Mất màu khi thấm Nito

Tom3x

New Member
Author
Chào các anh!
em có 1 vấn đề muốn hỏi các anh,khi học em có nghe nói thấm Nito có 1 dạng hỏng là sản phẩm bị mất màu nhưng em ko rõ tại sao sản phẩm lại bị mất mầu mà màu như thế nào thì được gọi là mất.vì là SV nên em chưa có kinh nghiệm ko biết trên diễn đàn có anh nào đã làm về thấm Nito rồi có thể giải đáp thắc mắc giúp em được ko?em xin cảm ơn(mà phương pháp thấm là dung NH3 các anh ạ)
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Mất màu khi thấm Nito

Nếu tả mà bạn chưa nhìn thấy bao giờ thì rất khó hình dung, vậy nên tớ chỉ nói sơ sơ thôi nhé:

1. Sản phẩm sau thấm N thể khí (dùng NH3) thường có bề mặt màu xám. Do sử dụng khí thấm nên màu sẽ khá đều trên toàn bộ bề mặt. Ví dụ xem hình đính kèm.

2. Dạng sai hỏng có thể quan sát được là màu không đều (bao gồm cả mất màu, khác màu, loang màu ...). Nguyên nhân có thể bao gồm:
* tẩy rửa bề mặt trước khi thấm không sạch
* dầu bảo quản (nếu dùng) không đạt tiêu chuẩn --> không thể tẩy rửa sạch
* chi tiết khi thấm xếp chồng, đè lên nhau
* hỗn hợp khí thấm bị lẫn tạp (hơi nước, tạp chất khác ...)
* chế độ làm nguội sau thấm không tốt
....​
 
Ðề: Mất màu khi thấm Nito

Có phải lớp màu trắng ở bề mặt không bạn?Vì mình cũng là sinh viên,và khi tìm hiểu về thấm N thì chỉ thấy nói đến lớp màu trắng này,nó có hại và cần khống chế,loại bỏ.
Tổng quan là như sau: Nguồn:www.wisetool.com
N có độ hòa tan không hoàn toàn vào Sắt.Nó có thể tạo thành 1 dung dịch rắn với Ferrit với hàm lượng N đến 6%. Với hàm lượng N lớn hơn 8% sản phẩm của phản ứng cân bằng là Fe3N. Bề mặt thấm N bị phân lớp:hoặc lớp ngoài cùng nhất,hoặc là tất cả lớp thấm.Và nếu điều này xảy ra thì lớp này được gọi là lớp màu trắng {white layer}. Người ta không mong muốn điều này vì lớp này làm cho bề mặt bị giòn,biến cứng và gây ra nứt vỡ khi chi tiết làm việc.Thông thường thì nó được căt gọt đi,và các quy trình thấm N đặc biệt để giảm lớp này,hoặc giảm tính giòn.Một trong những nguyên nhân gây biến cứng là do Fe3N,và bên dười lớp này có 1 dung dịch rắn tăng bền cho N.
Khi thấm N có phương pháp thấm 1 giai đoạn và phương pháp thấm 2 giai đoạn.
Phương pháp thấm N 1 giai đoạn,sử dụng nhiệt độ khoảng 495-525 độ C,và tỷ lệ phân rã khoảng 15-30%.Quá trình này tạo ra lớp giàu N :giòn- chính là lớp màu trắng ở bề mặt.
Phương pháp thấm 2 giai đoạn chính là để khắc phục hiện tượng trên của thấm 1 giai đoạn.Bước đầu tiên,không kể thời gian thì giống như thấm 1 giai đoạn,đến bước 2 có thể tiếp tục ở nhiệt độ đã dùng ở bước 1 hoặc tăng lên 550-565 độC, tuy nhiên tỷ lệ phân rã tăng lên 65-80%{thường dùng ở 75-80%}.Nói chung,nếu bỏ qua
sự giảm lượng NH3 thì thấm 2 giai đoạn chỉ dùng khi:
-giá trị lớp màu trắng này sinh ra trên bề mặt chi tiết sau khi thấm 1 giai đoạn không đạt giá trị cho phép.
-yêu cầu giảm đáng kể lớp này

 

Tom3x

New Member
Author
Ðề: Mất màu khi thấm Nito

chế độ làm nguội sau thấm ko tốt là sao vậy a worm,e tưởng thấm xg thì làm nguội cùng lò thôi chứ.Tiện đây nếu a có tài liệu gì về thấm N có thể shar cho e được ko?mail của em nguyenphuc1912@gmail.com,thank anh![/SIZE]
 

Tom3x

New Member
Author
Ðề: Mất màu khi thấm Nito

Anh worm ơi anh có thể cho em hỏi thêm 1 vấn đề nữa được ko là trong quá trình thấm Nito có sử dụng 3 loại khí là Co2,NH3,và N2 Vậy anh có thể cho em biết công dụng của từng loại khí được không anh.Em Xin cám ơn!
 
