Xin hỏi loại máy tiện nào có thể taro ren??

  • Thread starter wild orchid
  • Ngày mở chủ đề
@yopopovp:
Như KST nói là đúng đấy, nhưng chỉ đúng phân nửa. Ai còn thời gian đi ấn nút Xờ tốp xi a nốp làm gì, gạt ngược lại thì nó tự phanh, tự đảo chiều và với sự hỗ trợ thêm của tay để kéo mũi taro lên.
Chốt lại vấn đề là bật máy cho quay và ấn xuống lỗ cần taro, Đinh tâm rồi thì khoá cần máy, ấn mũi taro xuống taro tiếp, được vài vòng thì đảo chiều rút lên rồi lại đảo chiều để tiếp tục ăn xuống.
Chú ý, không để chế độ Khoan Tự Động, tức Taro Tự Động kẻo lại dở khóc dở cười vì máy nó sẽ đạp gẫy mũi taro.
Với vật như Khổ chủ vẽ ra thì dùng luôn mâm cặp máy tiện đưa ra máy Khoan mà phang thôi, khỏi cần nghĩ chuyện gá sao cho ngon.

.
Hôm trước em nói có tự làm một cái máy taro kô phải nói khoác đâu ạ hì hì.Em dùng cam để điều khiển động cơ anh ạ:107:tiếc là kô làm ở đó nữa tặng mọi ng cái pic
 

ME

Active Member
@ Chú Đình: Tôi có bảo em nó ta rô ren trên máy khoan cần trong trường hợp này đâu. Tôi chỉ nói là những máy nào mà có các chuyển động thẳng và quay tròn là có thể ta rô được, mà máy khoan cần là 1 ví dụ tôi chỉ ra. Tôi đã bảo em nó là chọn máy tiện là đúng trong trường hợp này rồi vì chi tiết tròn xoay như thế. Chú chẳng đọc kỹ bài gì cả.
Ở đây chi tiết bạn là chi tiết tròn xoay nên chọn máy tiện cũng hợp lý về dễ gá đặt chi tiết.
Chú bảo các em bộ ta rô có 2 cái thì các em nó nghe theo thì mệt đó. Bộ ta rô tay có thể có 2 hoặc 3 chiếc, có đánh số trên cán ta rô. Đường kính cái số 1 là nhỏ nhất rồi đến số 2 hoặc 3 (trong bộ 3 chiếc).
@ Le Tien Dung: Tôi không hiểu tại sao khi ta rô lúc nào cũng phải cần mối liên hệ chuyển động như thế? Và tại sao ren lại bị xóa? Bước ren do ta rô tạo ra, nó như cái bu lông tự vặn vào. Khi ta rô xong thì cho quay ngược để cái "bu lông" đó quay ra.
Máy cần có chuyển động tịnh tiến là để ta rô có thể đi vào được. Bạn phải không ràng buộc chuyển động này chứ?
Tôi thực hiện ta rô trên máy tiện đủ cách hết, không chỉ là lắp ta rô trên ụ động, thậm chí còn lắp ta rô vào cán và tì lên bàn xe dao...
Ở đây bạn nói nó bị nội liên kết gì đó tôi không rõ, vậy bạn có thể giải thích cho tôi được không? Hình vẽ đàng hoáng vào nhé.
 
Last edited:
M

matt

Author
Bác matt chắc chưa sử dụng máy 1K62 bao giờ nhỉ. Trên máy này có một cái cần để thay đổi chiều của trục chính rất dễ dàng( nó dùng ly hợp ma sát để đổi chiều quay, trong khi motor vẫn quay một chiều). Nói thêm một tí nữa: Cái máy T620 là máy lấy gần như toàn bộ thiết kế của 1K62 đấy.
Nếu taro tay động thì tại sao lại phải để bước tiến là 0.1mm/v, hơn nữa chú ý bước ren là?
Đang post bài hỏi thằng bạn , thì bị nó thuốc . Đúng là trúng thuốc độc 0.1 mm/v rồi .Mà nhà nó có xưởng nữa chứ . Thà đau đau 1 lần rồi thôi , còn hơn cứ đau 1 đời - bài hát nào nhỉ :)

Vậy taro thì lấy bước thế nào ? matt ngu muội mong bạn chỉ bảo .

