Các phương án làm khuôn cánh quạt

  • Thread starter Hoang Khanh
  • Ngày mở chủ đề
H

Hoang Khanh

Author
Em có phần khuôn cái của cánh quạt như sau:



Em muốn cắt phần vật liệu thừa nhô lên phần cánh quạt. Phần được cắt là phần được tô màu xanh trên hình vẽ. sau khi cắt phần còn lại sẽ tiếp xúc với cánh quạt.
Đây là khuôn em làm bằng SW 2008, tuy nhiên trong thực tế thì không làm thế. Vì vậy, em muốn cắt phần vật liệu dư này rồi đưa xuống khuôn đực. Vẫn đảm bảo được độ kín giữa khuôn cái và khuôn đực.
Em đang gặp khó khăn chỗ này. Mong chú DCL và mọi người giúp đỡ.
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Trong quá trình thiết kế khuôn, đến bước tạo phôi khuôn, cậu phải dựng một mặt tham chiếu // với mặt phân khuôn và cách mặt đó một khoảng cách, đúng không? Sau đó, cậu dùng mặt mới tạo này để vẽ biên dạng ngoài của khuôn. Cậu chỉ cần sửa lại giá trị khoảng cách giữa hai mặt đó là xong, đừng có cắt mảnh khuôn này đắp cho mảnh khuôn kia làm gì.
 
H

Hoang Khanh

Author
Cháu cảm ơn chú !
Cháu đã sửa khoảng cách giữa mặt tham chiếu // và mặt phân khuôn. Khi đó chỉ có khoảng cách từ mặt tham chiếu tới mặt phân khuôn như trên hình vẽ là thay đổi.


Nếu đưa mặt tham chiếu cao hơn phần trên bầu quạt thì cũng giống như đặt ở dưới.
Theo cháu được biết thì thực tế người ta không dồn hết phần vật liệu giữa các cánh về hết một khuôn nào mà chia ra 2 khuôn cái và đực
Cháu đã thử dùng các công cụ surface và features nhưng kết quả đều không như ý.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Theo cháu được biết thì thực tế người ta không dồn hết phần vật liệu giữa các cánh về hết một khuôn nào mà chia ra 2 khuôn cái và đực
Cháu đã thử dùng các công cụ surface và features nhưng kết quả đều không như ý.
Thực sự không hiểu ý cậu. Cậu post ảnh của kiểu phân khuôn đó lên xem nào.
 
H

Hoang Khanh

Author
Cháu tham khảo kiểu khuôn này từ anh Liễu Ngân Đình, tại đây: http://meslab.org/mes/showthread.php?t=5751 (Chủ đề Gia công khuôn cánh quạt, mục Trao đổi kinh nghiệm). Cháu có làm khác anh Đình hướng dẫn một chút, nhưng về cơ bản thì hình dạng khuôn là như vậy.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Cậu muốn có kiểu phân khuôn như thế này phải không?



Cậu lưu ý đặc điểm bề mặt phân khuôn của 2 cách:

Cách thứ nhất mà cậu đã làm:

1. Mặt phân khuôn có bậc định vị chắc chắn
2. Phần lớn diện tích mặt phân khuôn là phẳng, chỉ có viền theo mép sản phẩm mới là mặt bậc cao.

Từ hai đặc điểm này, cách phân khuôn thứ nhất có chi phí chế tạo thấp và độ bền, độ chính xác cao, cắt ba-via tốt kể cả với lực đóng khuôn nhỏ.

Cách thứ hai mà tớ minh họa (không bao giờ tớ làm cách này):

1. Phải dùng các chốt định vị thiếu chắc chắn và hay mòn, dẫn đến thiếu chính xác.
2. Tất cả các mặt phân khuôn đều là mặt bậc cao.

Từ đó, ta thấy loại khuôn này có chi phí chế tạo lớn. Mặt phân khuôn tiếp xúc toàn bộ nên dễ bị kênh, tạo ba-via dày và đòi hỏi lực đóng khuôn rất lớn. Các chốt côn dễ mòn và dẫn đến sai lệch.

Xem hình ảnh chụp của LNĐ thì cậu thấy ngay rằng đây là khuôn làm bằng vật liệu phi kim loại, để đúc sản phẩm kim loại. Vật liệu này mềm nên chi phí gia công thấp, có thể dùng kết cấu này được. Vả lại, đây là loại khuôn dùng 1 lần và sản phẩm sau đó còn được gia công rất nhiều, nên khỏi lo nó bị mất chính xác. Hơn nữa, với vật liệu mềm mà lại chế tạo theo phương án thứ nhất có mặt phân khuôn mảnh và hẹp thì có thể dễ hư hỏng.

Tóm lại, với khuôn kim loại thì nên dùng phương án thứ nhất. còn khuôn đất, cát... thì theo phương án thứ 2.
 
