Xin giúp đỡ: Cơ cấu trượt trên thanh nhôm định hình.

  • Thread starter vanquyen91
  • Ngày mở chủ đề
V

vanquyen91

Author
Chào tất cả các anh chị em trong diễn đàn. Em có một vấn đề mong được sự giúp đỡ của mọi người.
Hiện tại em đang thiết kế cơ cấu treo như trong hình để chuyển hàng, (khối lượng hàng khoảng 50kg di chuyển 2-3m), tuy nhiên em chưa tìm được catalog của hãng nào có đầy đủ thông số tải của thanh nhôm và cơ cấu trượt. Vậy các anh chị em trong diễn đàn có ai có thông số hay catalog của cơ cấu này, hoặc có cơ cấu nào thay thế được chia sẻ giúp em. Em làm công ty nhật nên yêu cầu có thông số rõ ràng, chứ tìm trên google toàn ra cơ cấu treo cho cửa trượt thôi.
 

Attachments

chau2707

Active Member
Chào tất cả các anh chị em trong diễn đàn. Em có một vấn đề mong được sự giúp đỡ của mọi người.
Hiện tại em đang thiết kế cơ cấu treo như trong hình để chuyển hàng, (khối lượng hàng khoảng 50kg di chuyển 2-3m), tuy nhiên em chưa tìm được catalog của hãng nào có đầy đủ thông số tải của thanh nhôm và cơ cấu trượt. Vậy các anh chị em trong diễn đàn có ai có thông số hay catalog của cơ cấu này, hoặc có cơ cấu nào thay thế được chia sẻ giúp em. Em làm công ty nhật nên yêu cầu có thông số rõ ràng, chứ tìm trên google toàn ra cơ cấu treo cho cửa trượt thôi.
1/ Thanh nhôm loại đó kiếm catalogue tra thông số hơi căng đấy, đa phần là hàng nhập tàu. Trong Thủ Đức, Bình Dương cũng có cty đùn nhôm định hình nhưng thông số thì ko rõ. Bác có thể tra mác nhôm rồi dùng các phần mềm tính toán thử xem khi treo tải 50kg nó có biến dạng hay không (treo 50kg mà di chuyển 2~3m thì thanh nhôm phải được cố định 2 đầu và treo từ phía trên)
2/ Về cơ cấu trượt thì thanh nhôm đó là dạng rãnh chữ T, 4 bạc đạn gắn vào 2 trục trượt trên mép (giống như chiếc xe 4 bánh lật ngược lại)
 

Hung Tran *****

Well-Known Member
Để có thể tìm được tài liệu tính toán thì bạn nên tìm bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
Thanh ray nhôm có tên là レールフレーム hay Rail Frame.

Mình đã từng làm với thanh ray nhôm của hãng NIC bạn có thể tham khảo theo ảnh bên dưới
1.PNG

2.PNG

Dưới đây là biểu đồ quan hệ giữa trọng lượng MAX mà 1 thanh ray nhôm mang được so với độ dài thanh nhôm
Về yêu cầu bạn đưa ra là cho vật nặng 50kg chạy trên quãng đường 2-3m thì tính ra tải trọng là 500N hơi lớn, bạn thử xem xét tăng số thanh ray nhôm lên xem sao, hoặc nếu không ổn thì tìm phương pháp vận chuyển mới

3.PNG

Dưới dây là các phụ kiện đi kèm
4.PNG

5.PNG
Link tài liệu về レールフレーム của hãng NIC
http://www.nic-inc.co.jp/alfaframe/product/pdf_catalog/pdf/catalog_rail_frame.pdf

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo cách tính toán tải trọng cho phép của MISUMI theo link bên dưới
https://jp.misumi-ec.com/pdf/fa/2015/p2_539_p2_545_p2_547_p2_549_p2_551.pdf

Cách chọn loại thanh nhôm của MISUMI
https://kr.misumi-ec.com/pdf/fa/2014/p2_513.pdf
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Dưới đây là biểu đồ quan hệ giữa trọng lượng MAX mà 1 thanh ray nhôm mang được so với độ dài thanh nhôm
Về yêu cầu bạn đưa ra là cho vật nặng 50kg chạy trên quãng đường 2-3m thì tính ra tải trọng là 500N hơi lớn, bạn thử xem xét tăng số thanh ray nhôm lên xem sao, hoặc nếu không ổn thì tìm phương pháp vận chuyển mới
Theo mình nghĩ thì nếu tính trên 2 điểm treo cách nhau quá xa thì mới k đạt được tải lớn vậy, chứ nếu treo bằng nhiều điểm thì k vấn đề.
ví dụ như theo hình bác đưa thì treo 2 điểm cách nhau 1m thì nó chỉ mang dc tôi đa 500N, nhưng nếu trên 1m đấy treo bằng 4 điểm cách đều thì khẳ năng tải sẽ tăng lên 4 lần tức là khoảng 2k N. vậy thì k phải lo gì.
Mấy con móc treo kia cũng thế, 1 con thì treo dc ít nên tăng số móc lên là ổn ngay mà/ ví dụ con AFRS-TRI tải dc 200N trên 1 con vậy chỉ cần 3 con móc này là đủ lực treo 50kg. Tính bền dôi ra thì treo bằng 4 con móc cho chắc :))

