Xin hỏi về panme và thước kẹp

  • Thread starter vuvanquynh
  • Ngày mở chủ đề
V

vuvanquynh

Author
Đây là 2 dụng cụ đo phổ biến trong ngành cơ khí
nhưng với cùng 1 độ phân giải thì người ta đo dùng pame chính xác hơn
tại sao thế ạ ?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Bạn quan sát phần kẹp chi tiết của panme và thước cặp sẽ hiểu. Nhớ vác ra đo thực tế và xem nó có gì khác nhau giữa hai loại.
 
V

vuvanquynh

Author
phải chăng thước kẹp kém chính xác hơn la do khe hở luôn tồn tại
giữa thân thước và phần dịch chuyển và pame co thể điều chỉnh lục kẹp nhò cơ cấu cóc a .
 
Khi đo bằng Panme ta thấy thân Panme và chi tiết cùng nằm trên một đường thẳng, vì chuyển động quay của Panme làm cho Panme tịnh tiến (gây ra sai số là rất ít) còn thước cặp thì giữa chi tiết và thân của nó không nằm trên cùng một đường thẳng, ta thấy nó có một khoảng cách nào đó và thước cặp có khớp trượt (khớp tịnh tiến) nên khả năng gây ra sai số là lớn hơn (do bị dơ, và khe hở này luôn tồn tại không khắc phục được)
Thước cặp được dùng rộng rãi vì nó rất vạn năng và dùng trong trương hợp khi không cần độ chính xác cao tuyệt đối.

Các bạn có những câu hỏi mà mình nghĩ rất là hay, có những điều mình cũng được học hỏi rất nhiều từ những câu hỏi mà các anh trong diễn đàn trả lời.
 
Last edited:

ME

Active Member
CHủ yếu là 1 cái được thiết kế theo nguyên tắc Abbe (panme) còn cái kia thì không, Giang đã giải thích sơ bộ ở trên.
 
Thầy Giang ơi, khi nói thầy nên để ý chút nhé, là thầy mà, vd:"không cần chính xác cao tuyệt đối". Còn Thước cặp(caliper) và panme(micrometer) ưu nhược điểm như thế nào thì phải bảo bạn ấy là khi học các thầy cũng nói cả rồi mà.(Nguyên tắc ABBE như thầy ME nhắc nhở, khoảng di trượt, lực đo...)
 
Thước cặp vi phạm nguyên tắc
trong 4 nguyên tắc cơ bản của đo lường cơ khí!
 
H

hoangdnx

Author
Ðề: pame và thước kẹp

các thầy có thể nói rõ hơn về nguyên lý hoạt động của panme không
 
Ðề: pame và thước kẹp

Bạn có thể vào trang video chia sẻ Youtube.com gõ từ khóa tìm kiếm là how to use micrometer sau đó tha hồ kích chuột và xem hướng dẫn sử dụng Panme( Micrometer) từ A-> Z.
Ví dụ như linh sau: http://www.youtube.com/watch?v=oHqaLMEHlnE
Hy vọng bạn sẽ có nhiều đáp án cho câu hỏi của mình.
 
Ðề: pame và thước kẹp

còn một nguyên nhân nữa là do lực kẹp, buổi sáng sung sức thì bạn kẹp ra một kiểu, đến trưa thì ra số khác. panme khống chế lực kẹp đều, nếu bạn quay quá thì nó cũng không kẹp thêm.
 
Ðề: pame và thước kẹp

mình xin nêu nguyên tắc ABBE : khi kích thước đo và kích thước mẫu nối tiếp nhau thì phép đo đạt được độ chính xác cao nhất.
Ở đây, khi dùng thước cặp, kích thước đo và kích thước mẫu là song song với nhau. Còn trong panme, kích thước đo và kích thước mẫu nối tiếp với nhau. Do đó panme chính xác hơn.
 