Last edited:
H

Hoang Khanh

Author
Cháu cảm ơn chú. Cháu đã hiểu về cách giải thích của chú và sẽ chọn theo phương án thứ nhất.
Cháu có thắc mắc nhỏ mong chú giải đáp. Chú có thể chỉ cho cháu biết bằng cách nào chú tạo hình theo phương án thứ hai được không ? Vì cháu mày mò suốt 2 tuần rồi mà vẫn không làm đẹp, bề mặt trơn láng như vậy được, đặc biệt là phần gân đỡ cho cánh quạt thì khó xử lý. Hình như trong hình vẽ theo phương án 2 của chú thiếu phần gân cho cánh phải không ạ ?
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Cách phân khuôn thứ hai còn có phần đơn giản hơn cách thứ nhất chút xíu, nhưng cũng đại loại như nhau cả thôi.

1. Tạo ra 1/3 sản phẩm (nếu quạt có 4 cánh thì tạo ra 1/4).

2. Tạo độ dốc hợp lý rồi kiểm tra mô hình, sao cho các mặt có màu cùng ở trên một mảnh khuôn.



3. Tạo đường phân khuôn Parting Line (đường màu tím).



4. Tạo mặt phân khuôn Parting Suface, lưu ý tạo thật rộng, cỡ 100mm



5. Tạo phôi 1/3 của hộp khuôn, lưu ý không có chỗ nào nằm ra ngoài phạm vị của Parting Suface.






6. Tạo bộ khuôn hoàn chỉnh và hợp nhất những mảnh khuôn tương ứng.


À, mà cậu hỏi "gân đỡ cánh quạt" là cái gì vậy? Cánh quạt này tớ mô phỏng gần như chính xác theo mẫu cánh quạt nhà tớ!
 
Last edited:
H

Hoang Khanh

Author
Gân cánh quạt là cái cháu ghi trên hình vẽ. Cháu cũng ko biết tên chính xác là gì. Thấy nó đỡ cho cánh nên gọi là gân.


Cái gân của chú nhỏ quá nên mô hình chú dựng lên cháu không thấy, cái gân của cháu to hơn nên dễ thấy hơn (cánh quạt này cháu quét từ mẫu vật thật và dựng lại).
Nhân đây cháu muốn hỏi chú là khi tạo khuôn, phần tạo độ dốc (Interlock surface) do yếu tố nào quyết định ? Vì khi cháu tạo khuôn cho cánh quạt của mình thì chỉ được 0,1 độ với phần gân có độ dốc 0,5 độ từ trên xuống , phần cánh có độ dốc 30 độ từ dưới lên, phần bầu quạt có độ dốc 23 độ từ dưới lên như hình trên
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Độ dốc đúc và góc đúc do nhiều yếu tố xác định, mỗi loại sản phẩm và công nghệ đúc cần có những độ dốc và góc đặc trưng.

Ví dụ đối với thép và gang, đằng nào cũng phá khuôn khi lấy sản phẩm, nhưng ta vẫn cần độ dốc đúc để lấy mẫu ra khỏi khuôn trong công đoạn làm khuôn. Tùy vào hình dạng của chi tiết đúc (tức là mẫu) mà ta chọn độ dốc cho phù hợp. Vì tớ không rành công nghệ đúc kim loại nên không rõ cụ thể ra sao, nhưng mặt phẳng cần có độ dốc khác mặt cong, góc lồi khác góc lõm...

Với sản phẩm cứng đúc bằng khuôn kim loại cũng cần có các độ dốc thích hợp, vì để tháo sản phẩm ra mà không gây hư hỏng.

Với sản phẩm vật liệu đàn hồi như cao su thì không cần qua tâm đến độ dốc, thậm chí "hầm ếch" cũng không sao.

Ngoài các yếu tố thuộc về công nghệ đúc nêu trên, thì có những độ dốc và góc lượn còn được tạo ra không vì để đúc mà chính là để tăng bền cho kết cấu, giảm tập trung ứng suất.

Tóm lại, không có một công thức chung cho mọi sản phẩm đúc được. Về lĩnh vực đúc kim loại, tớ thấy có một số giáo trình hoặc sổ tay công nghệ nêu khác chi tiết đấy, cậu tìm đọc thêm.
 
Last edited:
N

nguyensyanh

Author
Ðề: Các phương án làm khuôn cánh quạt

anh LIỄU ĐÌNH NGÂN thân mến!!em thấy anh và mọi người rất rành về phần vẽ và thiết kế khuôn cánh quạt!!hiện em cũng bắt đầu làm khuôn về chi tiết này trên phần mềm catia vr17 mà chưa biết làm tn :(!!phần vẽ gân đỡ cánh quạt em vẫn chưa làm được!!!,mong anh và mọi người giúp em với!!!em xin cảm ơn ạ!!!
 
Top