(Ảnh minh họa của chủ thớt cũng đang dùng 4 con móc, điểm treo cũng khá sát nhau)
 

Hung Tran *****

Well-Known Member
Theo mình nghĩ thì nếu tính trên 2 điểm treo cách nhau quá xa thì mới k đạt được tải lớn vậy, chứ nếu treo bằng nhiều điểm thì k vấn đề.
ví dụ như theo hình bác đưa thì treo 2 điểm cách nhau 1m thì nó chỉ mang dc tôi đa 500N, nhưng nếu trên 1m đấy treo bằng 4 điểm cách đều thì khẳ năng tải sẽ tăng lên 4 lần tức là khoảng 2k N. vậy thì k phải lo gì.
Mấy con móc treo kia cũng thế, 1 con thì treo dc ít nên tăng số móc lên là ổn ngay mà/ ví dụ con AFRS-TRI tải dc 200N trên 1 con vậy chỉ cần 3 con móc này là đủ lực treo 50kg. Tính bền dôi ra thì treo bằng 4 con móc cho chắc :))

(Ảnh minh họa của chủ thớt cũng đang dùng 4 con móc, điểm treo cũng khá sát nhau)
Thực ra e cũng có thắc mắc là tải trọng họ ghi trong biểu đồ là tải trọng treo trên 1 điểm hay tải trọng dàn đều trên toàn thanh.

Trên hình minh họa của họ thì có vẻ như họ đang miêu tả tải trọng treo trên 1 điểm. Giả sử là tải trọng treo trên 1 điểm, nhìn biểu đồ với thanh nhôm 1 mét thì chịu được tải trọng treo trên 1 điểm là 500N. Vậy nếu ta treo trên 10 điểm thì thanh nhôm 6 dài 1 mét này sẽ mang được vật có khối lượng là 5 tạ (nửa tấn) sao?

Khi e làm thì để an toàn e nghĩ nó là tải trọng cho toàn thanh, và e dùng để treo 2 cánh cửa xếp bằng nhôm nên tải trọng nhỏ không có vấn đề gì.
 
U

umy

Author
Thực ra e cũng có thắc mắc là tải trọng họ ghi trong biểu đồ là tải trọng treo trên 1 điểm hay tải trọng dàn đều trên toàn thanh.

Trên hình minh họa của họ thì có vẻ như họ đang miêu tả tải trọng treo trên 1 điểm. Giả sử là tải trọng treo trên 1 điểm, nhìn biểu đồ với thanh nhôm 1 mét thì chịu được tải trọng treo trên 1 điểm là 500N. Vậy nếu ta treo trên 10 điểm thì thanh nhôm 6 dài 1 mét này sẽ mang được vật có khối lượng là 5 tạ (nửa tấn) sao?

Khi e làm thì để an toàn e nghĩ nó là tải trọng cho toàn thanh, và e dùng để treo 2 cánh cửa xếp bằng nhôm nên tải trọng nhỏ không có vấn đề gì.
Theo SBVL cho cơ khí mà tính ! nhìn biểu đồ tương tác giửa độ uống cứng (bending) của dầm (thanh nhôm) và 2 điểm treo là gối lò xo, tải trọng P phải ở giửa không được lệch tâm !

a) >> L= 1 mét, 2 điểm treo , P ở giửa= 500 N (50 kg) ,
4 điểm treo( sát nhau, hoặc trãi đều khoãng cách ra) > P ở giửa = 2x500 =1000 N

b) >> dầm thanh nhôm L= 6 mét , 2 điểm treo , P ở giửa= 20 N , tại vi thanh nhôm ko chịu nổi độ uốn bending quá lớn !!
biểu đồ có được là kết quả của thí nghiệm, đo đạt !

c) >> L = 6m , 10 điểm treo trãi đều khoãng cách ra ( 6/9 =x 0,67 mét) > SBVL: Dầm dẻo liên tục treo 10 gối lò xo
P ở giửa = chịu khoãng bao nhiêu ?? theo biểu đồ nội suy ra tổng số lực gần đúng !!

d)# Tư duy thêm trong thực tiển

Auto- Teleskopcran LT1200 (tải trọng bản thân 96 tấn) , phải có 8 Trục, GTVT ở Đức cho phép chịu tải tối đa mổi trục 12 tấn
8x12 = 96 tấn !! Phải thiết kế sường xe tải và bộ lò xo trục nhúng tương tác (hydraulic) chia chịu tải mổi trục 12 tấn !
 
Last edited by a moderator:
Top