Những góc nhìn độc đáo của diễn giả Vũ Hoàng Minh về ESG & thị trường điện tử Việt tại Tech Series No.2

MES LAB

Well-Known Member
Ban Quản trị
Author
Tham gia Tech Series lần này, ông Vũ Hoàng Minh - Giám đốc R&D của Nova & Co. đã đem đến thông tin về thị trường ngành điện tử tại Việt Nam, đặc biệt là những thách thức và khó khăn mà ngành công nghiệp này đang phải đối mặt.

Trước tiên ông Minh đã nói về thực trạng chung của ngành công nghiệp điện tử. Chúng ta phải xét đến việc ngành công nghiệp điện tử đã ảnh hưởng tới môi trường như thế nào?
60.png
Cái ảnh hưởng đầu tiên phải kể đến là tiêu thụ năng lượng. Bất kỳ doanh nghiệp nào dù to hay nhỏ cũng đều phải tiêu tố và sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là những ngành sản xuất điện tử bán dẫn lượng năng lượng cần thiết là rất nhiều, nhiều hơn hầu hết các ngành sản xuất khác. Tiếp theo là về quản lý chất thải nông độc hại. Trong quá trình sản xuất các linh kiện bán dẫn cũng như các sản phẩm điện tử thì các công ty sử dụng rất nhiều chất độc hại và thải ra các khí thải độc như chì, thủy ngân,... và nếu không được quản lý chặt chẽ thì sẽ gây ra những cái rủi ro rất lớn cho môi trường.

Thứ ba là những rác thải điện tử, là sản phẩm điện tử ta không có nhu cầu sử dụng nữa. Ngoài việc nó rất khó phân hủy trong tự nhiên thì còn có một vấn đề nữa tái chế. Hiện nay, một số làng nghề ở Việt Nam đã nhập công nghệ từ Trung Quốc về để phân loại rác thải điện tử và tái chế thành các sản phẩm khác. Tuy nhiên quá trình xử lý này sử dụng rất nhiều hoạt chất độc hại. Ở quy mô như làng nghề, hộ doanh nghiệp, công ty nhỏ sẽ không có cái khả năng xử lý những chất thải đấy. Vấn đề thứ tư là sử dụng nước và tài nguyên tự nhiên. Trong ngành bán dẫn, đặc biệt là ngành công nghiệp về pin xe điện phải sử dụng rất nhiều nước tinh khiết.

Thứ năm đó là phải chuỗi cung ứng. Trong thị trường cung ứng ngành điện tử thì đây là một trong những rủi ro cho cái việc phát triển khi phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp lớn. Thứ sáu là vấn đề dư lượng khí nhà kính. Trong quá trình sản xuất, cả trong quá trình gia công SSI hay phát triển linh kiện thì đều có lượng lớn khí thải ra môi trường, góp phần gây ra hiện tượng nóng lên trong toàn cầu.

Thứ bảy là tác động tới xã hội. Đơn giản nhất là việc khí thải, nước thải, tiếng ồn của cái cụm dân cư hoặc là những xung đột, tranh cãi về việc khai thác khoáng sản, vật tư, hay nguồn năng lượng mới để sử dụng cho các ngành công nghiệp điện tử. Cuối cùng là sự tác động khi nhu cầu ngày càng tăng cao. Gần gũi với chúng ta nhất có thể kể đến smartphone, máy tính. Đây đều là sản phẩm thiết thực, là nhu cầu của mỗi người đều góp phần cho ngành công nghiệp điện tử phát triển.
63.png
Trên đây là một số tác động của ngành bán dẫn đối xét trên khía cạnh môi trường mà ông Minh chia sẻ với các khách mời. Ông còn đưa ra ví dụ về 2 công ty điện tử bán dẫn lớn nhất thế giới. Thứ nhất là Koshino - Mỹ, trong ba tháng đầu năm 2022 họ đã xả 15.000 tấn chất thải và sử dụng 927 triệu lít nước ngọt. Ở Đài Loan, Công ty TFC đã chiếm 5% tổng lượng chất thải của Đài Loan năm 2021 và việc sử dụng nước đã gây chết cá. Người dân Đài Loan cho rằng chính ISSC là một trong những nguyên nhân gây ra đợt hạn hán kéo dài vào năm 2012.

Về phía Việt Nam, nước ta là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Vì vậy, Việt Nam cũng đã rất sớm tham gia vào các hiệp ước, các công ước biến đổi khí hậu. Cụ thể chúng ta đã đưa ra một số cam kết rất rõ ràng: Đảm bảo khí thải ròng về 0 vào năm 2050; loại bỏ nhiệt điện, than vào năm 2040; chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030; giảm chất thải nhà kính 27% vào năm 2030. Đây là những cam kết của Việt Nam về ISJ, về ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo khảo sát của VPFTC thì hiện tại Việt Nam có 80% doanh nghiệp đã nghe tới hoặc cam kết hai cái bốn đáp ứng, trong đó 17,87% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế con số này chưa được như kỳ vọng. Bởi theo thống kê cũng của KETC thì có tới 70% doanh nghiệp Việt không công bố báo cáo này.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta lúc này là cần làm gì để cải thiện tình trạng trên? Thứ nhất chúng ta cần chuyển sang năng lượng tái tạo. Tiếp theo là tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm bớt lượng điện, nước và khoáng sản sử dụng. Về phần xã hội, bổ sung các chính sách về đào tạo kỹ năng phát triển cộng đồng, mở thêm chương trình an sinh xã hội, chăm sóc nhân sự.