Tại hạ xin nhận lỗi
 
@ME: Xin phép hỏi thầy có sự liên quan nào giữa bước vít me bên trong ụ động với bước ren ta rô không ạ, qua trao đổi với khổ chủ thì em được biết có ý kiến cho rằng không trong trường hợp này không ta rô trên máy 1k62 được vì bước vít me là 6 tuy nhiên nó là 5.Theo em được biết máy 1k62 có đảo chiều trục chính bằng ly hợp ma sát, và đời sau chính là T620 (máy này sao gần như toàn bộ mà còn thiếu 1 cặp bánh răng dùng để tiện ren acsimes so với 1k62)?
 
anh ME à em đồng ý với quan điểm của anh ,nhưng anh đã nghĩ tới chạy dao tự động chưa? nếu chạy dao tự động như hai phương án em nói ra từ trước ( lắp mũi ta rô trên đài ga dao và phương án móc ụ đông vào bàn dao) như vậy phải tạo ra nội liên kết giữa hộp tốc độ và hộp chạy dao và đương nhiên phải có mối liên hệ giữa chuyển đọng quay và chuyển động tịnh tiến.
anh ME à các phương án anh em mình nói ra ở đây mang tính chất thảo luận và tham khảo thôi chứ đồ án công nghệ với dạng sản suất hàng khối người ta sẽ sử dụng mũi ta rô tự rút hoăc dụng cụ khoan ren tổ hợp.
 
máy tiện chuyên dùng mơi có thể taro dc ren com máy tiện 1K62 thì ko thể .mà có taro đi chăng nữa chung ko chuẩn sác.
người ta thường dùng máy tiện hơt lưng để taro ren
 

ME

Active Member
Khi tôi post bài xong thì tôi cũng nghĩ là Le Tien Dung muốn dùng mũi ta rô máy và chạy dao tự động.
Đối với trường hợp của Thu Ha, nếu vẫn muốn sử dụng máy 1K62 mà không thay máy khác, vì lý do nào đó, thì tôi nghĩ cũng được. Khi đó chấp nhận phương án ta rô tay. Còn hơn là chuyển sang máy khác làm. Phương án này cũng có thể áp dụng cho sản xuất hàng loạt nhỏ và vừa. Trường hợp cho chọn máy tùy ý (theo đồ án công nghệ trong chương trình học) thì Thu Ha nên chọn máy khác phù hợp.
Một ý nữa là Thu Ha muốn thực hiện 1 nguyên công với các bước khoan lỗ, vát mép và ta rô trên máy 1K62. Tại sao bạn phải chọn máy đó? Đường kính chi tiết gia công là bao nhiêu mà chọn máy này? Nếu chọn máy tùy ý thì nên chọn máy nhỏ hơn.
Còn việc sử dụng mũi khoan tổ hợp (kể cả vát mép và ta rô) cũng là một phương án nâng cao năng suất gia công cũng như độ chính xác. Khi đó phải chú ý đến kích thước chiều dài lỗ có phù hợp với dao theo catalog hay không. Nếu không thì thay đổi lại thiết kế 1 tí. Việc này cần thuyết minh ở phần phân tích chi tiết gia công.
Tất cả các phương án đưa ra cần phải đạt yêu cầu chất lượng và phải phân tích tính kinh tế để chọn phương án gia công thích hợp. Không biết các bạn có đưa ra nhiều phương án khi làm đồ án hay không hay chỉ đưa ra 1 phương án?
 
