Author
Trước khi đi vào định nghĩa Thiết kế và Phát triển sản phẩm, chúng ta hãy cùng xem xét định nghĩa về “Sản phẩm”.
Sản phẩm là gì và nó quan trọng ra sao?
Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng của mình. Với cách hiểu này, sản phẩm có thể là máy móc, công cụ, xe cộ, phần mềm, dịch vụ, trải nghiệm,…Thông thường, chúng ta xem xét các sản phẩm mang tính “vật lý”, ví dụ: ô tô, xe máy, bàn, ghế, sách,…Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, các dịch vụ (mang tính phi – vật lý) như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ khách sạn, dịch vụ web,…cũng có thể được coi là các “sản phẩm”.
Sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều xoay quanh sản phẩm. Khó có thể đưa ra ví dụ về doanh nghiệp nào hoạt động mà không liên quan đến sản phẩm. Có thể coi việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là việc xây dựng và phát triển sản phẩm. Vì vậy, “Thiết kế và Phát triển sản phẩm” chính là cốt lõi của thành công trong doanh nghiệp. Sản phẩm tốt thì doanh nghiệp phát triển và ngược lại. Có thể thấy rõ ví dụ này thông qua sự thành công của Apple với iPhone, tương phản với Nok**, Bl**kb**ry là những doanh nghiệp đã từng bị rao bán do những sai lầm trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình.
Định nghĩa về Thiết kế và Phát triển sản phẩm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “Thiết kế và Phát triển sản phẩm”. Trong tài liệu này, chúng ta sẽ dùng định nghĩa của Ulrich, được nêu trong cuốn sách “Product Design and Development” và được chấp nhận rộng rãi. Định nghĩa được dịch như sau:
“Thiết kế và Phát triển sản phẩm là tập hợp các hoạt động bắt đầu bằng việc nhận thức cơ hội thị trường dành cho sản phẩm, kết thúc bằng việc sản xuất, bán và phân phối sản phẩm đến cho khách hàng”.
Với định nghĩa này, rõ ràng phạm vi của Thiết kế và Phát triển sản phẩm là rất rộng, hầu như bao trùm cả vòng đời của sản phẩm chứ không chỉ giới hạn ở các khâu vẽ, tính toán hay thử nghiệm nữa. Trong tài liệu này, chúng ta sẽ dùng cách tiếp cận theo nghĩa “rộng” này từ đây về sau.
Tại sao cần chú tâm đến Thiết kế và Phát triển sản phẩm?
Có rất nhiều lý do dẫn đến sự cấp thiết phải có ngành Thiết kế và Phát triển sản phẩm riêng biệt. Lý do đầu tiên phải kể đến chính là tầm quan trọng của sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp, như đã đề cập ở phần trên. Thiết kế và Phát triển sản phẩm chính là bước đầu tiên để hiện thực hóa sản phẩm, giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, xâm nhập hoặc chiếm lĩnh thị trường. Tương tự như sản phẩm, Thiết kế và Phát triển sản phẩm là hoạt động quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Công tác Thiết kế và Phát triển sản phẩm tốt thì doanh nghiệp thịnh vượng, và ngược lại.
Nok** thất bại do đâu?
“Nok** thất bại do những sai lầm trong chiến lược Thiết kế và Phát triển sản phẩm, không chịu đổi mới công nghệ để bắt kịp xu hướng thị trường. Trong khi các hãng khác đã bắt đầu phát triển hệ điều hành Android thì Nok** vẫn trung thành với hệ điều hành S**b**n đã lỗi thời. Đến khi Samsung bắt đầu thành công với Android thì Nok** mới chuyển sang hệ điều hành Windows Phone. Nhưng trên thực tế, hệ điều hành này không được người dùng đón nhận bởi nó khó sử dụng, tương tác, đôi khi còn gây phiền toái cho người dùng.”
Bên cạnh lý do liên quan đến tầm quan trọng của sản phẩm, ngày nay, Thiết kế và Phát triển sản phẩm cũng được dùng như một “vũ khí” giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, trong thị trường điện thoại thông minh (smartphone), ngoài cuộc đua về công nghệ phần cứng và phần mềm (app), cuộc đua về thiết kế cũng rất căng thẳng. Các hãng cạnh tranh với nhau bằng thiết kế của sản phẩm và dùng các quyền sở hữu về bản quyền thiết kế sản phẩm để ràng buộc nhau. Ví dụ, vụ kiện trị giá 1 tỷ USD giữa 2 hãng Apple và Samsung xung quanh thiết kế điện thoại thông minh (năm 2012).
