Kanban

ME

Active Member
Author
Hôm nay bạn cùng phòng làm việc của ME nói sơ qua về Kanban. Do bất đồng về ngôn ngữ nên ME cũng không hiểu lắm. Nhưng cũng thấy hay hay. Nghe nói phương pháp này bắt nguồn từ công ty Toyota hay 1 cty nào đó của Nhật. Vậy diễn đàn mình có ai đã học qua rồi thì cho ME lĩnh hội với. Chắc là anh Huythanh và Quế Thanh rành về Kanban nhỉ?
 
V

Vo HuyThanh

Kanban trực dịch từ tiếng Nhật thì có nghĩa là cái bảng thông tin. Còn đúng chính xác thuật ngữ chuyên môn của môn "Quản lý công học" và kinh tế học thì phải là "Phương pháp quản lý Kanban " (kanban method ). Đây là một thuật ngữ bắt nguồn từ công ty chế tạo xe hơi Toyota. Noí đến công ty Toyota thì ngoài vấn đề kỹ thuật đặc sắc của họ phải nói đến phương pháp quản lý rất hiệu quả của họ mà người Nhật gọi là "Phương thức quản lý Toyota" ,một phương thức quản lý xí nghiệp thông minh tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của Nhật bản và là tiêu chuẩn quản lý xí nghiệp của các tập đoàn sản xuất lớn của Nhật hiện tại .
Phương thức quản lý Toyota gồm có 2 trụ cột đó là "Phương thức quản lý KANBAN""Tự động hóa" . Các kinh tế gia Mỹ sau này bắt chước phong cách quản lý này nhưng không muốn dính đến gốc gác người Nhật đã đổi tên nó thành "Phương thức JUST IN TIME".Các sinh viên trẻ Nhật sau này cũng thích dùng chữ JUST IN TIME hoặc là SD ( Synchronised Delivery) hơn là Kanban vì nó có vẻ tây hơn.
Lịch sử của phương pháp quản lý JUST IN TIME bắt nguồn từ lần ông Toyota đọc một bài báo buổi sáng mùa xuân năm 1954, bài báo viết về một hãng sản xuất máy bay của Mỹ áp dụng phương thức quản lý Super Market vào quy trình sản xuất đã tiết kiệm hàng năm khoảng 250.000 USD. Một baì baó với mẫu tin không quan trọng nhưng với một nhà quản lý xí nghiệp như Toyota thì nó như một tia chớp giữa trời đen khi mà ông và các cộng sự đang ngập ngụa trong việc giải quyết các quy trình xử lý, quản lý trong công xưởng sản xuất xe với hàng chục ngàn chi tiết sản phẩm, ngay lập tức ông tìm hiểu cung cách của mọi người đi chợ và người bán hàng . Người mua chỉ cần mua đủ số hàng mình cần và người bán phải có đủ hàng ngay lúc đó thoả mãn nhu cầu của người mua. "Người mua" ở trong quản lý xí nghiệp chính là vị trí công đoạn trong dây chuyền sản xuất lắp ráp và "người bán" chính là các hệ thống công ty vệ tinh sản xuất hàng trực thuộc Toyota. Rộng hơn trong toàn bộ quy trình quản lý từ sản xuất đến phân phối xe của Toyota là sẽ không có hiện tượng xe tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho , xe sản xuất đúng và đủ với đơn đặt hàng, đúng chính xác giờ giấc giao hàng cho khách và từ đó Phương pháp JUST IN TIME ra đời.
Phương pháp JUST IN TIME giống như ý nghĩa tên gọi tiếng Anh của nó là phương pháp quản lý công đoạn sản xuất thực thi bằng các bảng truyền đạt thông tin, các phiếu liên lạc giữa các công đoạn. Trong dây chuyền sản xuất không có chi tiết thiếu hay thừa, toàn xưởng sản xuất không có sản phẩm tồn kho, cũng như không có nguyên vật liệu tồn kho. Đúng chính xác giờ A thì chiếc xe ráp trên dây chuyền đến công đoạn A, ngay tại thời điểm chiếc xe đến công đoạn A thì các công ty vệ tinh phải đưa chi tiết máy (hàng) vào đúng ngay giờ khắc và dây chuyền công đoạn đó, đưa đúng đủ số lượng cần thiết, không dư không thiếu và không thể lệch một phút, khi đến công đoạn B ,C,D thì cũng như vậy cho đến khi chiếc xe hoàn thành. Chiếc xe hoàn thành xong sẽ được giao cho khách hàng hoặc đưa xuống cảng tập trung để xuất khẩu ngay lập tức đúng với vận đơn đặt hàng không có xe tồn kho trong bãi sản xuất. Phương pháp này tạo ra một quy trình sản xuất khép kín cao độ, nhanh, khoa học và đưa toàn xã hội Nhật phải quay cuồng trong việc giữ đúng giờ giấc chính xác. Các công ty vệ tinh phải làm việc đúng với quy trình và giờ giấc mà hệ thống OA (office automation) của hãng mẹ điều khiển thông qua các phiếu đặt hàng có chỉ thị giờ giấc , số lượng chính xác.
Ưu điểm của phương thức quản lý này là
Độ chính xác giờ giấc
Độ chính xác sản phẩm...
Tiết kiệm tối đa vật tư và nguyên liệu
Vòng đời sản phẩm quay nhanh vì khả năng phân tán lao động cao. Toyota bình thường chỉ vài trăm ngàn công nhân nhưng qua cả hệ thống công ty vệ tinh thì sẽ có hàng triệu triệu nhân tài toàn quốc hoặc như bây giờ là cả thế giới tham gia vào quy trình sản xuất, các hệ thống công ty vệ tinh với những nhân viên chuyên môn về một lĩnh vực nào đó sẽ sản xuất chi tiết chính xác và chuyên thuộc hơn một mình Toyota ôm đồm hết ,đồng thời với việc thiết kế phân tán các nhân tài của các công ty vệ tinh sẽ design , thiết kế nhanh hơn. Vì dụ một mẫu xe mới nếu như công GMC của Mỹ với quy trình quản lý cũ là họ ôm hết từ A đến Z thì sẽ mất 10 năm mới đổi model xe được thì với Toyota chỉ cần một hoặc 2 năm là họ có thể thay đổi mẫu mã xe mới toàn bộ.
Giá thành sản phẩm rẻ, mẫu mã thay đổi liên tục ,nâng cao giá trị cạnh tranh.
Kỹ thuật mới được nghiên cứu liên tục và nhanh nhờ vào hệ thống nhân tài của các công ty vệ tinh quản lý.

