Chia sẻ các Góc nhìn Phát triển sản phẩm

Nova

MES LAB Founder
Author
#1 (by Tuan Tran)
Nhiều cty làm dự án, gia công giỏi, đơn hàng khó mấy vẫn đáp ứng tốt, đến khi tự làm sản phẩm của mình đi bán thì lại ít thành công.

Khi ấy, hãy thử xem lại quy trình phát triển sản phẩm xem nó có nặng về “tính tuân thủ” hơn là “tính sáng tạo” trên cơ sở hiểu biết thấu đáo những gì thị trường đang cần hay không?

Và xây dựng quy trình mới cân bằng cả yếu tố “Khách hàng cần gì” và “Giải pháp của chúng ta tốt đến đâu” trong việc đáp ứng nhu cầu đó.
 

Nova

MES LAB Founder
Author
#2 (by Tuan Tran)
Bạn có biết nhiều công ty đầu tư mạnh tay vào RD nhưng kết quả làm ra chưa như mong đợi, xuất phát từ nguyên nhân “không-tưởng”:

Anh em làm RD trong doanh nghiệp nhưng KHÔNG có tư duy sản phẩm!

Hệ quả là:
* Sản phẩm kém hấp dẫn trong mắt khách hàng, vì có quan tâm khách hàng muốn gì đâu, cứ thiết kế cho sướng ý mình thôi
* Công nghệ và thiết kế năm nay không dùng gì của những sản phẩm năm trước dẫn đến luôn bắt đầu dự án từ zero, mới hoàn toàn, không có hệ thống kế thừa tri thức để giảm lead time và design cost
* Sản phẩm có giá vốn cao mà chỉ khi sếp ép mới giở ra và phát hiện ơ sao còn nhiều cái giảm được thế nhỉ? Ai cũng tư duy kiểu làm xong rồi là xong, không ai trong team đề xuất hành động để cải tiến, và cũng không có ý định gì để cải tiến liên tục cả
*…còn nhiều lắm

Có nhiều công ty đã giải quyết được vấn đề rất ối giời ơi này. Họ hiểu rõ background nhiều anh em RD xuất phát thuần kỹ thuật công nghệ, nên kiên trì huấn luyện và khai mở tư duy thị trường, tư duy khách hàng, cách thức chuỗi giá trị sản xuất-kinh doanh hoạt động, quy trình làm sản phẩm thương mại, các kỹ thuật nắm bắt và phân tích nhu cầu khách hàng, module hoá thiết kế, tư duy cải tiến liên tục,…

Bằng những nỗ lực đó, 3 trong số nhiều công ty mà tôi đã làm việc cùng về Product Mindset đã nâng được 30-38% tỷ lệ yêu thích lựa chọn sản phẩm (mẫu nghiên cứu); tăng 1,8-3,6 lần tỷ lệ số chi tiết được chuẩn hoá đưa vào tái sử dụng thiết kế và trung bình cost down được 12% (trên sản phẩm mẫu ncuu)
sau 1 năm áp dụng.

Nếu bạn gặp tình huống này, chúng tôi welcome inbox để gặp cafe tại Open Lab / Meslab x Novaco để lắng nghe và chia sẻ tư vấn cho bạn.
Tư vấn theo Open Lab này thì không thu tiền.

Chi tiết đặt hẹn, vui lòng inbox tôi.

***

Trích bản tin:
“Tư duy Sản phẩm (Product Mindset) và ảnh hưởng đến thành công của Product RD”

trong chuỗi bài viết về
“Các vấn đề vướng mắc thường gặp khi vận hành RD trong doanh nghiệp”
biên soạn bởi chuyên gia Meslab x Nova&Co.
 

Nova

MES LAB Founder
Author
#3 (by Tuan Tran)
Trong thực tiễn Product RD (phát triển sản phẩm) ở các công ty,
có những khi vài điểm nhỏ trong vận hành,
nếu làm không đúng hoặc chưa có mindset Sản phẩm (product)
thì dự án delay, giá vốn cao hoặc thiết kế xong thi công sản xuất vấp váp,….

