Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

  • Thread starter thanhmech
  • Ngày mở chủ đề
T

thanhmech

Author
Xin chào các anh chị trên diễn đàn!
Có vấn đề kĩ thuật mong đưa lên mong mọi người giúp đỡ! Nhà máy mình có cơ cấu van cầu DN300 điều khiển đóng mở bằng khí nén 8bar! Van ở trạng thái thường đóng khi đó thì một nửa bi cầu của van luôn luôn chịu áp lực trong đường ống là 67bar còn nửa kia là áp lực khí quyển, khi mở van áp lực trong đường ống sẽ xả hết ra ngoài, thời gian đóng mở là 12s.Sau khí xả hết áp lực, van đóng và máy nén khí tiếp tục nạp áp lực 67bar vào đường ống!
Vấn đề sau khi đưa van vào vận hành một thời gian ngắn, khoảng dưới 30 lần đóng mở thì gặp sự cố kẹt van! Bên mình tiến hành tháo van cầu DN300 ra kiểm tra thì thấy trục van và ổ trượt đều bị mài mòn nghiêm trọng, vị trí mài mòn nằm hướng về mặt bi cầu không chịu áp. Hiện 06 van đều xảy ra hiện tượng như trên! Hiện tại thì vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân hợp lý, nhà sản xuất họ có thay trục van, thay ổ trượt nhưng mình nghĩ chỉ được một thời gian!
Ảnh hỏng của trục van mình sẽ up lên sau còn đây là ảnh hỏng ổ trượt. Mong các anh chị chia sẻ kinh nghiệm trong trường hợp này!http://www.flickr.com/photos/95782466@N03/9814838715/in/photostream/
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Đây là ảnh sai hỏng trục van cầu!
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Đây là bản vẽ lắp kết cấu chính của van DN 300 bên nhà máy mình! Sai hỏng xảy ra cả với trục trên, trục dưới và ổ trượt
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Còn bản vẽ chi tiết (chế tạo) của trục và bạc, bản vẽ lắp 2D?

Kích thước đường kích trục, độ dài l của bạc lót.

Đường kính trong của ống là 300mm?

Chỉ định (Spec) của nhà sản xuất van sử dụng với áp suất bao nhiêu?
với áp lực 6bar trong đường ống thì lực tác dụng vào 2 ổ trục của bạn
bằng: 3.14*150*150*0.6 = 42390N = 4239kg = 4.239 tấn

Hai ổ trượt đó của bạn chịu nổi không?
(Đấy là mới tính diện tích mặt cắt ngang chứ chưa tính tiện tích chỏm cầu)
 
Last edited:
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Đây là van của Đài Loan. Em chỉ vẽ lại, bản vẽ 2D em chưa làm mới làm 3D vì 2D e chưa cần dùng đến, do chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Về vị trí lắp ghép bạc và trục có kích thước danh nghĩa là 85mm, chiều dài bạc là 70mm với cả trục trên và trục dưới. Ở đây cả bạc dùng thép không gỉ, bề mặt phủ lớp PTFE. Lắp ghép trục và bạc không có cơ cấu bối trơn khi. Em cho rằng quy trình công nghệ chế tạo của trục có vấn đề, nhẽ ra trục không được phép mòn, có thể bề mặt lắp ghép trục không được xử lý nhiệt luyện tăng độ cứng hoặc chọn sai vật liệu chế tạo trục. Một hậu quả nữa mà e xin đề cập là cùng với hiện tượng kẹt van, sau khoảng thời gian vận hành trên van còn bị rò khí, tháo cầu ra phát hiện thấy gioăng làm kín tiếp xúc trực tiếp với bi cầu bị mài mòn. Do vậy mà ngay ở trạng thái van đóng khí vẫn bị rò rỉ ra ngoài. Đây là vấn đề không được phép xảy ra trong quá trình vận hành. Không biết vì lệch trục có thể dẫn đến hỏng gioăng hay không?
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Còn bản vẽ chi tiết (chế tạo) của trục và bạc, bản vẽ lắp 2D?

