xin tài liệu về chi tiết dạng đĩa

  • Thread starter caominhnam
  • Ngày mở chủ đề
C

caominhnam

Author
em bị giao làm đồ án chế tạo máy chi tiết là đĩa gá bác nào có tài liệu cho em xin em tham khảo cái.có bài mẫu càng tốt em cám ơn lắm lắm
 
V

vuivui.love

Author
sao mà lưới vậy. phải tự tim hiểu thì mới làm đc chứ
 
C

caominhnam

Author
nếu có thì em ko phải nhờ,em lên mạng,ra jiệu sách đều ko có,mà trong quyển công nghệ chế tạo máy ko có dạng đĩa
 

TYA

Well-Known Member
Hỏi chay không ai cố vấn cho được đâu !!!!!!

Ít nhất hỏi cái gì cũng phải chịu khó vẽ cái hình lên.


Ngoài ra , các yếu tố nào (sản lượng, yckt....) ảnh hưởng đến lựa chọn, thiết kế quy trình cn (?) cậu không nêu cho người ta hay câu không hiểu ?


Chưa nói đến "họ" hay "dạng" chi tiết, chỉ là bánh răng , có cái phay lăn có cái xọc !

=================
nhảy vào chỉ để chất vấn thế thôi. out đây..........
 
C

caominhnam

Author
tôi chỉ muốn xin dạng tổng quát.ví dụ như chi tiết dạng hộp trong sách công nghệ chế tạo máy nó hướng dẫn ấy.bây h tôi muốn xin tài liệu để về tham khảo.
 
Chi tiết dạng đĩa và chi tiết dạng bạc không khác nhau là nhiều ,chỉ do tỉ lệ chiều dài L và đường kính ngoài d của nó mà ta qui ước là chi tiết dạng đĩa hay dạng bạc.
Chi tiết dạng đĩa thì điều kiện làm việc có khác đôi chút với chi tiết dạng đĩa,chi tiết đĩa thì thường dùng bề mặt đầu nó là bề mặt làm việc.
chi tiết bạc thì thường dùng bề mặt trụ ngoài,trục trong để làm việc.
Về cơ bản xin phân tích như sau.
[FONT=&quot]Kết cấu[/FONT][FONT=&quot] và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết dạng bạc[/FONT]
[FONT=&quot]Bạc là chi tiết được dùng rộng rãi trong ngành chế tạo máy. Đó là những chi tiết hình ống tròn, thành mỏng, mặt đầu có vai, mặt trong có thể trụ hoặc côn, hoặc bạc có thể nguyên hoặc xẻ rãnh dầu, trên bạc có lỗ ngang để tra dầu.[/FONT]
[FONT=&quot]Về mặt kết cấu có thể chia các chi tiết dạng bạc ra các loại như sau:[/FONT]
[FONT=&quot]- Loại bạc trơn không có gờ [/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Loại bạc có gờ hoặc mắt bích.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Loại bạc có lỗ hình côn.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Loại bạc có xẽ rãnh.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Loại bạc có lát thêm lớp hợp kim chống mòn.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Loại bạc mỏng có xẻ rãnh.[/FONT]
[FONT=&quot]Nếu dựa vào máy cắt để gia công các nguyên công chính của bạc, có thể chia bạc ra làm 6 nhóm theo kích thước đường kính gồm: dưới 25; 25-32; 32- 40; 40- 50; 50-65; 65-100mm.[/FONT]
[FONT=&quot]Đặc trưng quan trọng về kích thước của bạc là tỉ số giữa chiều dài và đường kính ngoài lớn nhất của chi tiết. Tỉ số đó thường nằm trong khoảng 0,5 - 3,5.[/FONT]
[FONT=&quot]Khi chế tạo chi tiết dạng bạc, yêu cầu kĩ thuật quan trọng nhất là độ đồng tâm giữa mặt ngoài và mặt lỗ, cũng như là độ vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm. Cụ thể là đảm bảo những điều kiện sau:[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Đường kính mặt ngoài của bạc đạt cấp 7 - 10.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Đường kính lỗ đạt cấp 7, đôi khi cấp 10, đối với các lỗ bạc cần lắp ghép chính xác có thể yêu cầu cấp 5.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Độ dày thành bạc cho phép sai lệch trong khoảng 0,03-0,15mm.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Độ đồng tâm giữa mặt ngoài và mặt lỗ bạc tuỳ từng điều kiện làm việc của bạc mà qui định cụ thể, thông thường độ không đồng tâm này lớn hơn 0,15mm.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Độ không vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm lỗ nằm trong khoảng (0,1 - 0,2mm)/100mm bán kính. Với loại bạc chịu tải trọng theo chiều trục thì độ không vuông góc này từ 0,02 - 0,03mm/100mm bán kính.[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Độ nhám bề mặt thường cho:[/FONT]
[FONT=&quot]Với bề mặt ngoài cần đạt Ra=2,5.[/FONT]
[FONT=&quot]Với bề mặt lỗ tuỳ theo yêu cầu mà cho Ra=2,5 - 0,63, đôi khi Ra=0,32.[/FONT]
[FONT=&quot]Với bề mặt đầu Rz=40 - 10; Ra=2,5.[/FONT]
(tham khảo sách công nghệ chế tạo máy)
Mán
 
C

caominhnam

Author
cám ơn bác.có lẽ để em vẽ lại cái hình rồi đưa lên nhờ các bác giúp đỡ vây
 
Top