Các lỗi sai cứ lặp đi lặp lại từ dự án này sang dự án khác, từ năm này sang năm khác.
Thất thoát, rò rỉ, lãng phí ngân sách RD/PTSP mới chính là ở đây.

Cũng không phải tại Cty, mà vì sự khó khăn riêng khi làm Product RD mà bên nào cũng sẽ gặp.

Rồi nhiều Cty bi quan loay hoay mãi cuối cùng giải tán RD và vẫn không hiểu sao bên khác làm được mà bên mình thì không.

Bản thân Product RD >> “nó” có hệ thống phương pháp luận & công cụ của riêng nó.

Đã đầu tư chơi lớn làm Product RD để đột phá, thì không thể tạm bợ “vay mượn” cách làm kỹ thuật công nghệ đơn thuần vào công tác đặc thù này được.
 

Nova

MES LAB Founder
Author
#4 (by Tuan Tran)
Value Innovation là Đột phá về Giá trị được hiện thực hoá bằng việc Đồng thời
1) mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng và
2) giảm chi phí xuống.

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, nếu sản phẩm dịch vụ không có sự khác biệt, mẫu số chung thường là Dìm nhau về giá và Cùng nhau xuống vực.

Value Innovation, thường được đề cập trong các thảo luận về Chiến lược đại dương xanh, là lối thoát khỏi mẫu số chung mang tên giảm giá vừa nêu. Value Innovation biến việc cạnh tranh trở nên không cần thiết vì sự ưu việt của nó ở cả Giá trị khách hàng nhận được lẫn Chi phí phải bỏ ra. Nó giúp tạo vị thế khác biệt sâu sắc của sản phẩm dịch vụ trong thị trường hiện hữu và Mở ra những ngách thị trường mới.

Có rất nhiều ví dụ về Value Innovation, quý vị search từ khoá sẽ ra nhiều case studies.
Đọc các cách họ làm >> tôi cam kết quý vị sẽ có cực nhiều idea để đổi mới hoạt động kinh doanh của mình.
 

Nova

MES LAB Founder
Author
#5 (by Tuan Tran)

3 định hướng giúp doanh nghiệp xem xét và sắp xếp lại hoạt động R&D / Phát triển sản phẩm hiệu quả hơn:

1) Chuẩn hoá kiến thức và đồng nhất tư duy, cách làm của toàn đội ngũ
2) Đưa hoạt động R&D sản phẩm mới gắn chặt với tính thương mại, hướng vào khách hàng, thị trường
3) Tổ chức cơ cấu, quy trình và luồng công việc khoa học, hợp lý để tăng năng suất sáng tạo & thực thi ra sản phẩm hiệu quả về
** tính cạnh tranh
** thời gian
** chất lượng
** chi phí, giá vốn
 

Nova

MES LAB Founder
Author
#6 (by Tuan Tran)

Với mục đích lan toả những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp và công cụ triển khai R&D, Phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp, thông qua chương trình OpenPD của Meslab, tôi sẽ gửi đến cho bạn các tài liệu thuộc phạm vi mà bạn quan tâm trong lĩnh vực này.

Tài liệu này là những nghiên cứu, đúc kết một cách cơ bản, dễ hiểu của tôi & các đồng sự sau nhiều năm nghiên cứu & áp dụng tại Meslab, Nova&Co. cũng như tại các dự án hợp tác, tư vấn R&D, Phát triển sản phẩm với các Tập đoàn thuộc nhiều ngành hàng khác nhau trong nền kinh tế.

Ngành R&D, Phát triển sản phẩm rất rộng, gồm nhiều mảng kiến thức, kỹ năng, cách làm,…khác nhau. Vì thế, tuỳ mỗi người sẽ có mong muốn nhận tài liệu về các khía cạnh khác nhau.