M

mafuba

Ðề: Mất màu khi thấm Nito

Nếu tả mà bạn chưa nhìn thấy bao giờ thì rất khó hình dung, vậy nên tớ chỉ nói sơ sơ thôi nhé:

1. Sản phẩm sau thấm N thể khí (dùng NH3) thường có bề mặt màu xám. Do sử dụng khí thấm nên màu sẽ khá đều trên toàn bộ bề mặt. Ví dụ xem hình đính kèm.

2. Dạng sai hỏng có thể quan sát được là màu không đều (bao gồm cả mất màu, khác màu, loang màu ...). Nguyên nhân có thể bao gồm:
* tẩy rửa bề mặt trước khi thấm không sạch
* dầu bảo quản (nếu dùng) không đạt tiêu chuẩn --> không thể tẩy rửa sạch
* chi tiết khi thấm xếp chồng, đè lên nhau
* hỗn hợp khí thấm bị lẫn tạp (hơi nước, tạp chất khác ...)
* chế độ làm nguội sau thấm không tốt
....​
Bác Worm cho tớ hỏi với, tớ mua thanh thép ngoài đường về tiện bu lông, bây giờ tớ đập vụn than hoa sau đó bỏ cái bu lông được nung nóng đỏ vào đó,
Cái bu lông của tớ có chuyển thành màu đen không ?
 
A

anonymouse

Ðề: Mất màu khi thấm Nito

Anh worm ơi anh có thể cho em hỏi thêm 1 vấn đề nữa được ko là trong quá trình thấm Nito có sử dụng 3 loại khí là Co2,NH3,và N2 Vậy anh có thể cho em biết công dụng của từng loại khí được không anh.Em Xin cám ơn!
Mạo muội trả lời.
1/ N2: Khí bảo vệ, trước khi cho khí NH3 vào lò phải dùng N2 đuổi hết O2 ra ngoài (vì lò nhiệt độ cao kết hợp O2 và NH3 có thể gây cháy nổ)

2/ CO2: Thấm N2 không quan tâm đến CO2 mà thấm carbon-nito mới quan tâm đến. Không phải sử dung CO2 mà là khống chế CO2 ở 1 tỷ lệ nhất định nào đó.
(cái này giải thích hơi dài nếu cần mình sẽ giải thích rõ)

3/ NH3: ở nhiệt độ cao (570 độ C) phân hủy thành ion N và H.
N + Fe3 -->Fe3N.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Mất màu khi thấm Nito

Anh worm ơi anh có thể cho em hỏi thêm 1 vấn đề nữa được ko là trong quá trình thấm Nito có sử dụng 3 loại khí là Co2,NH3,và N2 Vậy anh có thể cho em biết công dụng của từng loại khí được không anh.Em Xin cám ơn!
CO2 và N2 là khí bảo vệ, NH3 là khí thấm.

Bác Worm cho tớ hỏi với, tớ mua thanh thép ngoài đường về tiện bu lông, bây giờ tớ đập vụn than hoa sau đó bỏ cái bu lông được nung nóng đỏ vào đó,
Cái bu lông của tớ có chuyển thành màu đen không ?
Nếu hỏi tớ là có chuyển thành màu đen hay không thì câu trả lời là có, nguyên nhân do muội than.
Còn nếu ý của bạn là có tạo thành lớp thấm hay không thì câu trả lời là không, chẳng có tác dụng gì cả (và lớp thấm cũng không phải màu đen). Nếu muốn có tác dụng thì nghiền than hoa thành bột, vùi kín chi tiết trong đám bột đó rồi đặt vào lò kín, nung ở nhiệt độ 900 ~ 930 trong ít nhất 12h liên tục.
 

Tom3x

New Member
Author
Ðề: Mất màu khi thấm Nito

Lý thuyết là như thế nhưng trong thực tế có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng của sản phẩm khi thấm Nitơ mà em cũng chưa được rõ.Vậy trên diễn đàn có anh nào đã và đang làm về thấm Nito có thể nói rõ thêm cho em được không? Em sẽ đưa ra từng vấn đề rồi hi vọng mọi người cùng cho ý kiến
1 . Vấn đề thứ nhất là thiết bị khi thấm.
Bao gồm các đường ống dẫn khí,lò,nồi lò,nắp nồi lò,và theo em nghĩ để trộn lẫn được hết 3 loại khí ở trên cho đồng đều thì chắc là phải có 1 cái quạt trộn nữa đúng không. Vấn đề ở đây là nồi lò cần làm kín khít để tránh lẫn oxi gây oxi hoá sản phẩm mà ôxi lại là chất rẫt sẵn có vậy làm sao để bố chí tất cả các phụ kiện trên vào nồi lò mà vẫn đảm bảo kín khít.
Đó là vấn đề thứ nhất em thắc mắc vậy mong mọi người cùng cho ý kiến
 
Top