Xin hỏi loại máy tiện nào có thể taro ren??

  • Thread starter wild orchid
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
[Hà còi là rất bảo thủ nhé, các bác nói cũng đúng rồi mà không những khoan mà còn vát mép ta rô, uh thì có thể khoan không được, nhưng còn ta rô ren thì sao????
/QUOTE]
thì tớ cũng chuyển sang dùng máy khoan đứng rồi, để buổi tới thông qua để thầy xem có được không.
Khoan Đứng, Khoan Ngồi, Khoan nằm hay đưa lên Phay, Doa đều được.
Quan trọng là Trình tự nguyên công và quy trình gá kẹp.

Nếu là Nữ thì có thể các Đại ca bày cho còn nếu là Nam thì tốt nhất chạy ù ra mấy xưởng mặt đường vừa uống nước Chè vừa nhòm ngó, có cơ hội thì hỏi han xem sao.
Chẳng có gì khó mà cũng khó ra phết đấy.
 
W

wild orchid

Author
ok, em sẽ ra xưởng để xem thêm và cũng rất mong được các Đại ca chỉ giáo thêm.
 
W

wild orchid

Author
Hôm nay tớ đã hỏi thầy dậy máy công cụ về vấn đề taro trên máy tiện là hoàn toàn thực hiện được và thực hiện trên máy tiện không khó khăn gì . Khi đó chi tiết gá trên mâm cặp, còn kẹp taro trong trục gá tự lựa lắp ở nòng ụ động sau bằng chuôi côn... Khi cho chi tiết quay, thì dùng vô lăng đưa taro từ từ vào lỗ gia công. Khi taro cắt được 2 hoặc 3 vòng ren thì nó sẽ tự tiến vào cắt mà không phải dùng tay để quay taro. Muốn đưa dao ra khỏi lỗ thì đảo chiều trục chính.
 
Hôm nay tớ đã hỏi thầy dậy máy công cụ về vấn đề taro trên máy tiện là hoàn toàn thực hiện được và thực hiện trên máy tiện không khó khăn gì . Khi đó chi tiết gá trên mâm cặp, còn kẹp taro trong trục gá tự lựa lắp ở nòng ụ động sau bằng chuôi côn... Khi cho chi tiết quay, thì dùng vô lăng đưa taro từ từ vào lỗ gia công. Khi taro cắt được 2 hoặc 3 vòng ren thì nó sẽ tự tiến vào cắt mà không phải dùng tay để quay taro. Muốn đưa dao ra khỏi lỗ thì đảo chiều trục chính.
Nghe thì đơn giản vậy chứ mũi taro đang tiến vô giữa chừng nó gảy cái rắc là chuyện thường thấy.
Gặp phải phôi do khách hàng cung cấp thì phải cố nai lưng ra mà giải thoát mũi taro gảy đó ra khỏi phôi để giao hàng cho khách đấy. Taro có 10mm thì taro bằng tay cho nó lẹ. Mà nhìn bảng vẽ nguyên công này của bác tôi thấy lỗ khoan mồi cho mũi taro là phi 8 thì mũi taro gãy như chơi.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tuần sau tôi mới rảnh để online nên chắc ko giúp bạn được.
Nêu một vài vấn đề để bạn tự tìm hiểu nhé:
1- Dùng mâm cặp 4 chấu tự định tâm thay cho 3 chấu chính xác. nguyễn thanh tùng có lẽ chưa hiểu kỹ về 3 loại mâm cặp (thông dụng) của máy tiện rồi. Cô em đừng sợ, cứ mạnh dạn dùng. Bỏ qua các khâu như rà kiểm trục, cách thức kẹp. Cái mà ta đáng quan tâm ở đây chính là cách cô em đang kẹp ấy. Đã định vị và kẹp chặt bằng Chấu rồi còn phải chống ở Đuôi làm gì? Sao lại để lòi ra ngoài Chấu dài thế?
Hãy tham khảo Mâm cặp nhé, chỉ có mâm cặp Phẳng và mâm cặp thủy lực đặc mới kín hoặc gần kín tâm Mâm cặp. Còn lại toàn có lỗ thủng để luồn Thép cây qua. Em sẽ không thể chống gì vào đấy được.
Cặp sâu vào để khi gia công khoan được khoẻ hơn. Phần này anh ko giải thích sâu được vì kiến thức hạn hẹp, em tự tìm hiểu nhé.