paven8880

Active Member
Ðề: pame và thước kẹp

Do cấu tạo và nguyên tăc mà thước cặp loại khắc vạch khó chế tạo với giải đo cao hơn. Bạn thử hình dung: nếu cần giải đo là 0.01mm ta cần khăc 100 vạch trên du động. như vậy để tìm chính xác vạch trùng thì quả là rất khó cho nên thường chỉ có 2 loại là 0,02 (khắc 50 vạch) và 0,05(khắc 20 vạch)
- ở đây cần phân biệt giải đođộ tin cậy hay độ chính xác của thước - với thước cặp mới thì có thể nói nó tin cậy hay chính xác hơn pan me cũ !!!!
Panme thì khác! về nguyên tắc là vít me đai ốc: Chẳng hạn: Vặn 1 vòng tiến được 0,5 mm, mỗi vòng khắc 50 vạch vậy là giải đo 0.01mm! Panme còn có cơ cấu tạo áp lực đo chuẩn do vậy không phụ thuộc người đo nhiều nên kết quả tin cậy
Về nguyên tắc abbe thì các bạn đã nói ở trên
Nói chung thước cặp thường dùng trong gia công có độ chính xác thấp và vừa! và ưu điểm là khả năng đo linh hoạt!
 
Last edited:
A

action

Author
Ðề: pame và thước kẹp

m đồng ý,lực kẹp của thước cặp do bạn quyết định còn panme thì khác
 
T

tasho

Author
Ðề: pame và thước kẹp

Mình có một thắc mắc sau khi học môn dung sai về cơ cấu con ốc vặn trong panme:
Cơ cấu đó được gọi là gì?
Tại sao mình vặn nữa nhưng nó vẫn "tạch tạch" mà không hề nhúc nhích?
Giả sử mình muốn tháo ra xem thì bằng cách nào?
Và các bạn nói về lực kẹp của thước panme là cố định. Điều này mình biết khi có cầm thước đo nhưng trong lúc học mình không để ý nên không hỏi, trong khi thầy mình cũng chưa giới thiêu qua, các bạn giải đáp luôn giúm mình nhé.
 
Ðề: pame và thước kẹp

Mình có một thắc mắc sau khi học môn dung sai về cơ cấu con ốc vặn trong panme:
Cơ cấu đó được gọi là gì?
Tại sao mình vặn nữa nhưng nó vẫn "tạch tạch" mà không hề nhúc nhích?
Giả sử mình muốn tháo ra xem thì bằng cách nào?
Và các bạn nói về lực kẹp của thước panme là cố định. Điều này mình biết khi có cầm thước đo nhưng trong lúc học mình không để ý nên không hỏi, trong khi thầy mình cũng chưa giới thiêu qua, các bạn giải đáp luôn giúm mình nhé.
Cơ cấu tạch tạch đó không nhầm thì là cơ cấu cóc

Lực kẹp cố định nghĩa là dù có vặn nữa vặn mãi cũng chỉ kêu tạch mà không thể di chuyển được thêm nữa.
Muốn tháo ra xem thì có một "Vật" đi kèm theo thước khi mua về có thể tháo ra được.
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Xin hỏi về panme và thước kẹp

Lưu ý rằng cơ cấu "tạch tạch" (đúng là bánh cóc) nhằm mục đích chính là AN TOÀN(nó bảo vệ ren) chứ không phải để đo chính xác (mục đích phụ).

Nếu không có cơ cấu cóc, rất dễ làm hỏng, làm rơ, nhanh mòn trục vít của panme nếu thao tác cẩu thả.

Còn cứ cậy vào bánh cóc mà đo ẩu thì chắc chắn bạn đo sai 0.004 um (là cái chắc chắn). Nguyên tắc đo là khi hai má sắp áp vào chi tiết , ta phải vặn chậm lại và đều tay. Ngược lại, dù có bánh cóc cũng vẫn đo sai khi cơ cấu đo có quán tính đâm mạnh hai má vào mặt đo (giá trị đ k ngoài nhỏ đi, nếu là lỗ, to lên), thậm trí kẹt cứng.

Người kinh nghiệm không cầm vào vòng có bánh cóc mà vẫn đo được chính xác.
 