Tôi xin liệt kê bên dưới các mảng, module kiến thức, bạn quan tâm đến mảng nào, xin tick dấu Chọn, để tôi ưu tiên gửi liên quan đến phần đó.

Ngoài ra, những bạn đăng ký thông tin ở đây thì hàng tháng tôi vẫn gửi đều các tài liệu tổng quan thông qua email của bạn.

Xin lưu ý: Chương trình OpenPD là dự án cộng đồng mang tính chia sẻ của Meslab, chúng tôi cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ bản.
Nếu quý bạn cần những sự tham gia sâu hơn như training, coaching, workshop inhouse để giải quyết bài toán cụ thể của mình hoặc tư vấn dự án,…xin vui lòng liên hệ Meslab / Novaco để có đơn vị tư vấn chuyên nghiệp gửi đề xuất cho bài toán cụ thể của mình.

Link đăng ký nhận tài liệu:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfsP67Ov5TwnYthwGeGdsRAOWQE0l8n63sjl_A2oKocIEBl1Q/viewform

Một số chủ đề nội dung tài liệu:
 

Attachments

Nova

MES LAB Founder
Author
#7
Nếu đề bài làm văn là “Hãy tả con gà trống nhà em” và bài làm là “Nhà em không có gà trống, em xin phép tả con gà mái…” thì dù bạn có tả gà mái hay đến mấy, cũng “0” điểm do lạc đề.

Tương tự, nếu khách hàng mong chờ những giá trị “A” nhưng sản phẩm bạn làm ra lại offer giá trị “B” thì dù chất lượng đỉnh cao, công nghệ xuất sắc hay thiết kế vượt trội,…thì khách hàng cũng khó tìm ra lý do để mua hàng của bạn.
Đây là điều thường xuyên xảy ta trên thị trường hàng hoá, nếu bạn để ý. Rất nhiều sản phẩm “ngon” nhưng vẫn “thua”.

Các công việc trên đời đại thể có 2 vế:
1) Lựa chọn cái đúng để làm (định hướng đúng)
2) Làm cái đó đúng nhất (thực thi đúng)

Khi định hướng đúng thì việc thực thi xuất sắc sẽ bồi đắp thành công cho kết quả chung
Khi định hướng sai thì việc thực thi xuất sắc sẽ vô nghĩa, tốn kém và việc thực thi đôi khi mang tính vá víu, chèo lái để cố gắng…sửa sai cho định hướng ban đầu.

Đó là lý do tại sao doanh nghiệp
cần làm chiến lược kinh doanh mạch lạc trước khi triển khai các kế hoạch,
cần định hướng chọn ngách để nhảy vào, trước khi quyết định chọn sản phẩm sẽ làm,
cần hiểu rõ khách hàng muốn gì và giải pháp mình offer giá trị gì trước khi bắt tay thiết kế,
….

Áp dụng vào thực tiễn Design Thinking trong phát triển sản phẩm mới, chúng tôi view bài toán làm sản phẩm mới cho thị trường gồm 2 phần:
1) Vấn đề của khách hàng là gì
>> Do the right thing
2) Giải pháp/SP của chúng ta đáp ứng nhu cầu đó tốt đến đâu
>> Do things right

Một lời khuyên cho các doanh nghiệp làm sản phẩm đang thấy “ngon” mà sao vẫn bán kém hoặc vất vả hơn bình thường trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, hãy xem lại những thứ:
- chiến lược tổng thể
- chiến lược sản phẩm, danh sách sản phẩm
- giá trị mỗi sản phẩm offer vs nhu cầu của khách
và kiểm tra những gì chúng ta “thiết kế”, đưa vào sản phẩm >> có liên quan gì đến những gì khách hàng thực sự mong muốn hay không?

Thừa cũng dở, thiếu cũng dở.
 
Top