2- Nếu dùng máy tiện Thường này mà Khoan, Vát mép, Taro thì chắc là tay hơi bị mỏi đấy và không năng suất. Dùng máy tiện Rovonve đi cho nhàn. Xin Chú Huy Thành chút tài liệu này là chuẩn nhất đấy.

3- Nếu ở Hà Nội thì ngày mai cất công đi Triển lãm đi, để thấy máy tiện nó hoạt động thế nào để đưa ra công nghệ cho tốt nhé.

4- Khoan trên máy tiện với lỗ fy8, sâu 121mm + 5mm cho thép 9XC thì cũng bình thường thôi, nếu không nói là Muỗi con. Nhưng chú ý cần phải khoá chặt (chết) ụ động truớc khi quay tay để khoan. Chú ý là vạch dấu mũi khoan kẻo lại khoan quá sâu hoặc quá nông. Nếu không phải đếm số vòng và vạch dấu lên Du xích của tay quay ụ động, nhưng vẫn phải vạch dấu.
Tự tìm hiểu tại sao lại +5mm?, vạch dấu mũi khoan kiểu dì?, làm mát thế nào?, cách khoan thế nào (thao tác)?, tốc độ vòng quay trục chính ra sao?.
Nếu không tìm hiểu được coi như không làm được, thầy mà gật gù là thầy thiên vị Nữ nhi.

Cao thủ hơn thì cho Ụ động tự chạy vào bằng cách........ Thôi mạo hiểm với 1 cô gái đang ngồi trên ghế Giảng đường, chỉ cần biết là có thể làm thế được là được.

5- Vát mép:
Lắp 1 dao vát mép vào Nòng ụ động để làm thì hơi mệt, nếu thích Tay to như Chân, Gân nổi như đàn Giun thì cứ việc.
Đơn giản hơn, thủ sẵn 1 con dao tiện vát mép đưa vào sấn cho 1 nhát là xong, khỏi phải nghĩ nhiều mà ngón tay vẫn giữ được sự thon thả dáng Củ Dong.

6- Taro
Đọc bài cô em kể thì có vẻ đơn giản phết nhỉ. Lắp cụm Taro vào Nòng ụ động là máy tự gặm. Vậy quá đà là Tạch như KST đã cảnh báo. Nếu Tạch thật thì cũng ko có tai nạn gì đâu, chỉ mất 1 mũi taro và mất vật thôi, nếu muốn cứu cũng ko phải là không làm được, ta coi như gẫy là hỏng đi cho nhẹ đầu nhỉ?

Làm ren M10 mà khoan lỗ fy8mm là hơi bị Lý thuýêt đấy, trong thực tế người ta khoan lỗ fy8,5mm. Em có thể tham khảo bằng lỗ fy8,2mm (có mũi khoan Fy8,2mm). Tại sao?
Tự tìm hiểu nhé.
Để taro thành công cần khoá ụ động để tạo đường trượt nhẹ vào cho mũi taro bằng cách quay tay chút ít, khi cảm thấy có độ mút thì thả Khoá ụ động và quay tay để mũi taro Tến vào. Khi mũi taro tự tiến vào thì nó sẽ lôi cả Ụ động theo.
Chú ý là thao tác bằng 2 tay chứ không phải cao thủ 1 tay đâu nhé. Kẻo lại bị cùn mũi taro.
Không phải cứ thế là xong đâu, làm thế thì nhàn hạ quá, để taro được thì hãy đọc tiếp và tự tìm câu trả lời nhá.

Vậy tốc độ trục chính để taro là bao nhiêu? Làm nguội thế nào? Cách thức taro thế nào (thao tác)?

Bây giờ mới nói là lỗ này không cần chính xác lắm, ngay từ đầu đã nói là phải nêu đầy đủ và xin tư vấn cụ thể. Thế mà........
Bình thường không có taro thì sự không chính xác là chấp nhận được nhưng có Taro thì không thể làm bừa được. Thêm vấn đề mác Thép hơi bị Xương sườn rán nên khó gặm.
Chú ý: Với tôi, Đồ Án là cái mà người ta đọc và dựa vào đó có thể làm được như Đồ Án nêu. Vì vậy cô em cần chịu khó cất công tìm hiểu để thực hiện cho tốt nhé.
Với những khó khăn trên, ta thấy rằng không phải cứ dí mũi khoan Fy8 hoặc Fy8,2 vào mà gặm ngon lành có nghĩa rằng mọi chuyện ngon lành được, hậu quả là lỗ khoan bị vặn vẹo hoặc lệch hoặc không nuột để Taro. Tồi tệ nhất là lỗ khoan bị lệch (xiên).
Vậy phải khắc phục bằng cách nào?
Rất đơn giản mà các Kỹ sư chẳng mấy người nghĩ đến.
Bạn tự tìm hiểu nhé, nó rất quan trọng và là thao tác đầu tiên trước khi Khoan mũi fy8 hoặc fy8,2. Đó là điều mà tôi Lưu ý bạn ở phần đầu tiên. Nay gợi ý đã được mở ra 1 chút rồi đấy. Cất công thêm tí nữa, chắc sẽ biết được lời cảnh báo của tôi.:19:

Good luck!
 
W

wild orchid

Author
Cảm ơn bác Ngân Đình rất nhiều.Thực sự là em chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, nhiều khi chỉ là máy móc trên sách vở, lại là con gái học cơ khí. ..... chẳng biết sau ra trường thì sẽ làm được cái gì. Nhưng đã quyết định học nghành này rồi nên phải cố gắng hơn thôi, không thay đổi được nữa. Không biết thì phải học hỏi dần.. ...
Em cũng nghe thầy giáo giới thiệu : từ 17 đến 21 có hội chợ công nghiệp ở Giảng Võ. Em học ở Thái Nguyên.Cuối tuần em sẽ xuống để tìm hiểu thêm.
 
Last edited by a moderator:
@thuha85: những gì được học là quá nhiều phải không cô em? Về lý thuyết thì đúng là chỉ có thể taro tự rút thôi, nhưng cô em thấy còn quá nhiều vấn đề phải không? Taro vào cũng khó mà ra cũng khó.
Nhưng làm đồ án thì có lẽ chỉ nên thế thôi, con gái vậy là tốt lắm rồi.
Để thấm thía những gì các anh, chị nói ở đây, tốt nhất là thuha85 nên ghé qua cái xưởng mà bạn bảo và thử đẩy cái ụ động cái nhé(đúng tâm mà đẩy), chắc không dễ như cầm chạc dắt châu đâu.
Copy lời chú Đình vào, đọc sách thêm chút nữa, khi ra trường ngẫm lại, thấy càng hay.
Lý thuyết thì không sai vấn đề là biết áp dụng đúng lý thuyết vào thực tiễn thì sẽ đạt được kết quả cao nhất.
 
M

matt

Author


Đây là máy taro ( hao hao máy khoan đứng ) do có nhiều HOT GIRL nên ..... matt lại ngu phần này luôn . Gặp mấy HOT GIRL này tớ sợ ăn vạ lắm vì tớ quá đẹp trai . Xin lỗi tớ bị bệnh tự tin . Máy này taro ren cho đai ốc với h ~ 6mm ( cho con đai ốc M6 ) chừng đó . Vì không có cơ hội mở máy xem , vì đây là máy dùng sản xuất nên ko phá được . Gạt cần xuống thì taro còn đưa cần lên thì nó đảo chiều .



Ngoài ra có máy CÁN REN (dành cho trục ) nên khỏi cần bàn ren cho mệt ( đang nói bàn ren chứ hok phải ta rô nhá )

Còn cái khoan lỗ kia thì tớ từng khoan rồi , có điều phải dùng con dao = sắt để giữ cứng vững cho mũi khoan , độ chính xác chỉ là tương đối , vì khoan thì nó rung rinh mà .

Hay đem bắn EDM ( ý da xin lỗi đây là BOX Truyền thống )

Nói thì rất hay nhưng liệu đi làm có dám nói vậy không ???? Hay là nói qua nói lại ăn dao vô đầu . Sự thật là vậy , vì chỗ tớ làm mấy ổng không ai nhỏ tuổi . Mà mình đem lý thuyết ra nói mắc công lại ra tay theo kiểu " ra chiêu thức đi , ta và ngươi thi triển võ công " thì lúc đó " thiên hạ sẽ đại loạn "

Và hậu quả hiện nay là tớ bay từ chức thiết kế xuống chức ....... bảo trì khuôn . Cũng vì cái tội " ra chiêu thức " mà đối thủ không hóa giải được mà còn dùng hư chiêu " alo manager !!! xxxx xxxx xxx ..... you... get out " tèn tén ten thế là đi bảo trì khuôn ( nói toạc móng heo là đi rửa khuôn cho sạch để khuôn khỏi dính ba via )

Cuộc đời là thế đó , đâu phải là cao thủ nói chuyện với nhau , xã hội mà , có khi biết mà không được nói , mà có nói cũng không hiệu lực .
 