Last edited:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bác ME nói đến máy khoan Cần đấy.
Khoan đứng, khoan bàn, nếu không có chức năng taro thì cũng hơi bị mệt, chứ chẳng dễ dàng dì.
Dù máy nào thì cũng không ấn nút Stop làm gì, bạn đã vận hành máy khoan chưa? hỏi thật đấy. Ấn Stop là trục chính vẫn quay theo quán tính vi không có phanh. Đảo chiều là tự phanh và quay ngược lại ngay.
Điều này được ứng dụng cho máy Taro chuyên dùng. Chỉ cần chạm đáy (cữ) là trục chính tự đảo chiều luôn để rút mũi Taro ra.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
máy tiện chuyên dùng mơi có thể taro dc ren com máy tiện 1K62 thì ko thể .mà có taro đi chăng nữa chung ko chuẩn sác.
người ta thường dùng máy tiện hơt lưng để taro ren
Thực sự với M10 và sâu trên 100mm, hoàn toàn có thể mài dao Tiện ren được. Làm 1 phát ngọt hơn mía, đỡ mất thời gian, chỉ sợ tay nghề mài dao không ngon thôi, khỏi cần đưa mũi taro vào làm gì cho mất thời gian, tốn 2 lần taro.
 
Bác ME nói đến máy khoan Cần đấy.
Ấn Stop là trục chính vẫn quay theo quán tính vi không có phanh
Trục chính vẫn quay theo quán tính thì mặc kệ nó chứ!?Đâu cần thiết phải làm cho nó dừng đột ngột. Còn máy khoan đứng có sẵn chế độ taro thì đương nhiên chỉ cần gặt cần đảo chiều trục chính là có thể lấy dao ra rồi.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Hỏi thật, bạn đã làm chưa? bao nhiêu loại Taro trên bao nhiêu loại máy khoan? với bao nhiêu mác vật liệu?
Tôi có cảm giác bạn đang cố cho là mình đúng.
Bạn đã làm thì bạn phải thấy đây là quá trình cắt gọt, không phải quá trình kéo xe bò.
Nếu kéo xe bò thì bảo là Cố thêm 1 tí nữa chứ đang cắt gọt, vòng quay cắt gọt giảm dần, vật liệu Taro cản sự quay của lưỡi cắt, trục chính lại cố quay, há chẳng phải trên toàn bộ thân cắt của mũi taro bị vặn xoắn hay sao? Gẫy là điều hoàn toàn sảy ra. Taro sâu rồi hoặc chạm đáy mà bị như vậy thử hỏi có Taro nữa hay thôi.

Thành thực bạn làm tôi cáu.
Tôi đã trả giá nhiều và phải học hỏi nhiều từ các chú thợ nguội và thợ máy bậc 7/7 với hơn 30 năm công tác, tôi mới có thể nói được như vậy. Sách vở là cái mà nó biết tôi mà tôi lại không chịu biết nó. Nếu bạn lấy sách ra để chép lại thì tôi Thua.
Còn nói về "Tay làm Hàm nhai, Tay quai Miệng trễ" thì tôi dám mời bạn thử sức với Thực tế.
 
Thành thật xin lỗi vì phải làm cho bác cáu nhé!
Muốn biết thật hay giả thì bác đem xuống xưởng thử nghiệm thì sẽ có câu trả lời ngay.
Mấy trò này sách vở nào ghi thì tôi không biết, nhưng trong trường hợp thiết bị và công dụng cụ không có mà vẫn phải chạy hàng thì bắt buộc phải sử dụng mấy chiêu thức này thôi.
Làm thử trên máy khoan đứng thì thú thật tôi chưa làm, nhưng taro trên máy phay vạn năng với đầu cặp dao thông thường thì tôi đã sử dụng chiêu bật, tắt, bật, tắt này rồi bác ah!
Kỹ thuật là vũ trụ, cho dù bác và tôi có tiếp thu được hết kinh nghiệm của tất cả các tay cơ khí bậc thầy ở VN đi chăng nữa thì vẫn không thể khẳng định được rằng đã biết được hết cả vũ trụ được. Trong từng hoàn cảnh, từng điều kiện môi trường khác nhau mà những chiêu, những thức nghe như "không thể" lại có thể được sáng chế hay được đưa ra sử dụng thực tế.
 
