9 mảnh ghép xây dựng, vận hành và phát triển R&D trong doanh nghiệp

Moderator
Với mỗi doanh chủ, đặc biệt khối SME (DNNVV), hay những người leader được giao setup một phòng R&D cho doanh nghiệp, ngoài chuyên môn, có vô vàn cái mới cần đối mặt, vô vàn câu hỏi cần trả lời, để cái phòng/ban/trung tâm R&D đó (1) thành hình, sống sót, (2) vào guồng và (3) phát triển thành lợi thế cạnh tranh.

Bước (1) thường lập bập, khó khăn, sai tới sửa lui, tốn thời gian kinh khủng. Thách thức lớn nhất là xây dựng được bộ máy hiệu quả, cân bằng được mục tiêu ngắn hạn (sống sót) và dài hạn (tạo đà phát triển) dưới áp lực của thời gian, nguồn lực và...sự săm soi từ nhiều phía.

R&D qua được giai đoạn này, tôi hay gọi là sống sót, sẽ chuyển sang giai đoạn (2), khi bài toán phức tạp hơn về sự vận hành bàn bản về quy trình, biểu mẫu, phối hợp liên phòng ban, tối ưu hiệu suất, làm ra sự khác biệt phản ánh ở sản phẩm và quy mô đội nhóm lớn hơn, khối lượng dự án "khủng" hơn. Rất nhiều sai lầm vận hành đang kìm chân các team R&D, khiến họ chưa phát huy hết công suất & chuyển trạng thái sang giai đoạn (3).

Giai đoạn (3) là khi R&D team đã đủ mạnh, cả về headcount, năng lực nội tại, vận hành tối ưu,...và đã dắt lưng vốn liếng kha khá về cải tiến, công nghệ, giải pháp, thiết kế,...

Giai đoạn này sẽ mang R&D lên tầm cao mới, tạo ra đột phá bằng công nghệ khác biệt mang tính dẫn dắt, bằng sản phẩm với DNA nổi bật, bằng những sáng chế, thiết kế độc quyền, những mạng lưới đối tác toàn cầu hiệu quả,...

Người R&D lúc đó là hiện thân của tri thức công nghệ X sáng tạo không ngừng X làm việc chuyên nghiệp X thấu hiểu thị trường mình đang phục vụ.
Ở Việt Nam, đã có vài doanh nghiệp như vậy.
Với 3 giai đoạn hình thành, ổn định và phát triển R&D như vậy, có 9 mảnh ghép quan trọng, trải dài từ Chiến lược - Kế hoạch, Quy trình, Dự án đến Nhân sự, ngân sách, hợp tác, đổi mới,....

Topic này tôi sẽ cùng các bạn điểm qua những mảnh ghép đó, xuất phát từ trải nghiệm thực tế lăn lộn những năm qua của tôi.
 
Top