Last edited by a moderator:
M

matt

Author
Cảm ơn bác Ngân Đình rất nhiều.Thực sự là em chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, nhiều khi chỉ là máy móc trên sách vở, lại là con gái học cơ khí. ..... chẳng biết sau ra trường thì sẽ làm được cái gì. Nhưng đã quyết định học nghành này rồi nên phải cố gắng hơn thôi, không thay đổi được nữa. Không biết thì phải học hỏi dần.. ...
Em cũng nghe thầy giáo giới thiệu : từ 16 đến 21 có hội chợ công nghiệp ở Giảng Võ. Em học ở Thái Nguyên.Cuối tuần em sẽ xuống để tìm hiểu thêm.
là con gái anh nghĩ em nên nắm thật kỹ môn CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO 1,2 khi ra trường luyện môn TOÁN CAO CẤP , LÝ CAO CẤP để thi THẠC SĨ để đi dạy là ngon số 1 đó . Chứ đi làm cực lắm , về mặt độc hại thân thể , chưa tính đến vụ " nam nữ " . Là dân cơ khí anh không ngại nói thật . Con nếu có level cao thì học về thiết kế máy cho sâu , vật liệu kim loại cho chắc thì mới đi thiết kế được .

Khi nào rãnh anh sẽ kiếm vài tài liệu tào lao giúp em . Vì ngày xưa khi đang học thì chả ai đưa dắt cả , cũng may là thuộc tuýp nhanh nhẹn nên tìm đến với internet . Còn lũ bạn suốt ngày chỉ " nhậu , gái , đá banh , đánh bài , cafe v...v...."

Anh nói nghe có vẻ hơi xạo : NÊN THUỘC LÒNG HẾT TẤT CẢ LÝ THUYẾT ( giống như học lịch sử vậy đó , để mai mốt còn xổ NHO nữa ) biết thực tế nhiều nhưng khi sa vào " khu phục kích " thì khó mà nói chuyện .

Em là kỹ sư nhưng người tuyển em vào là công nhân , hay trung cấp cũng nên . Hì hì , và họ sẽ .... dùng cái gọi là CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM mà đì em sát ván đó . Hãy dùng lý thuyết dày cộm mà bóp cổ họ nhé .

Chúc em thành công . Anh cũng đang vật vã đây .
 
M

matt

Author
Post vui vui
Bên trái là ren , bên phải là lỗ phải khoan để taro

M1 0.75
M1.2 0.95
M1.4 1.10
M1.7 1.35
M2 1.6
M2.3 1.9
M2.6 2.15
M3 2.4
M3.5 2.9
M4 3.25
M4.5 3.75
M5 4.1
M5.5 4.6
M6 5.0
M7 6.0
M8 6.8
M9 7.8

M10 8.5 <----------- Cái này anh Đình có nhắc ở bài trên nè
M12 10.2
M14 12
M16 14
M18 15.5
M20 17.5
M22 19.5
M24 21
M27 24

Cái này là tiêu chuẩn JIS của Nhật , post cho thuha85 đọc để biết
Theo matt thì thuha85 nên xuống chơi thân với học sinh TC để vững tay nghề , họ thì ít lý thuyết nhưng tay nghề thì rất tốt . Bù qua sớt lại ấy mà .
 
M

matt

Author
Để taro thành công cần khoá ụ động để tạo đường trượt nhẹ vào cho mũi taro bằng cách quay tay chút ít, khi cảm thấy có độ mút thì thả Khoá ụ động và quay tay để mũi taro Tến vào. Khi mũi taro tự tiến vào thì nó sẽ lôi cả Ụ động theo.
Chú ý là thao tác bằng 2 tay chứ không phải cao thủ 1 tay đâu nhé. Kẻo lại bị cùn mũi taro.
Không phải cứ thế là xong đâu, làm thế thì nhàn hạ quá, để taro được thì hãy đọc tiếp và tự tìm câu trả lời nhá.