Kích thước đường kích trục, độ dài l của bạc lót.

Đường kính trong của ống là 300mm?

Chỉ định (Spec) của nhà sản xuất van sử dụng với áp suất bao nhiêu?
với áp lực 6bar trong đường ống thì lực tác dụng vào 2 ổ trục của bạn
bằng: 3.14*150*150*0.6 = 42390N = 4239kg = 4.239 tấn

Hai ổ trượt đó của bạn chịu nổi không?
(Đấy là mới tính diện tích mặt cắt ngang chứ chưa tính tiện tích chỏm cầu)
6bar áp lực điều khiển đóng mở van, còn áp lực trong đường ống là 67bar cơ anh à! Nhà sản xuất chọn van theo thiết kế 67bar mà a
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Trục trên, phía trên của bạc lót có 2 vòng bi không?
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Serial 300 van Nhật hầu hết chỉ chịu được 7Mpa (70bar), bạn dùng van của anh Tập thì chịu sao nổi, hệ số an toàn bạn chọn xấp xỉ 1 nữa thì hết thuốc chữa rồi. Bạc lót có xẻ rãnh kia thường dùng cho mối ghép khe hở lớn, kết cấu van như vậy mà làm việc ở môi trường áp suất cao, chịu tải lớn thì làm sao đảm bảo được. Tự thiết kế lại để dùng tạm thôi, chứ nhà sản xuất có thay cũng không lại được vì hàng chất lượng kém.
Tiền nào của đấy thôi. Mình xem báo giá của hãng mà vãi linh hồn, khoảng 200tr/cái. Van test ở 70bar, bảo hành 10 vạn lần đóng mở, đảm bảo không rò rỉ.
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Serial 300 van Nhật hầu hết chỉ chịu được 7Mpa (70bar), bạn dùng van của anh Tập thì chịu sao nổi, hệ số an toàn bạn chọn xấp xỉ 1 nữa thì hết thuốc chữa rồi. Bạc lót có xẻ rãnh kia thường dùng cho mối ghép khe hở lớn, kết cấu van như vậy mà làm việc ở môi trường áp suất cao, chịu tải lớn thì làm sao đảm bảo được. Tự thiết kế lại để dùng tạm thôi, chứ nhà sản xuất có thay cũng không lại được vì hàng chất lượng kém.
Tiền nào của đấy thôi. Mình xem báo giá của hãng mà vãi linh hồn, khoảng 200tr/cái. Van test ở 70bar, bảo hành 10 vạn lần đóng mở, đảm bảo không rò rỉ.
Bên em nhận thiết bị vận hành thôi giờ toàn qua đấu thầu thiết bị, bọn china nó trúng thầu hết. Giờ hỏng đâu thì sửa đấy thôi. Trước mắt là xử lý tình trạng trước mắt còn tính lâu dài thì thay thế hoàn toàn hệ thống nếu có thể. Anh gửi catalogue va của Japan cho e được không? Em muốn xem thế nào?200tr cũng không đắt lắm nếu đảm bảo chu kì đóng mở như anh nói
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Lựa chọn van cho hệ thống tùy thuộc vào điều kiện sử dụng cụ thể như áp suất, lưu lượng, môi chất, v.v.. để lựa chọn từng loại van, và từng option cho nó (chủng loại doăng).
Bạn vào link sau tham khảo nhé: Khuyến cáo của hãng là hãy liên hệ với hãng để đc trợ giúp.
http://www.[MEDIA=youtube]on-co[/MEDIA].co.jp/jp/valve/feature/index.html