Last edited:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Máy phay có Phanh.
Dù không kéo Phanh thì máy cũng tự phanh rất nhanh, ko trơn tuột như máy khoan, nhờ má phanh luôn ôm sát cổ trục bởi 1 lò xo đẩy.
 
M

MTAM

Author
Thực sự với M10 và sâu trên 10mm, hoàn toàn có thể mài dao Tiện ren được. Làm 1 phát ngọt hơn mía, đỡ mất thời gian, chỉ sợ tay nghề mài dao không ngon thôi, khỏi cần đưa mũi taro vào làm gì cho mất thời gian, tốn 2 lần taro.
Có luôn dao tiện ren với đường kính gia công nhỏ nhất là 4,5 và sâu tới 15 mà. Cần gì phải mài làm gì cho mất công mà lại không chính xác.
 

ME

Active Member
Chú Đình lại nóng rồi. Không nên "nổi cáu" gì ở đây cả.
Có một thực tế là đôi khi ở một phân xưởng không có đủ thiết bị để thực hiện 1 nguyên công nào đó. Vì thế người ta nghĩ ra nhiều chiêu thức cốt làm sao để gia công được, giống như KST nói đây. Cho nên để ta rô được thì nhiều cách lắm, chúng ta không nên dựa vào những cách chúng ta đã làm rồi mà đối nghịch lại với những cách của người khác. Vì thế ở đây tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của KST
Muốn biết thật hay giả thì bác đem xuống xưởng thử nghiệm thì sẽ có câu trả lời ngay.
Topic này dừng ở đây nhé. Không khéo lại gây mất lòng nhau. Xin chân thành cám ơn!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Con cũng xin lậy các ngài.
Đang máy Tiện thì nhẩy qua máy Khoan cần rồi lấn cấn sang máy khoan đứng, vèo 1 cái lại xổ ra máy Phay.

Đem lên máy Mài là tốt nhất.:77::77::77::77:
 
M

matt

Author
Chắc matt phải xin làm MOD box này quá

thuha85
Em đang làm đồ án công nghệ, trong quy trình công nghệ chế tạo chi tiết của em có nguyên công khoan lỗ, rồi taro , em chọn máy 1K62, nhung thầy hướng dẫn của em bảo máy 1K62 không taro được. Khi học về máy tiện thì các thầy nói là máy tiện có khả năng tarô. Em vẫn chưa biết chọn máy nào? mong các anh chỉ giúp em.
Theo đồ án thì có NGUYÊN CÔNG KHOAN LỖ SAU ĐÓ TARO như vậy thì chọn phương pháp nào cũng được miễn sao là có NGUYÊN CÔNG KHOAN -> TARO . Thế thôi , còn Thuha85 đang chọn một cách chủ quan là 1K62

Và đưa ra câu hỏi là chọn máy nào ?


trong quy trình công nghệ chế tạo chi tiết của em có nguyên công khoan lỗ, rồi taro
có nguyên công khoan lỗ, rồi taro <-- thật sự không hiểu cú pháp câu này theo nghĩa chuyên ngành CTM .

matt chia ra 2 cách hiểu
a. Đúng như theo thuha85 viết có nguyên công khoan lỗ rồi taro ( nghĩa là cùng 1 nguyên công ) <-- chắc phải có máy vạn năng mới khoan lỗ + taro . Có lẽ dùng bộ dao CNC có thể xoay dao .
b.Có nguyên công khoan lỗ rồi sau đó có thêm nguyên công taro <- hiểu như vậy thì thấy hay hơn và đúng hơn . Về kỹ thuật không thể khoan và taro 1 máy được

Máy vạn năng không thể bằng máy chuyên dụng rồi ( ý nghĩa chuyên sâu )


Theo matt ( matt thì học dốt mà chỉ giỏi đi chơi thôi )

1.Khoan lỗ trên máy tiện ( thành một hình trụ với mặt cắt vành khăn thật đẹp )
2.Bỏ lên 1 đồ gá tương tự như máy tiện .Gọi đùa là máy " tiểu tiện " ( nghe thấy ghê ) .Nó nhỏ xíu .