Vậy tốc độ trục chính để taro là bao nhiêu? Làm nguội thế nào? Cách thức taro thế nào (thao tác)?
Lôi ụ động theo như anh nói thì nghe rất hay nhưng đối với mấy cái ụ động siêu to thì sợ nó bứt đứt mũi taro không anh nhỉ ?
Cái thứ hai mà mặt phẳng trượt có êm không hay cà giựt , mà muốn làm cho thanh trượt êm thì phải bảo trì ( theo em biết là dùng phương pháp cạo , hì hì cái này thuộc phe bảo trì chuyên nghiệp rồi )
Cái nữa là phải chỉnh cây thước này phía sau ụ động để nó = 0 . Tuy nhiên có máy bị cũ như máy Tiện Hà Nội thì không chính xác . Phải lấy tâm của mâm cặp và ụ động trùng nhau . Đôi khi thước không phải nằm số 0 mà lại đồng tâm , thế mới lạ . Mà em bực mình mấy cha nội sơn máy tiện , sơn mất cái bản tốc độ là 1 , sơn luôn bản chỉnh bánh răng , làm mỗi lần làm phải cạo muốn chết luôn

Uhm cái vụ taro máy tiện em chưa thử , vì nó thuộc phần nguội . Tốc độ thì em nghĩ là để 20v/phut là tốc độ chậm rãi , bước tiến 0,1 mm ( cái chế độ cắt lâu quá không xem hic hic ) . Vì theo nguội thì vào 1 vòng phải nhả lại 1/2 vòng để tránh bavia , ba vớ làm hư đỉnh ren . Như vậy đứng máy tiện thì tay phải nhậy để nhấn nút điện quay thuận chiều .

Thấy nhấn điện kiểu này rất nguy hiểm , hay là gạt cần A/B ở độ 800 vòng/ phút để cho mâm cặp xoay nhanh hơn ( xoay tay nhé ) . Rồi gạt cầu dao cắt điện . Mà dùng tay xoay mâm cặm , còn ụ động thì để hờ như anh Đình đã nói ở trên . Theo em nghĩ dùng cách cắt điện này thì giống như bên nguội , nhưng được cái nó đồng tâm và chính xác hơn . Chỉ giống nhau là dùng Ngẫu Lực ( 2 lực ngược chiều với tâm là tâm mâm cặp ) thôi . Còn taro bằng tay thì phải dùng cảm tính nhiều hơn . Trên máy tiện thì đỡ nghẹt thở cái vụ tâm mũi taro nó không cùng phương với trục y ( trục tung ) .
Còn về phần bôi trơn (dung dịch trơn nguội ) thì dùng dầu nhớt thường thôi , đừng cặn nhiều quá .
Theo lịch sự của cuộc cách mạng tư sản ANH thì người ta từ dùng nước làm nguội , sau đó dùng nước pha xà bông để tưới nguội .

Vài hiểu biết nông cạn mong mọi người góp ý .Vì bản thân các thầy cô trong trường cũng thú nhận là không thể biết hết được , thầy cô biết thêm nhiều cái cũng nhờ 1 phần công học tập của các em , đi nhiều chỗ rồi viết báo cáo . :)
 
Last edited by a moderator:
U

ubuntu

Author
Em đang làm đồ án công nghệ, trong quy trình công nghệ chế tạo chi tiết của em có nguyên công khoan lỗ, rồi taro , em chọn máy 1K62, nhung thầy hướng dẫn của em bảo máy 1K62 không taro được. Khi học về máy tiện thì các thầy nói là máy tiện có khả năng tarô. Em vẫn chưa biết chọn máy nào? mong các anh chỉ giúp em.
Dòng máy CCCP sản xuất mà giáo trình các thầy hay dậy trong trường ĐHBK HN v.v thì chỉ có loại máy tiện có chức năng cả khoan, taro v.v nói chung là các công việc về lỗ là loại 1H325. Không biết bạn đã có tài liệu về nó không?
Sách này tôi xin của thầy Vũ Đình Trịnh giáo viên ĐHBK HN năm thầy học năm thứ năm K14ACTM. Nếu chưa có nhắn cho tôi email tôi gửi cho.
Chúc bạn thành công.
 
Last edited by a moderator:
sơ đồ khoan với chi tiết của bạn theo mình là tối ưu rồi ,trên máy tien ngoài phương án ta rô trên máy tiện vạn năng băng taro tự rút mình xin đưa ra hai phương án nữa để mọi người tham khảo nhé:
1)sử dụng mũi taro kẹp trên đài gá dao bằng cách sử dụng thêm đồ gá ,khi đó ta sẽ điều chỉnh cho lượng chạy dao s đúng bằng bước ren như vậy ta sẽ gia công được ren,khi muốn đưa taro ra ngoài ta cho truc chính quay ngược lại.
2) sử dụng mũi taro trên ụ động bằng cách nào đó ta nối chuyển động bàn chạy dao và ụ động lại với nhau và ta điều chỉnh cho lượng chạy dao s đúng bằng bước ren ,bàn dao sẽ kéo ụ động chuyển động theo như vậy ta sẽ gia công đươc lỗ ren.
 