T

tasho

Author
Ðề: Xin hỏi về panme và thước kẹp

À, em sai rồi. Em có thể hiêu việc anh TYA nói về xuất hiện sai lệch trong khi đo qua clip của dieutn đã post.
Nhưng tại sao lại chắc chắn là 0.004um. Nếu quay nhanh hơn sai lệch sẽ thay đổi. Như vậy 0,004um là sai lệch nhỏ nhất có thể bị mắc phải không?
Thước panme có 2 cách để siết 2 má kẹp:
1/. Hoặc xoay ốc ở đuôi thước ( chắc chắn cơ cấu cóc sẽ không bị trục trặc, vì em đã từng xoay rất nhanh- 1cm/s. Tuy nhiên kết quả sai là chắc chắn)
2/. Hoặc cầm vào đoạn cuối của thước để xoay. Thao tác này dùng để nới thước trước khi tiến hành đo. Tuy nhiên trong quá trình đo nếu nới quá rộng thì ta sử dụng thao tác này từ từ để xiết 2 má kẹp nhẹ nhành hơn. Nếu siết quá đà sẽ có hiên tượng vật mẫu bị kẹp chặt giữa 2 má rất khó nới ra lại.
Vấn đề anh TYA đặt ra: -"Người kinh nghiệm không cầm vào vòng có bánh cóc mà vẫn đo được chính xác."- Có phải là sử dụng thao tác thứ 2 ?
Anh TYA có thể giải thích về cách "xiết chậm" bánh cóc kỹ hơn được không ?
 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
Ðề: Xin hỏi về panme và thước kẹp

@tasho.
- Có hai loại vòng gắn với bánh cóc : vòng trong/ngoài. Nên không nhất định là vòng nào đâu. Khi sử dụng thước, nếu chưa biết thì cần thử = cách cho hai má kẹp đầu ngón trỏ, vặn vào thấy vòng nào kêu tạch tạch thì chính là vòng có bánh cóc.

- Bước của ren trong thước cho phép xoay nhanh hay chậm. Thước có bước nhỏ thì chạy chậm nhưng dễ chế tạo chính xác hơn. Thước bước lớn khó chế tạo nên giá đắt hơn - nhưng đo và nhả thước rất nhanh.

Nói nhanh "1cm/s" là tương đối thôi đúng không ? Càng vặn nhanh càng mắc sai số đo. 4 là anh đã thử, vẫn có thể là 5 nếu thước cũ hơn (rơ sẵn)

Chú ý cầm vòng có bánh cóc xoay mà vẫn đo sai đấy : các thước cũ chưa chỉnh lại thì lực ở bánh cóc đưa ra má đo không đủ lớn và không đều nên người đo hay xoay, xoay nữa, xoay mãi, xoay nhanh lên (gia tốc) và thế là má đo vẫn siết mạnh vào vật => biến dạng đàn hồi trong cơ cấu thuwosc => sai số

(khi setting 0 thì lực siết giả định là hợp lý).

Nếu kĩ năng tốt, cả lúc setting 0 và lúc đo vặn vòng xoay (nào cũng được) đều đặn là đo chính xác được (thực tế lại có nhiều người QC đo như vậy)
 
T

tasho

Author
Ðề: Xin hỏi về panme và thước kẹp

- 1cm/s là em ước lượng trong 1s em xoay, má động di chuyển được 1cm.(cái này không chính xác lắm nên gọi là tương đối).

- Bài viết của anh TYA rất cụ thể và dễ đọc, dễ hiểu.

- Còn đoạn -"setting 0 thì lực siết giả định là hợp lý"- cái này có lẽ là thuật ngữ em không hiểu.
Có phải nói đến giai đoạn kiểm tra thước không ?

-Và vì thước panme có dung sai là 0,001um (panme Mitutoyo-trường xài cái thước này). Nên sai số kích thước anh nói là 0.004um em thấy hơi lớn. Vậy 0,004um anh nói là ở thước có dung sai khác đúng không?
dung sai thước là 0.001mm, do cẩu tha em pót nhầm dẫn đến nội dung sai lệch. Thành thật xin lỗi.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Xin hỏi về panme và thước kẹp

- Thực tế thì nhiều khi không thể dùng bánh cóc để đo được (ví dụ một tay cầm chi tiết một tay cầm thước), nên cần phải đo nhiều đo quen tay thì chính xác. Mình đã từng thử đo Matagi của bánh răng 5 lần không lần nào giống lần nào :( vì sao lại thế bởi vì mình không dùng nhiều, không đo thường xuyên đo nên lực ở tay là khác nhau, với thước 0.01 mm chỉ cần vặn mạnh hay lỏng tay hơn một chút là kết quả khác nhau chênh đến 0.05 là bình thường.

- Người dùng thước khi vặn đến gần điểm cần đo nguyên tắc không bao giờ được vặn nhanh vì như vậy luôn bị sai lệch, cái này thấy rõ nhất khi seting loại thước có má như hình dưới.
 
Top