Tưởng tượng như vầy nha . Từ băng máy trở xuống thì ta cắt bỏ . Từ cần hộp tốc độ sang trái bỏ luôn .Có nghĩa là chỉ còn mâm cặp , băng trượt và ụ động ( ụ động này la ụ động chế lại để bỏ mũi taro vào

Phía trái ta gắn tay quay ( dùng lực tay để quay nhé , giống như múc nước giếng ấy mà )
Tiếp tục làm cái trò ụ động trượt phà phà trên băng máy như ai đó đã nói ở trên

Đây là đồ án công nghệ mà . Máy phụ thuộc vào chi tiết cần gia công , nên chế máy sao cho tương xứng

Thật ra thì nó cũng giống như taro bằng tay . Nhưng bằng tay thì không thể 100% trục mũi taro vuông góc với bàn máp được

Dùng đồ gá của matt nói thì nó sẽ khử vụ vuông góc này

Đó là về lý thuyết , còn ren có đẹp , bóng là tùy vào các yếu tố mà các Kỹ Sư BKHN cần quan tâm .

Giống như hồi nhỏ hay nói nhảm : " muốn bỏ con voi vào tủ lạnh thì sao ? Trả lời rằng mở tủ lạnh nhét nó vô " .

Đừng quá phức tạp vấn đề .Hãy ngây ngô như 1 đứa trẻ , có khi lại lóe ra nhiều điều hay .



@ ai đó : về vấn đề nhấn stop để dừng máy mà trục chính vẫn quay . Giải pháp liều mạng là nhấn STOP rồi nhấn ngay đảo chiều sẽ làm máy dừng ngay tức khắc . Cùng lắm là chỉ nhích 1 độ thôi . Cái trò này chơi hoài nên biết . Hồi trước có mấy thằng ngu nó hay cắm tay siết vô mâm rồi nhấn nút lắm . Nên bây giờ matt có võ công rất cao đấy he he

Cách 2 là máy có 1 cái rờ-le ( cái này hỏi bên cơ điện , mình sợ điện giật lém ). Bảo đảm cắt là đứng ngay . Đứng như động cơ ser-vo luôn đó . Có điều là ta không lập trình điều khiển mâm cặp quay được thôi

Ah nghĩ đến đây lại lóe lên 1 tia mới là sao không gắn động cơ SER-VO + thêm 1 hộp giảm tốc để đầu ra chính là MÂM CẶP . Và lập trình nó theo CHẾ ĐỘ CẮT theo độ cứng của Phôi và mũi taro .
Gắn thêm 1 pit-tông phía sau ụ động để giúp nó phụ đẩy tới và rút về thay vì dùng chuyển động xoay của Mâm để kéo ụ động . Dùng thêm cử để đo chiều dài

Thích thì gắn thêm sensor cho dzui đời ( sensor là cái cảm ứng tron PLC đó , hay còn gọi là mắt thần ) . cái Sensor này giá cỡ N95 thôi ( rất rẻ )

Tất nhiên là sử dụng Pit-tông phải đụng đến khí nén .Dùng van 5-2 , 4-2 khỉ gió gì đó nhét vô

Phần taro này có hơi hướng của môn NGUỘI ( mở sách nguội để taro cho đúng )

Uhm . Đồ án công nghệ này vui nè bao gồm
- Đồ gá
-Khí nén
-Vật liệu
-Điện tử số
-PLC
v...v..... tốn sức và tiền của nữa .

matt nghĩ là đem ý tưởng điên khùng này nói với ông thầy của thuha85 xem sao ? Xem thầy có giúp gì được hay không ? hi hi

Dùng đồng vị phóng xạ bắn theo phương trình xoắn ren được hok ta ? Để matt gọi điện hỏi Ông Enstein xem sao ?
 
Last edited by a moderator:
Top