"Bên em nhận thiết bị vận hành thôi giờ toàn qua đấu thầu thiết bị, bọn china nó trúng thầu hết. Giờ hỏng đâu thì sửa đấy thôi."
Thật thảm cho nền công nghiệp VN khi những có những người thẩm định thầu kiểu này. :(
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Đường kính cửa van DN300 là 300 mm (tớ có nhầm không nhỉ?), thông thường với van cầu đường kính lớn thế này, người ta chỉ sử dụng với áp suất nhỏ chừng vài bar. Tuy nhiên, như cậu nêu, áp suất mà van phải chịu là 67 bar, thực sự là một giá trị rất lớn. Ta có thể tính được lực ép vào quả cầu như sau:

P = D^2xPi/4x67 = 30^2x3.1416/4x67 = 47.359 kgf

Đây quả thực là một tải trọng rất lớn (gần 50 tấn) và tớ ngạc nhiên khi biết những chiếc van đó đã kiên cường chịu được tới hàng chục lần đóng mở mới bị hỏng bạc mà lẽ ra nó nên bị hỏng ngay sau lần mở van đầu tiên! Hay là những chiếc van này là loại đặc biệt, được chế tạo để làm việc với áp suất cao? Cậu nên tìm hiểu áp suất tối đa mà van có thể chịu đựng.

Trong trường hợp đó là những chiếc van cao áp mà vẫn bị hư hỏng như đã nêu, ta nên tính tới việc thay thế chúng bằng loại van hoặc nhà chế tạo khác. Theo tớ hiểu thì với áp suất cao như vậy, người ta thường dùng các loại van đặc biệt, chúng có ty van dạng trụ trượt hoặc tối thiểu là dạng nút côn tịnh tiến chứ không dùng van cầu. Các van này có thân thép đúc hoặc rèn rất dày. với các mặt bích vững chắc.
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Đường kính trong 300mm chú ạ! Áp lực 67 bar là rất lớn và các loại van cầu vẫn được thiết kế chịu áp lực này, nhà cung cấp họ chọn theo thiết kế của mình mà. Với loại van ty dạng trụ trượt hay dạng nút côn tịnh tiến như chú nói thường cháu thấy không thể đóng mở tức thời ngay được, vị trí làm việc bên nhà máy cháu cần đóng mở trong thời gian ngắn gần như tức thời ạ. Do vậy không dùng được trong trường hợp này.
Như anh tieubu nói van của Nhật thử ở 70bar bảo hành 10 vạn lần đóng mở nếu đúng thì chắc sớm hay muộn cháu cũng sẽ đề xuất thay vì nếu đảm bảo được vận hành thì sẽ làm lợi được rất nhiều về mặt kinh tế. Nhưng từ giờ tới lúc đó cháu phải đưa ra được phương án sửa chữa dùng trước mắt, hoặc hơn nữa chứng minh được van đang sử dụng là hàng kém chất lượng để có cơ sở thay thế.
Giờ cháu vẫn phải hướng tới phương án sửa chữa cải thiện chất lượng làm việc; trước mắt là tính lực tác dụng lên trục và ổ trượt, sau đó là tìm phương án gia công chế tạo hợp lý. Chú và các anh chị cho cháu xin ý kiến về phương án này ạ
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!


Theo như catalog của Yone thì loại doăng cao su thường chỉ chịu được áp lực 0.6Mpa (6bar), muốn cao hơn thì phải dùng PTFE có thể lên 20Mpa(200bar) , còn hơn nữa phải sử dụng PTFE cường hóa chịu được 60Mpa.
Loại có đường kính 150mm trở lên không thể dùng tay gạt mà phải đặt hãng sản xuất (dùng xi lanh khí nén).
Loại van này người ta sử dụng doăng PTFE để đỡ bi cầu chứ không dùng trục với bạc như kết cấu van của bạn. Như vậy mới dám đảm bảo van làm việc tốt dưới áp lực 15.4Mpa (giá trị kiểm tra xuất xưởng).

Cải thiện van hiện có cũng chỉ là giải pháp tình thế, thay bạc xẻ rãnh bằng bạc trơn, gia công với độ chính xác cao, xử lý bề mặt tốt + vật liệu tốt, tăng chiều dài bạc. Bản thân van thiết kế không đảm bảo thì cũng chịu thôi.
 