ME

Active Member
Tôi không đọc kỹ các bài, chỉ có góp ý nhỏ với chủ topic thế này:
Nếu chỉ hỏi đơn thuần đúng như tên topic thì máy nào (không chỉ phải là máy tiện) có một chuyển động quay và 1 chuyển động tịnh tiến thì có thể thực hiện được nguyên công ta rô. Ở đây chi tiết bạn là chi tiết tròn xoay nên chọn máy tiện cũng hợp lý về dễ gá đặt chi tiết. Theo thầy của bạn nhận định cái máy Nga kia không thực hiện ta rô được thì chắc là không dùng ta rô "máy" được chứ ta rô "tay" thì... vô tư. Bạn phải chú ý xem tốc độ quay tối thiểu của nó hoặc các tốc độ trong vùng tốc độ thấp có phù hợp với trường hợp bạn đưa ra không.
Khi đi thực tập bạn có thể thấy người ta ta rô trên máy khoan cần đó. Họ hết bấm nút nọ đến nút kia để gia công rồi đảo chiều quay nhằm tạo điều kiện thoát phoi. Họ chỉ cho chạy "1 lèo" khi ta rô lỗ trên vật liệu mềm như nhôm chẳng hạn hoặc chiều dài ta rô bé. Lỗ dài, vật liệu bằng thép mà cho chạy "1 lèo" thì tiêu ngay cái ta rô, hoặc ta rô với tốc độ cao cũng tiêu đời nó luôn. Bạn tra các sổ tay sẽ biết được các khoảng tốc độ có thể áp dụng cho trường hợp của bạn.
 
Last edited:
Bác matt chắc chưa sử dụng máy 1K62 bao giờ nhỉ. Trên máy này có một cái cần để thay đổi chiều của trục chính rất dễ dàng( nó dùng ly hợp ma sát để đổi chiều quay, trong khi motor vẫn quay một chiều). Nói thêm một tí nữa: Cái máy T620 là máy lấy gần như toàn bộ thiết kế của 1K62 đấy.
Nếu taro tay động thì tại sao lại phải để bước tiến là 0.1mm/v, hơn nữa chú ý bước ren là?
 
Tôi không đọc kỹ các bài, chỉ có góp ý nhỏ với chủ topic thế này:
Nếu chỉ hỏi đơn thuần đúng như tên topic thì máy nào (không chỉ phải là máy tiện) có một chuyển động quay và 1 chuyển động tịnh tiến thì có thể thực hiện được nguyên công ta rô. Ở đây chi tiết bạn là chi tiết tròn xoay nên chọn máy tiện cũng hợp lý về dễ gá đặt chi tiết.
Thưa thây nếu chỉ dùng một chuyển động tịnh tiến và môt chuyển động quay thi không thể taro đc a.Với nguyên công taro thi bước tiến của dao phải có liên hệ với chuyên đông quay nếu không thì không thể taro được,hoặc sẽ gẫy mũi taro hoặc phá ren,thêm nữa khi ta cắt xong phải đảo chiều động cơ mới rút được dao ra nếu không sẽ phá hết ren.
 

ME

Active Member
Em ơi! Em cứ dạo quanh phân xưởng cơ khí trường em hoặc của ai cũng được. Cứ thấy máy nào có 2 chuyển động đó là làm được đấy. Đó là nguyên lý chung mà. Ví dụ em có thể ta ro trên máy phay, máy khoan, máy tiện,... Còn chuyện lựa chọn máy nào cho phù hợp tình hình cụ thể thì không tính tới nhé. Hai chuyển động đó có thể chỉ do dao hoặc ta rô thực hiện hoặc mỗi cái mỗi chuyển động. Gãy ta rô do nhiều nguyên nhân chứ không phải như em nói. Có thể do chuyển động quay với tốc độ cao, do lượng dư lớn, do kẹt phoi,... Bước tiến của ta rô không có liên hệ gì với chuyển động quay này cả. Ví dụ em ta rô tay trên máy tiện đấy. Hồi xưa thực tập tôi đã từng ta rô mấy cái ốc đồng. Do nó mềm nên chạy "1 lèo" là xong. Lúc bị cúp điện thì tôi lấy tay xoay mâm cặp để tạo chuyển động quay đấy. Quay lúc nhanh lúc chậm, chẳng sao cả bởi vì bước ren do ta rô định rồi, không phải như tiện ren mà phôi quay 1 vòng thì dao phải tịnh tiến đúng 1 lượng s bằng bước ren.
Để lấy ta rô thì cho đối tượng mang chuyển động quay đó quay ngược lại.
 
