cậu ta pót máy xọc. 2 dao xọc lắp sao cho răng thẳng nhau, xọc bên này xong, máy vẫn giữ c đ đồng bọo để phang nốt nửa kia. Chỉ có xọc hoặc chuốt mới làm đc răng trong. Răng bẫccj chỉ có xọc và chép hình, địnnnhh hình như em nói
U
ubuntu
Không mình bình thường như Dũng thôi, hồi đi học mình vẫn sắp xếp thời gian để đi làm thêm, nhưng làm toàn cái chẳng dính gì tới ngành mình học cả ( Làm tiếp thị nước gội đầu, làm nhân viên điều tra kinh tế, làm nhân viên lắp ráp và bảo hành máy vi tính v.v) nhưng mà rất vui và có thêm kinh nghiệm sống. Cuối năm mình cũng bận hơn là bình thường nhưng toàn bận vì công việc thôi chứ không hay ăn nhậu v.v
Chúc Dũng thi tốt các môn còn lại.
Sổ tay lập trình anh không có kể cả paper hay e-book...nên không nhận xét được đâu. Nhưng 1 số tài liệu cũng được giới thiệu trên dd, anh load về và xem qua. Đại khái :
-Phần G, M code chỉ tham khảo mà thôi - thực tế ra ngoài làm phải dùng catalog của nhà sx mới lập trình được
-Phần M,W,P point cũng không hẳn như sách định nghĩa đâu. Nó tùy máy cụ thể
Nhưng phải hiểu ý nghĩa của nó - nó nằm ở đâu sau sẽ biết mà
-Phần bù dao của tiện không được giót thiệu, các chương trình viết không quy củ mà thiên về ví dụ.
Ví dụ thường thấy trong sách :
gọi dao
mở vòi dầu
gán vận tốc cắt
tiến đến phôi
gia công...
Anh chỉ viết ngôn ngữ đời thường thế thôi - G, M code chưa quan trọng.
Trong khi đó, lẽ ra phải dạy sv là :
Đóng cửa máy (có ai chạy mà không đóng cửa?)
Khởi động
chọn đơn vị
Khai báo điểm W
Giới hạn tốc độ
Gọi dao, chọn tốc độ
Mở vòi dầu...
sau đó dao làm gì thì làm, cần lệnh gì tra bảng là biết - mà pp tra bảng quá phổ biến với kĩ sư đúng không
Chứ không ai bắt nhớ hàng chục code trong khi chính nó còn k thống nhất giữa các controller.
Các chương trình ví dụ về tiện cũng không đúng biên dạng khi gia công thật em ạ, vì nó chỉ đơn thuần là tọa độ acad
anh ví dụ toàn có thật đấy. Chữ " độ cx cao" và "độ nhám cao" rất là định tính đúng k? Trong ví dụ của anh, đường kính +/-0.1 không khủng khiếp lắm đúng không, nhưng nhám Rz100 thì như cái mặt giặc ấy, bản thân Rz100 quy ra mm nó là 0.1 luôn rồi. Nhưng người thiết kế họ cần như vậy thôi.
Anh quy lại vấn đề này : Nếu người ta không ghi độ nhám em không tra được dung sai à?
Còn việc độ nhám và độ cx có đi đôi với nhau không thì không có quy luật, nếu có quy luật thì cứ dung sai và độ nhám phải đi đôi - thấp ăn thấp cao ăn cao. Có 2 chi tiết, 1 cái h6 1 cái h5 suy ra cái thứ nhất không bóng =cái còn lại??
anh hiểu ý tiendung, ví dụ 20h5 không có độ nhám Rz12.5 chứ gì?
Thực ra người ta ghi 20h5 thì thường yêu cầu mài và nhám Rz3.2 chẳng hạn, Nhưng trong các bản vẽ, không cấm 20h5 với Rz lớn đâu - nếu không ghi rõ.
Em nhìn thấy khích thước 15.35+/-0.05 trong khi bề mặt đó có Rz50 chưa ?
(không suy ra là đo lên đỉnh nhám thì OK, đo dưới đáy nhám thì không đạt được nha)
U
ubuntu
Chào Düng. Hom nay em the nào? Anh viet bang mb nen thieu dau thong cam nhe