Last edited:
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Kết cấu van của bên em cũng vậy mà anh tieubu!Mặt cầu làm kín bằng gioăng PTFE còn trục và ổ trượt thì van cầu đều có kết cấu tương tự nhau kể cả loại của Yone như a nói trên cũng vậy. Em up ảnh cơ cấu vận hành thực tế bên e để mọi người xem. Cụm van DN300 được đóng mở bằng cơ cấu khí nén lắp phía trên
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Bạn xem cấu tạo van của bạn có giống với van bên dưới không nhé, đặc biệt là kết cấu phần doăng vì nó vừa có chức năng kín nước, lại vừa chịu lực đỡ bi cầu bằng 2 bích 2 đầu.


Mặt cắt chi tiết doăng PTFE:



Nếu kết cấu giống hệt nhau thì chỉ còn vấn đề chế tạo không chính xác, doăng PTFE không khít, không cố định được bi cầu làm tải dồn hết về trục gây hỏng trục và bạc lót.
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Bạn xem lại cơ cấu đóng mở khí nén có bị quá hành trình cả ờ 2 phía, tạo lực ép lên trục xoay đóng mở van hay không?

Hoặc lực đóng mở có bị tác động lệch hay không?

Theo tớ nghĩ cơ cấu này phải có stopper chặn cuối hành trình, bạn xem nó có được chỉnh đúng vị trí hay chưa.
 
Last edited:
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Bạn xem cấu tạo van của bạn có giống với van bên dưới không nhé, đặc biệt là kết cấu phần doăng vì nó vừa có chức năng kín nước, lại vừa chịu lực đỡ bi cầu bằng 2 bích 2 đầu.


Mặt cắt chi tiết doăng PTFE:



Nếu kết cấu giống hệt nhau thì chỉ còn vấn đề chế tạo không chính xác, doăng PTFE không khít, không cố định được bi cầu làm tải dồn hết về trục gây hỏng trục và bạc lót.
Kết cấu tương tự nhau a à! Sau khi bảo dưỡng lại trục-bạc, tăng lực đóng mở thì tốc độ mòn khủng khiếp hơn, mặt gioăng PTFE làm kín bi câu mòn gây rò khí qua mặt cầu khi van đóng.
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Xin giúp đỡ về vấn đề mòn trục và ổ trượt trong van cầu!

Bạn xem lại cơ cấu đóng mở khí nén có bị quá hành trình cả ờ 2 phía, tạo lực ép lên trục xoay đóng mở van hay không?

Hoặc lực đóng mở có bị tác động lệch hay không?

Theo tớ nghĩ cơ cấu này phải có stopper chặn cuối hành trình, bạn xem nó có được chỉnh đúng vị trí hay chưa.
-Đúng ạ. Cơ cấu đóng mở có cữ hành trình 2 đầu, ở đây van chỉ xoay 90 độ là xác lập trạng thái đóng mở.Bộ phận đóng mở lắp trên van như một cơ cấu xi lanh pitton, gốm 4 khoang xen kẽ phân chia bằng 2 piston. Khi đóng hay mở van, khí nén 8bar được đưa vào 2 khoang đóng(hoặc 2 khoang mở) khí nén tác dụng lên mặt piston đẩy trục chuyển động tinh tiến, trục piston này tác dụng lên trục trên của van cầu làm cho van xoay 90 độ. Cữ hành trình 2 đầu là 2 con bulong có tác dụng tránh cho bề mặt piston đập trực tiếp vào vỏ xi lanh, và dùng điều chỉnh độ mở của quả cầu. Về cơ bản quả cầu có thể xoay 360 độ mà không ảnh hưởng gì, hành trình đóng mở của nó quyết định bởi cơ cấu khí nen lắp phía trên ạ.
 
Top