Thiết kế và Phát triển sản phẩm còn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh trong tâm trí người dùng, đạt được giá trị thương hiệu vững chắc. Ví dụ, khi nói đến những sản phẩm đồng hồ của Omega, người ta nghĩ ngay đến những thiết kế đẹp, tinh xảo, sành điệu. Tương tự như vậy, khi nói đến những trang phục, dụng cụ thể thao của Nike, người ta có ấn tượng về những sản phẩm cá tính, mạnh mẽ, hiện đại. Đó là những ví dụ về dấu ấn của Thiết kế và Phát triển sản phẩm lên thương hiệu.
Phân loại các dự án Thiết kế và Phát triển sản phẩm
Một cách sơ bộ, có thể phân các dự án thiết kế sản phẩm thành 2 loại: Thiết kế cách mạng (revolutionary design) và Thiết kế tiến hóa (evolutionary design). Căn cứ của việc phân loại này dựa vào bản chất của sản phẩm được thiết kế.
Nếu sản phẩm mang tính đột phá, được tạo ra trên nền công nghệ mới hoàn toàn, chúng ta gọi đó là thiết kế cách mạng. Các thiết kế này thường thừa hưởng các kết quả nghiên cứu, phát minh có tầm ảnh hưởng lớn. Ví dụ, đối với loại hình thiết kế này là động cơ hơi nước của James Watt, loại động cơ đã góp phần quan trọng mở ra cuộc cách mạng công nghiệp.
Các ví dụ khác có thể kể đến là thiết kế của chiếc xe đạp đầu tiên, chiếc máy giặt đầu tiên hay máy rửa bát đầu tiên.
Nếu sản phẩm được phát triển trên nền các công nghệ đã có và từ các sản phẩm “đời trước”, thiết kế được gọi là “tiến hóa”. Các thiết kế này thường được tiến hành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một trong những ưu điểm cơ bản của thiết kế tiến hóa là khả năng kế thừa: các model sau có thể kế thừa nhiều đặc điểm của model trước, nhờ đó mà doanh nghiệp giảm được chi phí thiết kế và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phần lớn các dự án thiết kế sản phẩm thuộc thể loại thiết kế tiến hóa. Ví dụ điển hình có thể kể đến là các máy tính bảng iPad Pro (hình 1.1), các xe hơi Mercedes Benz dòng A – Class hay B – Class, các máy tính xách tay Dell dòng XPS, các điện thoại thông minh Samsung Galaxy dòng S,…
Sản phẩm là gì và nó quan trọng ra sao?
Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng của mình. Với cách hiểu này, sản phẩm có thể là máy móc, công cụ, xe cộ, phần mềm, dịch vụ, trải nghiệm,…Thông thường, chúng ta xem xét các sản phẩm mang tính “vật lý”, ví dụ: ô tô, xe máy, bàn, ghế, sách,…Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, các dịch vụ (mang tính phi – vật lý) như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ khách sạn, dịch vụ web,…cũng có thể được coi là các “sản phẩm”.
Sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều xoay quanh sản phẩm. Khó có thể đưa ra ví dụ về doanh nghiệp nào hoạt động mà không liên quan đến sản phẩm. Có thể coi việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là việc xây dựng và phát triển sản phẩm. Vì vậy, “Thiết kế và Phát triển sản phẩm” chính là cốt lõi của thành công trong doanh nghiệp. Sản phẩm tốt thì doanh nghiệp phát triển và ngược lại. Có thể thấy rõ ví dụ này thông qua sự thành công của Apple với iPhone, tương phản với Nok**, Bl**kb**ry là những doanh nghiệp đã từng bị rao bán do những sai lầm trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình.
Định nghĩa về Thiết kế và Phát triển sản phẩm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “Thiết kế và Phát triển sản phẩm”. Trong tài liệu này, chúng ta sẽ dùng định nghĩa của Ulrich, được nêu trong cuốn sách “Product Design and Development” và được chấp nhận rộng rãi. Định nghĩa được dịch như sau:
“Thiết kế và Phát triển sản phẩm là tập hợp các hoạt động bắt đầu bằng việc nhận thức cơ hội thị trường dành cho sản phẩm, kết thúc bằng việc sản xuất, bán và phân phối sản phẩm đến cho khách hàng”.
Với định nghĩa này, rõ ràng phạm vi của Thiết kế và Phát triển sản phẩm là rất rộng, hầu như bao trùm cả vòng đời của sản phẩm chứ không chỉ giới hạn ở các khâu vẽ, tính toán hay thử nghiệm nữa. Trong tài liệu này, chúng ta sẽ dùng cách tiếp cận theo nghĩa “rộng” này từ đây về sau.
