Pháo tự hành Kachiusa "Giàn đồng ca đỏ".

Author

Ngày 21 tháng 6 năm 1941, một ngày trước khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, chính phủ Xô Viết đã ra quyết định sản xuất hàng loạt các hệ thống pháo phản lực. “Kachiusa” – loại vũ khí hùng mạnh với cái tên âu yếm đã khiến kẻ thù kinh hoàng. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của “Kachiusa” hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa. Hiện nay ở trên lãnh thổ SNG chỉ còn lại có 2 tổ hợp “Kachiusa”, được lắp đặt trên khung xe cơ sở là xe tải ZiS-6 của Nga. Một “Kachiusa” thì ở bảo tàng pháo binh Peterburg, một thì ở Zaporozhe.





Những chiếc xe tải của Liên Xô hoạt động không được tốt lắm, vì thế nên khung xe cơ sở cho “Kachiusa” chủ yếu là loại xe “Studebaker” của Mỹ. Trong khi Mỹ cung cấp cho Liên Xô gần 20 ngàn chiếc xe để lắp cho “cô bạn chiến đấu” thì Liên Xô chỉ sản xuất được có 600 xe tải. Gần như tất cả những “Kachiusa” lắp ráp trên xe ZiS-6 của Liên Xô đều bị chiến tranh phá hủy.

Một lần bắn của “Kachiusa” đổ lên kẻ địch mười sáu quả rocket 132mm hoặc ba mươi hai rocket 82 mm. Những viên đạn này được bắn ra hầu như đồng thời và trong vòng vài giây chúng hầu như cày nát toàn bộ vùng mục tiêu.

“Kachiusa” là hệ thống pháo phản lực đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong thực tế chiến tranh, nhưng lịch sử của pháo phản lực thì bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Trước khi qua đời không lâu, K.Konstantinov, một người rất tâm huyết với pháo phản lực đã rất đau buồn vì quân đội Nga từ chối không chịu sử dụng rocket mặt đất. Ông viết: “Không phải bỗng dưng, mà người ta chỉ mới bắt đầu tiếp cận tới bản chất vấn đề. Lâu nay họ chỉ hành động theo thói quen cũ mòn, không nghĩ gì về những thay đổi và cải tiến có thể: vì thế mà còn lâu họ mới đánh giá được sức mạnh của rocket”.




Lịch sử chế tạo những loại vũ khí được trang bị rocket M-13 và hệ thống BM-13 được bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ 20. Cuối năm 1937 đạn rocket 82 mm được thừa nhận là vũ khí hiệu quả của máy bay tiêm kích để tiêu diệt các mục đích trên bộ và trên không. Nửa năm sau thì loại rocket phản lực 132 mm có sức công phá lớn cũng trải qua các thử nghiệm và được tiếp nhận trang bị cho máy bay ném bom tốc độ. Ban đầu các công trình sư chỉ định sử dụng chúng cho máy bay, tuy nhiên họ cũng hiểu rõ rằng vũ khí này cũng sẽ rất hiệu quả khi đưa chúng từ trên trời xuống đất.




Kết quả các cuộc thử nghiệm đầu tiên năm 1938 không tốt đẹp chút nào. Đại tá V.Glukhov, người đã làm việc khá lâu trong bộ phận sáng chế quân sự kể lại về một trong những cuộc họp thời gian đó: “Các nhà thiết kế tên lửa nhận được câu hỏi: thế nào, thế vấn đề bắn chụm của các vị ra sao? Họ trả lời: kém hơn vài lần so với đại bác. Trong phòng họp cười. Thế còn độ chính xác thì sao? Cũng tồi hơn đại bác. Lại nghe tiếng cười. Thế còn tiêu tốn thuốc súng thì thế nào? Thuốc súng thì lại cần nhiều hơn vài lần so với đại bác. Lúc đó thì hầu như cả phòng họp cười ầm”.




Tuy nhiên dần dần thì các thiết bị này trở nên hoàn thiện và hiệu quả hơn, còn tới tháng sáu năm 1941 thì loạt hàng mẫu BM-13 đầu tiên được sản xuất để đem ra thử nghiệm thực địa trọn vẹn. Khi đó vẫn còn chưa ai biết rằng họ sẽ phải thử chúng ở chiến trường.