Nhược điểm của phương thức JUST IN TIME :
Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo. Ví dụ chỉ cần một chiếc xe giao hàng của công ty vệ tinh bị kẹt xe trên đường không kịp giao hàng đúng giờ quy định thì toàn bộ các dây chuyền sản xuất của Toyota trên toàn quốc phải ngừng hoạt động. Gần đây nhất là vụ bệnh SARS ở Việt nam và Trung Quốc khi mà các nhà máy sản xuất phụ kiện của các công ty vệ tinh của Toyota ở Trung Quốc phải đóng cửa vì lo sợ bị truyền nhiễm bệnh này đã khiến cho các dây chuyền sản xuất của Toyota ở Nhật và toàn thế giới phải nghỉ theo, kéo theo cả hàng triệu người làm việc ở các công ty vệ tinh trong và ngoài nước Nhật phải ngưng làm việc.
Đòi hỏi toàn xã hội phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ và kiến thức cao,ý thức kỷ luật lao động cao, bởi vì chỉ cần một nhân viên của công ty vệ tinh vô kỷ luật kiểm tra một con ốc không kỹ thì cả xã hội phải ngưng làm việc.
Đòi hỏi chính phủ phải có một hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ sản xuất rành mạch, minh bạch và nghiêm minh, một hệ thống nhân viên chính phủ giữ đúng kỷ cương tôn trọng pháp luật vì ví dụ chỉ cần một nhân viên hải quan hay cảnh sát của chính phủ nhũng nhiểu làm khó dễ trong lúc chuyển vận hàng hoá phụ kiện là sẽ kéo theo việc ngưng hoạt động toàn bộ xã hội liên quan đến Toyota ngay lúc đó. Liên đoàn kinh tế Nhật bản (Keidanren) hay thông qua chính phủ Nhật đòi hỏi các chính phủ ngoại quốc như Việt nam chẳng hạn phải ban hành các quy định pháp luật rõ ràng để cho các công ty của họ dễ đầu tư và sản xuất là vì vậy.
Thiên tai là điều đáng sợ nhất đối với Just In Time method. Chỉ cần một trận động đất hay lụt lội ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của quốc gia thì toàn bộ dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động ảnh hưởng đến hàng triệu người liên quan.
Bởi vì quy trình sản xuất phân tán nên đòi hỏi chế độ bảo mật kỹ thuật đối với các công ty vệ tinh nghiêm ngặt nếu không rất dễ bị lộ kỹ thuật ra ngaòi. Ở Toyota Nhật bản nếu các kỹ sư lỡ đem một chiếc máy laptop vào công ty thì đồng nghĩa là phải bỏ ở đó luôn cho tới lúc xử lý rác chứ không bao giờ được đem về nhà nữa vì việc bảo mật rất kỹ.
 

ME

Active Member
Author
Lúc anh bạn người Séc này nói về Kanban, là một phần trong bài giảng của anh tai cho SV, em thấy nó có vẻ giống như Just In Time. Nhưng do anh này giảng giải 90% bằng tiếng Séc, 5% bằng tiếng Anh và 5% bằng... tay mà tiếng Séc thì em chỉ biết vài câu xã giao mà thôi. Do vậy cứ nghĩ pp Kanban nó có khác biệt đôi chút với JIT.
Bài viết của anh Huythanh rất hay. Cám ơn anh nhiều! Phải cộng điểm cho anh thôi.
 
L

Liễu Ngân Đình

Đưa cho mấy ông kỹ sư là quý nhưng tôi nghĩ đưa cho mấy ông công nhân thời nay còn đáng quý hơn. Vì họ mới là những người lao động làm ra của cải vật chất cho xã hội chứ không phải mấy ông kỹ sư.
 
Top