Tại sao cần chú tâm đến Thiết kế và Phát triển sản phẩm?
Có rất nhiều lý do dẫn đến sự cấp thiết phải có ngành Thiết kế và Phát triển sản phẩm riêng biệt. Lý do đầu tiên phải kể đến chính là tầm quan trọng của sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp, như đã đề cập ở phần trên. Thiết kế và Phát triển sản phẩm chính là bước đầu tiên để hiện thực hóa sản phẩm, giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, xâm nhập hoặc chiếm lĩnh thị trường. Tương tự như sản phẩm, Thiết kế và Phát triển sản phẩm là hoạt động quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Công tác Thiết kế và Phát triển sản phẩm tốt thì doanh nghiệp thịnh vượng, và ngược lại.
Nok** thất bại do đâu?
“Nok** thất bại do những sai lầm trong chiến lược Thiết kế và Phát triển sản phẩm, không chịu đổi mới công nghệ để bắt kịp xu hướng thị trường. Trong khi các hãng khác đã bắt đầu phát triển hệ điều hành Android thì Nok** vẫn trung thành với hệ điều hành S**b**n đã lỗi thời. Đến khi Samsung bắt đầu thành công với Android thì Nok** mới chuyển sang hệ điều hành Windows Phone. Nhưng trên thực tế, hệ điều hành này không được người dùng đón nhận bởi nó khó sử dụng, tương tác, đôi khi còn gây phiền toái cho người dùng.”
Bên cạnh lý do liên quan đến tầm quan trọng của sản phẩm, ngày nay, Thiết kế và Phát triển sản phẩm cũng được dùng như một “vũ khí” giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, trong thị trường điện thoại thông minh (smartphone), ngoài cuộc đua về công nghệ phần cứng và phần mềm (app), cuộc đua về thiết kế cũng rất căng thẳng. Các hãng cạnh tranh với nhau bằng thiết kế của sản phẩm và dùng các quyền sở hữu về bản quyền thiết kế sản phẩm để ràng buộc nhau. Ví dụ, vụ kiện trị giá 1 tỷ USD giữa 2 hãng Apple và Samsung xung quanh thiết kế điện thoại thông minh (năm 2012).
Thiết kế và Phát triển sản phẩm còn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh trong tâm trí người dùng, đạt được giá trị thương hiệu vững chắc. Ví dụ, khi nói đến những sản phẩm đồng hồ của Omega, người ta nghĩ ngay đến những thiết kế đẹp, tinh xảo, sành điệu. Tương tự như vậy, khi nói đến những trang phục, dụng cụ thể thao của Nike, người ta có ấn tượng về những sản phẩm cá tính, mạnh mẽ, hiện đại. Đó là những ví dụ về dấu ấn của Thiết kế và Phát triển sản phẩm lên thương hiệu.
Phân loại các dự án Thiết kế và Phát triển sản phẩm
Một cách sơ bộ, có thể phân các dự án thiết kế sản phẩm thành 2 loại: Thiết kế cách mạng (revolutionary design) và Thiết kế tiến hóa (evolutionary design). Căn cứ của việc phân loại này dựa vào bản chất của sản phẩm được thiết kế.
Nếu sản phẩm mang tính đột phá, được tạo ra trên nền công nghệ mới hoàn toàn, chúng ta gọi đó là thiết kế cách mạng. Các thiết kế này thường thừa hưởng các kết quả nghiên cứu, phát minh có tầm ảnh hưởng lớn. Ví dụ, đối với loại hình thiết kế này là động cơ hơi nước của James Watt, loại động cơ đã góp phần quan trọng mở ra cuộc cách mạng công nghiệp.
Các ví dụ khác có thể kể đến là thiết kế của chiếc xe đạp đầu tiên, chiếc máy giặt đầu tiên hay máy rửa bát đầu tiên.
Nếu sản phẩm được phát triển trên nền các công nghệ đã có và từ các sản phẩm “đời trước”, thiết kế được gọi là “tiến hóa”. Các thiết kế này thường được tiến hành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một trong những ưu điểm cơ bản của thiết kế tiến hóa là khả năng kế thừa: các model sau có thể kế thừa nhiều đặc điểm của model trước, nhờ đó mà doanh nghiệp giảm được chi phí thiết kế và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phần lớn các dự án thiết kế sản phẩm thuộc thể loại thiết kế tiến hóa. Ví dụ điển hình có thể kể đến là các máy tính bảng iPad Pro (hình 1.1), các xe hơi Mercedes Benz dòng A – Class hay B – Class, các máy tính xách tay Dell dòng XPS, các điện thoại thông minh Samsung Galaxy dòng S,…