Sức mạnh của “Kachiusa” quả là kinh ngạc – ngoài khả năng sát thương lớn, nó còn gây ra một sức ép tâm lý lớn với tiếng hú đặc trưng của mình.



Dàn Kachiusa của Do Thái

“Khi tôi thấy “Kachiusa” lần đầu tiên tại nhà máy mang tên Stalin, tôi có cảm giác nó thật cồng kềnh và lạ lùng. Mới nhìn thì cũng là một chiếc xe tải, nhưng chả hiểu tại sao phía trên lại gắn thêm mấy thanh ray làm gì. Còn khi mà phải thử cái kỳ quan kỹ thuật ấy ở những trận đánh bảo vệ Matxcơva, tôi thậm chí còn không hình dung được nó ồn đến thế nào. Phải thú thật là sau loạt bắn đầu tiên tôi ướt hết cả quần vì sợ. Gần một tuần chúng tôi mới quen được với tiếng hú của đạn và tiếng rầm rầm như nuốt hết tất cả” – đó là lời của ông Ivan Đmitrievich Đunaev, cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, người chỉ huy “Kachiusa” từ năm 1941 cho đến tận ngày chiến thắng.

Mà đến tận bây giờ cũng chưa rõ, tại sao vũ khí này lại nhận được cái tên gọi dịu dàng của mình. Có giả thiết cho rằng điều này gắn với chữ “K” trên thành vũ khí – nhãn hiệu của nhà máy Voronhezh mang tên Komitern (Quốc tế cộng sản). Cũng có người cho rằng có lẽ cái tên này được sinh ra từ bài hát “Kachiusa”, bài hát về người con gái đã “bước ra và hát lên bài ca” (выходила и песню заводила). Vì những vũ khí này cũng bước ra vị trí và hát lên những “bài ca” đặc trưng của mình.

Trong những tài liệu mật của Đức có những thông báo về “đại bác phun lửa tự động nhiều nòng của Nga”. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của “Kachiusa” hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa, bởi vì hoặc là bị dập thương, hoặc là bị điếc hay chết lặng vì hoảng sợ. Sau những loạt Kachiusa, lính Đức phát điên chạy ra khỏi hầm hố và làm mồi cho những loạt tiếp theo. Kachiusa phá tan, san bằng các loại công sự, đốt cháy cả tuyết! Có lần nó còn phá huỷ toàn bộ cả một cụm xe tăng Đức vào ban đêm sau kết quả trinh sát của lính Nga.

Người Đức cố gắng chiếm được dù một khẩu “Kachiusa” bằng mọi giá. Tuy nhiên chỉ huy Xô viết đã hạ lệnh cho Hồng quân phá hủy “Kachiusa” trong trường hợp rút lui, để loại vũ khí này không rơi vào tay kẻ thù.

Một sĩ quan Đức bị bắt làm tù binh, sau những trải nghiệm khi “Kachiusa” xung trận, tại cuộc hỏi cung đã nói: “Tôi đã bị thương và chẳng bao lâu nữa sẽ chết. Tôi sẽ không thể đưa bí mật của các ông cho ai. Nhưng hãy nói cho tôi trước khi tôi chết – đó là cái gì thế? Cái gì đáng sợ đã rót lửa xuống chúng tôi, cứ như là cơn giận dữ của chúa trời?”

Hoành Lan dịch

(Theo NuocNga.net)



------------------------------------------------------------------------​



*****************************************************************************

" allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>[/MEDIA]

[LEFT]Đoạn video clip trên là bài hát Kachiusa (Katyusha), đoạn phim nền dựng lại cảnh chiến đấu hãi hùng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Hồng quân Liên Xô. Giữa khung cảnh ấy, bài hát vang lên khiến người xem thật xúc động. Mời các bạn cùng xem!
[/LEFT]
 
Author
"Giàn đồng ca đỏ" ra đời như thế nào?


