợi ích lớn nhất của xy lanh loại này là khi hai cán xy lanh có đường kính bằng nhau thì nó sẽ khử được sự chênh lệch áp suất, lưu lượng xảy ra đối với xy lanh cần một phía thông thường. Trong một số trường hợp lắp đặt khó khăn nó cũng đặc biệt hữu dụng so với các loại xy lanh khác.



Xy lanh thông tâm
Xy lanh thông tâm là loại cần xy lanh được khoan xuyên suốt từ đầu này đến đầu kia của xy lanh. Kết cấu dạng này giải quyết được việc đặt đúng lực kéo/đẩy vào đúng tâm của xy lanh mà không cần phải có các cơ cấu phụ trợ phức tạp. Xy lanh loại này thường được sử dụng làm kích kéo căng hoặc nâng hạ vật tải trọng lớn trong kỹ thuật xây dựng.



Xy lanh thủy lực có cơ cấu giảm chấn
Xy lanh loại này thường được thiết kế thêm khoang giảm chấn thủy lực ở cuối hành trình làm việc với mục đích làm giảm tốc độ của quả piston và cán xy lanh khi đến vị trí cuối. Thiết kế này sẽ giúp làm giảm lực va đập tác động vào nắp xy lanh dưới tác động của áp suất + lưu lượng dầu hoặc/và các cơ cấu cơ khí mà nó truyền chuyển động tới..
Khoang giảm chấn này được thiết kế tương tự như một cái “chầy” được gắn vào quả piston và nó sẽ được dẫn vào một cái “cối” vừa khít đặt ở phía nắp xy lanh. Khi xy lanh đi đến cuối hành trình, bộ chầy+cối này sẽ tạo nên một lực phản kháng ngược lên cần xy lanh.



Các cách lắp ghép xy lanh thủy lực
Có nhiều cách lắp ghép xy lanh vào các cơ cấu khác nhưng có thể được chia làm hai kiểu lắp ghép: Lắp cố định và lắp có chuyển động.

Kiểu lắp cố định là cách khóa chặt xy lanh trong cơ cấu và không cho thân vỏ xy lanh chuyển động trong quá trình xy lanh làm việc thò – thụt. Các cách cố định như: Dùng chân đế, bích lỗ lắp ghép, ghép ren cố định…







Kiểu lắp có chuyển động thì ngược lại: Thân vỏ xy lanh có thể chuyển động khi xy lanh thò – thụt tùy theo kiểu lắp ghép. Các kiểu lắp ghép loại này như: Xỏ chốt hai đầu, chao cầu tự lựa, ngõng trục giữa thân…







Kết cấu và vật liệu chế tạo xy lanh thủy lực
Các xy lanh thủy lực thường được chế tạo từ thép có cường độ cao. Để xy lanh chống chịu được sự khắc nghiệt của môi trường làm việc như nhiệt độ, độ ẩm, bụi, cường độ làm việc… các cơ phận bằng thép của xy lanh được xử lý chống chịu mài mòn và ăn mòn như mạ crome lòng, cán xy lanh, sơn phủ epoxy bề ngoài… Trong một số ứng dụng đặc biệt, xy lanh có thể được chế tạo từ thép không rỉ hoặc có những phương pháp đặc biệt như mạ phủ gốm kim loại.

Gioăng phớt làm kín xy lanh
Việc lựa chọn bộ gioăng phớt làm kín xy lanh dựa trên nhiều yếu tố quan trọng như: Tính tương thích về mặt hóa học với dầu sử dụng, nhiệt độ và áp suất làm việc…
Khi làm việc, gioăng phớt làm kín phải đủ độ mềm dẻo để có khả năng làm kín dầu giữa các chi tiết chuyển động đồng thời phải đủ cứng, khỏe để chịu được áp suất cao. Có hai loại gioăng phớt được sử dụng trong xy lanh thủy lực là gioăng tĩnh và gioăng động.
Gioăng động (dynamic seal) được dùng ở những nơi có sự chuyển động giữa hai bề mặt cần làm kín, ví dụ như ở quả piston. Loại thông dụng nhất là gioăng U hoặc gioăng V nhưng tùy thuộc vào áp suất, vận tốc và tính chất làm việc mà nó có nhiều kiểu biên dạng khác nhau. Nó thường được ép vào rãnh nằm giữa hai bề mặt trượt để làm kín.

Gioăng tĩnh được sử dụng để làm kín giữa hai chi tiết không có sự chuyển động với nhau ví dụ như giữa quả piston với cán, giữa nắp xy lanh với vỏ… Biên dạng của loại này thường là O-ring hoặc gioăng chỉ hình vuông, các đệm làm kín... Hai yêu tố là áp suất & nhiệt độ làm việc sẽ quyết định kích cỡ và vật liệu chế tạo loại gioăng này.


nguồn:hydraulic.vn
 
N

ntndat

Author
Ðề: Xi lanh thủy lực

Nói về xi lanh thủy lực các bác có để ý trong bản vẽ xi lanh thủy lực có hai lỗ trên đường dầu vào ra ở bích trên của xi lanh không? Tại sao lại có 2 lỗ mà không phải 1 hay 3? Các bác cho ý kiến nha
 
Ðề: Xi lanh thủy lực

Nói về xi lanh thủy lực các bác có để ý trong bản vẽ xi lanh thủy lực có hai lỗ trên đường dầu vào ra ở bích trên của xi lanh không? Tại sao lại có 2 lỗ mà không phải 1 hay 3? Các bác cho ý kiến nha
Piston bao giờ chẳng có sự chuyển động 2 chiều. Nếu chỉ có 1 lỗ thì bạn nghĩ lòng trong xi lanh phía đâu bên không có lỗ sẽ chứa gì hả bạn. Nếu chứa dầu hay không khí thì piston có thể nén được không, hay có thể rút piston ra không bạn trừ khi cái vỏ xi lanh hay phớt bị nổ! Bạn thử ngậm vào miệng 1 cái chai thủy tinh rồi thử thổi hay hút xem thế nào? Không thì trong lòng xilanh khi đó phải chứa chân không. Cái này thì có lẽ không ai làm cả vừa phức tạp vừa ảnh huỏng tới khả năng bôi trơn tronh lòng xilanh
Hơn nữa khi có 2 lỗ thì khi Piston làm việc dầu bên này bơm vào bên kia xả ra sẽ hỗ trỡ lực tác dụng lên Piston. Việc bôi trơn thuận lợi cũng như dầu có chu trình làm việc kín.
Còn trừong hợp 3 lỗ thì bạn tự nghĩ xem..
 
N

ntndat

Author
Ðề: Xi lanh thủy lực

Bạn chưa đọc kĩ đề rồi. "hai lỗ trên đường dầu vào ra ở bích trên của xi lanh" bạn mở sách ra mới nhìn thấy. Còn ai không biết là có hai lỗ ở hai buồng để đầu này hút thì đầu kia đẩy.
 
H

hoangdn

Author
Ðề: Xi lanh thủy lực

Nói về xi lanh thủy lực các bác có để ý trong bản vẽ xi lanh thủy lực có hai lỗ trên đường dầu vào ra ở bích trên của xi lanh không? Tại sao lại có 2 lỗ mà không phải 1 hay 3? Các bác cho ý kiến nha
2 lỗ đấy để người ta đóng cái bích ra khỏi vỏ xilanh thôi bạn nhé. 1 lỗ thì khi bích xoay khó có vị trí đóng thích hợp, 3 lỗ thì nhiều ko cần thiết
 
Top