Ông Minh có một lời khuyên cho những công ty mới bắt đầu. Khi chúng ta đầu tư phải đầu tư vào trong ESG, chi phí sẽ được cộng vào giá thành của sản phẩm. Trong giai đoạn ngắn hạn đầu tiên họ sẽ có lợi thế về chi phí, về sản phẩm, lợi thế về giá. Đó chính là lợi nhuận ưu tiên từ sự sống còn của doanh nghiệp trước khi nói về những việc sâu xa hơn.
65.png
Tiếp theo là một số khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển ESG tại Việt Nam. Thứ nhất là có tới 80% doanh nghiệp nghe tới và có cam kết nhưng thực tế thì nó chưa xảy ra. Thứ hai là cái chi phí ban đầu (đầu tư phát triển xanh) rất là tốn kém. Thứ ba là thách thức thiếu cung ứng. Bản thân doanh nghiệp muốn làm về phát triển xanh, phát triển bền vững, tuy nhiên nhà cung cấp họ có sẵn sàng cho việc này hay không? Thứ tư đó là chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực. Thứ năm, đó là áp lực cạnh tranh.

Về quy mô thị trường bán dẫn quốc tế cho tới năm 2024 rơi vào khoảng 664.664 tỷ đô và có thể lên tới là 1493 tỷ vào năm 2030. Về các thiết bị điện tử giáo dục chiếm khoảng 10%, đang chiếm 26% là điện thoại di động, các thiết bị truyền thông 5G chiếm 30%, thiết bị phục vụ các phương tiện giao thông chiếm khoảng 14%.

Tiếp đến, ông Minh giúp khách mời hiểu thêm về các động lực tăng trưởng của ngành bán dẫn. Thứ nhất là sự phát triển của nhu cầu tiêu dùng: các thiết bị điện tử, thiết bị nghe nhìn, điện thoại di động. Ngoài ra ngành công nghiệp ô tô chiếm khoảng 14% thị trường bán dẫn và đặc biệt khi xe điện đang dần thay thế xe xăng thì lượng linh kiện sử dụng cho ô tô thì sẽ càng ngày càng nhiều. Một cái xu hướng nữa đó là phát triển các loại robot.

Tại Việt Nam, theo thống kê hiện tại chúng ta có 3 khu công nghiệp công nghệ cao nằm ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh thì trong đó có khoảng hơn 60 doanh nghiệp làm về bán dẫn. Ngoài ra, có rất nhiều công ty bán dẫn khác đang đầu tư tại Thái Nguyên, Đồng Nai, Phú Thọ,...với quy mô thị trường ở năm 2021 là 4,646 tỷ đô, khoảng 6,52%. Về lĩnh vực thông tin truyền thông thì các mạng viễn thông và 5G chiếm 21%, 10% là cho ô tô, và 70% là cho các lĩnh vực khác.

Ta vẫn biết Việt Nam có nhiều lợi thế về địa chính trị. Việt Nam là cửa ngõ giao thương của quốc tế. Chúng ta nằm trên tuyến giao thông nhộn nhịp nhất thế giới, có địa hình trải rộng. Đã có nhiều tập đoàn lớn chuyển văn phòng hoạt động đến Việt Nam như Samsung, Apple, Dell. Đây là những thông tin tích cực về xu hướng đầu tư tại nước ta. Chúng ta tham gia vào 16 cái Hiệp định FTA trong những năm vừa rồi, đặc biệt là trong ngành công nghiệp bán dẫn. Thống kê đến tháng 6/2023, Việt Nam đang đứng thứ tư trong 10 nước xuất khẩu bán dẫn sang qua Mỹ và thị trường chính của chúng ta là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra nước ta có trữ lượng đất hiếm lớn nhất trên thế giới. Đây là lợi thế để những nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Cuối cùng là những thách thức và xu hướng đầu tư trong tương lai tại Việt Nam. Hiện tại chúng ta chưa thực sự chủ động được những nguồn linh kiện, vật tư để sản xuất. Cho tới năm 2023 chúng ta mới chỉ có hơn 50.000 kỹ sư thiết kế chip. Con số này khá nhỏ so với các nước xung quanh. Vì thế rất cần tập trung vào phát triển nguồn nhân lực này. Tiếp đến là cạnh tranh toàn cầu gây ra việc dịch chuyển các chuỗi cung ứng. Đây là những cái khó khăn và thách thức trong việc thu hút đầu tư quốc tế. Xét theo chuỗi giá trị thì chúng ta đang ở cái giai đoạn giữa, lắp ráp và đóng gói. Còn những giai đoạn sau như hợp đồng gia công hoặc tạo ra sản phẩm có thương hiệu riêng thì chúng ta chưa có đủ nguồn lực và vốn để làm.

Trên đây là những nội dung chính mà ông Vũ Hoàng Minh đã chia sẻ để chúng ta có thêm một góc nhìn, một lăng kính về thị trường ngành điện tử, bán dẫn Việt Nam.
 

Attachments

Lượt thích: Nova
Top