[LEFT]
[/LEFT]

Giàn pháo phản lực Bm-13. "Giàn đồng ca đỏ" là cách gọi của binh lính phát xít Đức dành cho các giàn tên lửa mặt đất (trong cuộc chiến thường được gọi là pháo phản lực) BM-13 của quân đội Xôviết.
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cuộc đời của Anđrây Grigôriêvích Kôxticốp - cha đẻ của "Giàn đồng ca đỏ" chỉ có 52 năm (1899-1951), nhưng cũng có rất nhiều huyền thoại.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Điều chắc chắn nhất là vào tháng 2/1938, tại Học viện Nghiên cứu khoa học số 3 (gọi tắt là Học viện 3) A.G.Kôxticốp đã lãnh đạo công tác chế tạo giàn pháo phản lực đầu tiên. Trong thời gian này Tổng cục Pháo binh đã đặt hàng Học viện 3 chế tạo giàn phóng tên lửa hạng nhẹ, có thể vận chuyển đến trận địa bằng ôtô và lắp đặt bằng tay tại tiền tuyến trong thời gian không quá 1 giờ. Tháng 6/1938, công trình sư E.X.Pêtơrốp đã thiết kế trên bản vẽ giá phỏng theo sơ đồ truyền thống để sớm đưa vào thí nghiệm. Tuy nhiên, bản thiết kế đã bị Hội đồng kỹ thuật của Học viện và Tổng cục Pháo binh bác bỏ vì không đạt yêu cầu.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tháng 7/1938, Giám đốc Học viện là B.M.Xlônhimer đã tổ chức cuộc thi thiết kế giàn phóng, theo các điều kiện mà Tổng cục Pháo binh đã đề ra. 18 chuyên gia của Học viện đã tham gia cuộc thi này. Ngày 27/8/1938, kỹ sư I.I.Gvai đưa ra bản thiết kế giàn pháo phản lực bắn đồng loạt. Bản thiết kế chỉ ra cấu tạo giàn pháo và cả những nguyên tắc áp dụng trong thực tế như thiết bị cho phép bí mật nạp đạn trên trận địa, thời gian chuẩn bị bắn mất từ 3 - 4 phút, thời gian bắn đồng loạt 24 viên đạn mất vài chục giây, di chuyển khỏi trận địa sau khi bắn...[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Theo công thư chính thức của Giám đốc Học viện B.M.Xlônhimer gửi Ủy viên nhân dân phụ trách đạn dược Liên Xô I.P.Xecghêép thì người có sáng kiến chế tạo thiết bị cơ khí phóng đạn, đồng thời mở ra khả năng áp dụng thiết bị này vào binh chủng bộ binh là kỹ sư trưởng của Học viện A.G.Kôxticốp.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau khi chiến tranh qua đi có nhiều lời đồn đại về Kôxticốp, thậm chí có người đã xem ý tưởng về chế tạo giàn pháo phản lực là của người khác. Ông A.B.Sirôcôrát, một nhà nghiên cứu pháo binh đã bỏ ra 40 năm để tìm hiểu về lý lịch các giàn pháo phản lực, khẳng định: Cha đẻ của các giàn Kachiusa nổi tiếng, người đề ra ý tưởng chế tạo các giàn pháo này chính là Kôxticốp.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Năm 1933, Kôxticốp đã vào Học viện Nghiên cứu khoa học phản lực và công tác ở Khoa Động cơ phản lực chất đốt lỏng. Năm 1936, Kôxticốp trở thành người đứng đầu của Ban Động cơ phản lực chất đốt lỏng. Lúc này Giám đốc Học viện là Klâymênốp bị kết tội “phản cách mạng” bị bắt giam vào tháng 11/1937. Đồng thời người ta cũng bắt giam kỹ sư trưởng Langhêmắc. Tháng 1/1938, họ bị đem ra xử bắn. Giám đốc mới được bổ nhiệm của Học viện 3 là B.X.Xlônhimer, không quan tâm lắm đến kỹ thuật phản lực, còn kỹ sư trưởng mới là A.G.Kôxticốp.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman,times,serif]"Giàn đồng ca đỏ" lên tiếng[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trong năm 1938, người ta bắt giam cả hai chuyên gia tương lai là Gluscô và Kôrôliốp. Có nhiều giả thuyết nói rằng họ bị bắt giam do Kôxticốp tố cáo. Thực tế công tác của hai chuyên gia này có những mâu thuẫn, xung đột với Kôxticốp. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Sirôcôrat khẳng định “biên bản giám định” chống lại Gluscô và Kôrôliốp không hề có chữ ký của Kôxticốp. Chúng ta chỉ có thể nói rằng các nhà khoa học thời kỳ đó, kể cả Kôxticốp đã trải qua một thời gian hết sức khó khăn. Kôxticốp rốt cuộc đã vượt qua cơn bão “thanh trừng” để đưa ý tưởng chế tạo giàn pháo phản lực trở thành hiện thực.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bài ca chiến thắng[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tháng 12/1938, Học viện 3 chế tạo 2 thiết bị phóng tên lửa 132mm đầu tiên. Thiết bị được đặt trên khung xe ôtô ZIS-5. Từ tháng 12/1938 - 1/1939, người ta bắn thử đạn pháo phản lực 132mm ở Trường bắn quân sự Trung ương Moskva. Chủ tịch Ủy ban thí nghiệm V.Đ.Grenđan đã đánh giá cao về hệ thống giàn pháo này: “... Tư tưởng bắn tên lửa với số lượng lớn là hoàn toàn kịp thời và đúng đắn... Khi kết cấu thiết bị thích đáng thì đây chính là phương tiện mạnh mẽ của pháo binh trong tấn công”.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ủy ban cũng chỉ ra những thiếu sót cần nhanh chóng khắc phục. Như khi phóng đạn ngọn lửa phụt ra từ đuôi viên đạn gây tác hại đến ôtô lắp giá phóng. Xe ôtô ZIS-5 vượt chướng ngại vật kém, cấu trúc giàn phóng còn có thiếu sót làm đạn không tập trung vào mục tiêu... Tập thể các nhà khoa học ở Học viện Nghiên cứu khoa học số 3 đã tập trung sức lực, trí tuệ khắc phục các nhược điểm này. Nhiều cải tiến có giá trị được áp dụng để nâng cao khả năng tác chiến của giàn pháo phản lực.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ủy ban Quốc phòng đặt hàng các nhà khoa học và các nhà máy tích cực sản xuất, đến ngày 1/5/1941 đã sản xuất được 10.788 đạn pháo phản lực M-13. Giàn phóng đạn được lắp đặt trên khung xe ZIS-6 có sức cơ động hơn. Trong những năm chiến tranh giàn tên lửa được lắp đặt trên nhiều phương tiện khác nhau như xe lửa, tàu chiến, xe tăng, xe tự hành tạo ra hệ thống hỏa lực phong phú cho quân đội Xôviết.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trận đánh đầu tiên của pháo phản lực BM-13 diễn ra vào ngày 17/7/1941. Đội pháo do Đại úy I.A.Flêrốp chỉ huy theo lệnh của Thiếu tướng pháo binh G.X.Kariôfilli đã tập trung hỏa lực bắn vào xe tăng và quân giặc ở vùng Orsa, lúc 15h15. Loạt thứ hai lúc 17h20 đã phóng 94 viên đạn, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của quân Đức. Việc xuất hiện đội pháo của Đại úy Flêrốp gây bất ngờ lớn cho quân Đức. Chỉ huy trưởng Lực lượng Bộ binh Đức kêu lên hoảng loạn: Người Nga có loại vũ khí cực mạnh, chúng tôi không biết gì về loại pháo này".[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Từ đó, trên khắp chiến trường, người ta thường gặp những trận bão lửa từ giàn BM-13 giội xuống quân Đức. Kachiusa đã theo các chiến sĩ đến tận Berlin, tiêu diệt con thú dữ phát xít ngay tại hang ổ của nó. Sau chiến tranh, các kỹ sư Xôviết tiếp tục cải tiến Kachiusa, lắp đặt giá phóng trên những loại xe có sức cơ động lớn hơn như ZIS-151, ZIL-157, ZIL-131. Kachiusa và những thế hệ anh em của nó đã tham gia vào những cuộc chiến tranh giải phóng, trong đó có Việt Nam.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vào những năm 80 của thế kỷ XX, các nhà làm phim Xôviết đã dựng bộ phim “Chế ngự lửa”, nhân vật chính là Tổng công trình sư Anđrây Baskiép, có mượn hình tượng của X.P.Kôrôliốp và A.G.Kôxticốp. Các nhà làm phim muốn người xem ngày nay hiểu rằng: trong cuộc đời thực có thể X.P.Kôrôliốp và S.G.Kôxticốp còn có chỗ mâu thuẫn, va chạm nhưng ý chí muốn phục vụ Tổ quốc của họ là luôn thống nhất, tất cả là để nâng cao sức mạnh quốc phòng của đất nước, là xây dựng đất nước mãi mãi mạnh giàu.[/FONT]
(Theo Công an nhân dân) Việt Báo (Theo_24h)
 
Top