Thưa thây nếu chỉ dùng một chuyển động tịnh tiến và môt chuyển động quay thi không thể taro đc a.Với nguyên công taro thi bước tiến của dao phải có liên hệ với chuyên đông quay nếu không thì không thể taro được,hoặc sẽ gẫy mũi taro hoặc phá ren,thêm nữa khi ta cắt xong phải đảo chiều động cơ mới rút được dao ra nếu không sẽ phá hết ren.
Taro được nếu thả lỏng trục chuyển động tịnh tiến ra cho nó tự chạy.
Khi dao đi hết ren rồi thì bấm "Stop", sau đó đảo chiều quay để lấy dao ra(Lúc này trục chuyển động tịnh tiến cũng thả lỏng).
Trường hợp trục chuyển động tịnh tiến không thả lỏng được thì phải có tap-chuck hay tap-holder.
 
anh ME à ,trên máy tiện máy khoan hoặc máy phay có thể chỉ sử dụng 1 chuyển động quay duy nhất để gia công lỗ ren nhưng phải sử dụng mũi ta rô tự rút, thực ra muốn ta rô đươc trên máy như anh nói(gồm 1 chuyển động quay và 1 chuyển động tịnh tiến) ta phải tạo mối liên hệ giữa chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến có như vậy mới tạo ra được ren nếu không nó sẽ xóa bước ren trước nó (đây chính là nội liên kết đó) ,còn trường hợp ta rô đồng của anh trên máy tiện anh không khóa ụ động và khi trục chính máy tiện quay 1 vòng nó đã kéo ụ động đi 1 vòng đúng bằng bước ren .(do lúc này tạo ra liên kết giữa mũi ta rô và lỗ ren) . Ngày nay người ta đã sử dụng dụng cụ khoan và ta rô tổ hợp như vậy bạn hà có thể tìm hiểu thêm về loại dụng cụ này để sử dụng nó nhằm mục đich nâng cao năng suất.
 
Last edited:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đang WF với ông bạn ngoài quán Cafe thử con Lạp tọp thế nào. Thấy các bạn đang thiếu chút Muối của mồ hôi nên tớ Ào vào bắn 1 phát giúp các bạn.
@matt: Chắc tiêu chuẩn Nhật lấy từ thực tế còn ViNa lấy của Nga Ngố gọi là Sao y bản chính có công chứng nên mới để cái lỗ fy8 ta rô M10.
Đề nghị Khổ chủ ThuHa85 xem lại Sách để tránh mâu thuẫn với tác giả.
Cái vấn đề chú lo lắng thì anh xin giải đáp, coi như chú hỏi hộ khổ chủ vậy.
1- Taro vào không chỉ đơn giản là bật và tắt máy. Cần thao tác thêm cả Chân để đạp phanh nữa để trục chính không bị trôi. Ngoài việc vào 1 chút thì phải ra 1 chút, vậy là không những phanh bằng chân còn phải đảo chiều quay trục chính. KHông dừng ở đây, còn thêm thao tác quay ụ động hỗ trợ quá trình tiến vào và rút ra của mũi Taro.
Vậy là đã rất vất vả rồi.
2- Nhưng mọi người quên mất để ta rô được M10 thì người ta phải dùng 2 mũi taro. Ai đã từng nhìn thấy Hộp đựng mũi taro bao giờ cũng thấy có 2 mũi, mũi một để phá và tạo đường, mũi 2 để làm tinh.
3- Để taro thành công, cần phải có tay quay ụ động dù là vào hay ra, dù là tinh hay phá vì tay quay ở đây có tác dụng bù lực, nếu không ren sẽ bị sần, xước, tỳ, v.v... Với M10 thì không phải lo vấn đề đẩy hay kéo ụ động đâu, to phết đấy chứ tưởng à.
4- Ta đang làm đồ án nên mọi vấn đề ta coi như chuẩn đi, chắc Matt nói chuyện ngoài lề.
Vậy tớ cũng ngoài lề chút. Thợ máy cũng như mình đi xe máy ấy, khi máy với người hoà làm 1 thì đánh võng thế nào chẳng OK. Vậy nên đổi máy là run ngay. Mỗi máy có 1 một tật riêng, một sự sai số riêng, bệnh tật khác nhau nên chủ máy mới hiểu được nó để Khiển nó Chuẩn mà sản phẩm làm ra không cần Chỉnh. Chắc giờ này Cơ khí Hà nội không còn con máy muốn bù dao thì dùng cách nhắc đài dao lên khi tiện, nếu không sản phẩm luôn bị âm.
Vậy là Matt có thể thoa mãn chưa?

