Xin các anh giúp về thấm Nitơ

Author
Chi tiết của em yêu cầu thấm nitơ ,trước nguyên công thấm chi tiết của em có độ cứng là 270 -290 HB vậy sau khi thấm nitơ thì bề mặt chi tiết có thể có độ cứng tới 50 -54 HRC không ạ ? em làm đồ án công nghệ ạ .Trong sơ đồ nguyên công em có làm nguyên công thấm nitơ trước sau đấy tôi cao tần để cho độ cứng bề mặt 50-54 HRC thì thầy hướng dẫn của em bảo thấm ni tơ là có thể cho độ cứng này rồi nên bỏ tôi cao tần đi .
Em được biết là thấm nitơ tăng khả năng chống mài mòn còn tăng độ cứng thì có sách nói sách không ,và nếu thấm đạt độ cứng bề mặt 50 -54HRC thì toàn bộ bề mặt chi tiết này có độ cứng như vậy phải không ạ ?
Em vẫn đang băn khoăn nên xin các anh giúp em với ,Cám ơn các anh nhiều .
 
Author
Mác thép của em là : 39NiCrMo3
Chi tiết của em có dạng đĩa ,khối lượng là 8Kg trên chi tiết có các bề mặt lỗ ren và lỗ lắp ghép .
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Tài liệu tham khảo: Công nghệ nhiệt luyện, Xử lý bề mặt và chống ăn mòn.

Đặc điểm của lớp thấm N trên nền thép là có độ sít chặt rất cao, nhờ đó sẽ tạo ra độ cứng bề mặt khá lớn ( > 80 HRA) nhưng lại làm giảm khả năng khuyếch tán sâu của N vào thép. Theo kinh nghiệm thực tế cũng như lý thuyết, chiều sâu thấm của lớp thấm N rất mỏng (0.1 max so với 1.2 mm của thấm C) nên lớp thấm N chủ yếu có tác dụng trang trí, chống ăn mòn hóa học và một số dạng mài mòn cũng như khả năng chịu nhiệt. Có một phương pháp khác để tăng chiều sâu thấm N là thấm hỗn hợp C - N, nhưng phương pháp này có một nhược điểm chết người là hỗn hợp khí C - N có thể tạo ra xyanua nên hiện nay, không còn được sử dụng nhiều.

Đối với mác thép của bạn, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đặt ra, quá trình gia công thường gồm các bước như sau:

  • gia công thô (có làm sạch via)
  • nhiệt luyện : gần giống với mác thép S40C, tôi thể tích + ram để đạt độ cứng ~ 40 HRC.
  • gia công tinh và đánh bóng bề mặt
  • thấm N thể khí (dùng khí NH3). Sau khi thấm, kích thước ngoài của chi tiết có thể tăng (hoặc giảm nếu là lỗ) khoảng 0.08 ~ 0.12 mm nên cần phải tính toán kích thước sau gia công tinh phù hợp. Khi đó, độ cứng bề mặt có thể đạt > 420 HV (~ 45 HRC). Và đối với mác thép hợp kim của bạn, sẽ thừa đủ để đạt độ cứng yêu cầu (50 ~ 54 HRC ... tất nhiên là phải đo theo HV)
Chú ý:

  • bề mặt thấm N có thể chịu mài mòn tốt nhưng khả năng chịu va đập là kém (cứng và giòn). Thường được áp dụng cho các loại khuôn đùn, ép ... và hạn chế với các khuôn dập.
  • lớp thấm N rất mỏng, vì vậy nếu tiến hành mài sửa hoặc gia công tinh sau thấm thì có thể làm mất luôn lớp thấm
  • theo những trình bày ở trên, hoàn toàn không cần tôi tần số cao sau khi thấm. Nếu làm thêm công đoạn đó, vừa không có tác dụng, vừa có thể làm bung luôn cả lớp thấm N.
Chúc thành công.

P/S: nếu có thể, bạn nên liên hệ với Cty xích líp Đông Anh hoặc Cty Parker Processing (KCN Thăng Long - HN) để tìm hiểu thêm. Và theo tớ, thì liên hệ với bên Parker có vẻ sẽ đạt được kết quả cao hơn (anh Nguyễn Đức Lợi, Quản đốc PX Nhiệt luyện Cty Parker - K38 ĐHBK HN; ĐT: 0904 800 092).
 
H

hn20102013

Ðề: Xin các anh giúp về thấm Nitơ

Bác worm này hình như chưa đi sâu vào công nghệ thấm N nhiều lắm
 
V

vtuantruong

Ðề: Xin các anh giúp về thấm Nitơ

Theo em biết thì thấm Nito là công đoạn cuối cùng trong chuỗi công đoạn xử lý nhiệt cho 1 sản phẩm.... Sau khi gia công thô cho sản phẩm thì người ta tiến hành nhiệt luyện là tôi và ram... Tùy từng loại thép và yêu cầu độ cứng người ta có chế độ tôi và ram sao cho thích hợp. Tôi và ram là những nguyên công bắt buộc và sau khi tôi cần ram ít nhất 2 lần để đảm bảo khử hoàn toàn ứng suất dư.... Đối với những khuôn có khối lượng lớn hơn 150Kg và những vật liệu có thành phần Co thì yêu cầu bắt buộc phải ram 3 lần...
Sau khi đã hoàn thành công đoạn tôi và ram để đạt độ cứng và tổ chức thép yêu cầu thì người ta đem về gia công tinh lần cuối. Tùy theo những yêu cầu về tính chống mài mòn hay chống oxi hóa hay tăng độ cứng thì người ta có thể đem đi mạ, thấm C thấm N hoặc thấm nitrocacbon hay nhuộm đen sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Nguyên lý cơ bản của thấm Nito là cho các thành phần kim loại của thép tạo liên kết với N nguyên tử để tạo ra FexNy, CrxNy, VxNy, vv... để tạo ra những hợp chất bền và cứng bề mặt.... Có nhiều phương pháp thấm Nito nhưng cho dù là phương pháp nào thì cũng cần phải làm sạch bề mặt cần thấm, đảm bảo bề mặt cần thấm chưa bị oxi hóa. Trong thực tế người ta thường dùng công nghệ phun cát và quét laze để bóc lớp oxide bề mặt và các bám bẩn.
 
Ðề: Xin các anh giúp về thấm Nitơ

Theo mình. Voi mac thep nay, yeu cau do cung nhu vay thi toi tan so tot nhat. Y kien rieng
 
Top