Resource icon

Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam 2022-12-23

No permission to download
Trải qua 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội. Nền kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, từ một quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và một nền kinh tế thị trường năng động. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người năm 2015 đạt 2109 USD, gấp 21 lần năm 1990. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008 và tiếp tục giảm xuống 7,1% năm 2015. Kinh tế vĩ mô cơ bản duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém nội tại. Tăng trưởng kinh tế tuy vẫn ở mức tương đối cao nhưng có xu hướng chậm lại; chất lượng tăng trưởng thấp, thiếu bền vững; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Nguyên nhân là do mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của nước ta có một số bất cập, không còn khả năng duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Tăng trưởng chủ yếu nhờ vào tăng vốn đầu tư, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng còn thấp; năng suất lao động còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.

Để có thể đọc được tài liệu đầy đủ nhất bạn hãy tải tài liệu xuống nhé
Top