@UBUNTU
Cậu này lại không phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc rồi. Con người Việt Nam là rất cần cù và chịu khó, ngoài ra còn chịu khổ,chịu cực cũng tốt và luôn thông minh sáng tạo trong công việc để hoàn thành công việc xuất sắc nhất. Máy ko làm được, ta phải tính đến Mẹo nào đó để làm chứ.

@Letiendung: phương án 2 của bạn là gợi mở điều còn mập mờ của tớ. Cái này nguy hiểm, chưa có trình đừng dùng, Hãy nhớ rằng Máy rất Ngu và làm việc Lạnh lùng vô tình lắm. Đao Kiếm vô tình, mũi tên hòn đạn không có mắt. Máy móc cũng vậy. Tay thợ không đủ cứng thì khó làm cái trò này.
Dùng kế mà Phượng Xồ đã dùng trong trận Xích Bích là Xích chúng lại với nhau, tạo thành 1 khối thống nhất. Đi cùng đi, nghỉ cùng nghỉ, lùi cùng lùi, tiến cùng tiến.
Phương án 1 của bạn là sự tưởng tượng phong phú, tiếc là đáng chê hơn đáng khen. Bạn quên mất ta đang làm với máy của thế kỷ 20 chứ không phải của thế kỷ 21.
Nếu chứng minh đuợc, hãy chụp ảnh lên để mọi người cùng mở rộng tầm mắt. (hơi khó nhỉ)

@yopopovp:
Như KST nói là đúng đấy, nhưng chỉ đúng phân nửa. Ai còn thời gian đi ấn nút Xờ tốp xi a nốp làm gì, gạt ngược lại thì nó tự phanh, tự đảo chiều và với sự hỗ trợ thêm của tay để kéo mũi taro lên.
Chốt lại vấn đề là bật máy cho quay và ấn xuống lỗ cần taro, Đinh tâm rồi thì khoá cần máy, ấn mũi taro xuống taro tiếp, được vài vòng thì đảo chiều rút lên rồi lại đảo chiều để tiếp tục ăn xuống.
Chú ý, không để chế độ Khoan Tự Động, tức Taro Tự Động kẻo lại dở khóc dở cười vì máy nó sẽ đạp gẫy mũi taro.
Với vật như Khổ chủ vẽ ra thì dùng luôn mâm cặp máy tiện đưa ra máy Khoan mà phang thôi, khỏi cần nghĩ chuyện gá sao cho ngon.

@ME; Bác xui em nó Tham Khảo trên máy khoan cần là hơi mạo hiểm rồi. Với mũi M10 mà vật là thép 9XC sâu trên 100mm là hơi bị khó vì mũi M10 vẫn còn là bé, với thép C45 còn khó với người non tay nghề.
Thường thi với máy khoan cần để taro được thì phải từ M12 trở lên với thép C45, với M16 trở lên với thép SKD, 9XC, bậc thợ 5/7.
Thực tế mồ hôi muối của em là vậy, có gì mong bác chỉ bảo thêm!

@Thuha85:
Mạnh dạn lên, nếu em không tìm hiểu thì để có 32 trang giấy Đồ án sẽ là 1 cực hình hoặc 1 bài viết nhảm nhí để cho xong chuyện.
Tôi hay gian trá cả trong học tập lẫn công việc nên hay nghĩ những cách nhàn nhất mà làm, bên cạnh đó tại cơ thể dễ toát mồ hôi hột nên lười lao động mà phải Gian, hay ăn cắp công nghệ. Nhưng các em là không giống tôi, các em cần làm tốt vì các em được mọi người gọi bằng Thầy, còn tôi được gọi là Ma.:5:
(Ma. Liễu Ngân Đình):16:

Chúc thành công, hẹn gặp lại vào cuối tuần.
 
Last edited by a moderator:
Top