Công nghệ đúc khuôn cát Furan

  • Thread starter sonbkapmc
  • Ngày mở chủ đề
S

sonbkapmc

Author
Chào các huynh,
Em đang tìm hiểu về công nghệ đúc khuôn cát furan và khuôn cát tươi.
Có huynh nào có kinh nghiệm hoặc tài liệu liên quan đến tỉ lệ trộn cát,thành phần hoá chất phủ bề mặt khuôn thì share cho em với.
Thanks các huynh nhìu nhìu.
 
D

Duc Huy

Author
Chào bạn,
Xin mời bạn tham khảo cuốn " Vật liệu làm khuôn" của PGS Đinh Quảng Năng, (mình không nhớ chắc chắn lắm), hình như là của nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật
Chúc bạn tìm được điều bạn cần
 
N

nguyenphong2808

Author
xin chào các anh em.
mình đang thi môn công nghệ đúc.
tìm hoài nhưng chẳng có tí gì về làm khuôn xén cả
huynh nào có cho mình hỏi cách làm khuôn xén
 
Gửi bạn
Khuôn xén : xén bằng bay hay bằng dưỡng gạt. Xén xốp hay xén cát
Nếu là dùng dưỡng gạt sẽ có 2 loại :
1 Vật đúc hình tròn : sẽ có dao cát gắn trên 1 trục láp chuẩn, Vật đúc sẽ có hình dạng như biên dạng của dao cắt sau khi xoay tròn.
2 Vật đúc hình khối chữ nhật, vuông...Dưỡng gạt sẽ là thiết diện ngang của vật đúc. Khi gạt sẽ được làm chuẩn bởi một thanh dẫn hướng. Gạt đủ kích thước theo chiều dài vật đúc. Tính co ngót theo độ co vủa vật liệu đúc.
Nếu muốn thực tập thực tế xuống Hải Phòng mình hướng dẫn cho. Còn tài liệu tham khảo cuốn Công nghệ đúc của thầy Phạm Quang Lộc(Ko nhớ rõ xuất bản năm nào)
ThanhUy :0983785268
 
V

vinhhung

Author
Gửi bạn
Khuôn xén : xén bằng bay hay bằng dưỡng gạt. Xén xốp hay xén cát
Nếu là dùng dưỡng gạt sẽ có 2 loại :
1 Vật đúc hình tròn : sẽ có dao cát gắn trên 1 trục láp chuẩn, Vật đúc sẽ có hình dạng như biên dạng của dao cắt sau khi xoay tròn.
2 Vật đúc hình khối chữ nhật, vuông...Dưỡng gạt sẽ là thiết diện ngang của vật đúc. Khi gạt sẽ được làm chuẩn bởi một thanh dẫn hướng. Gạt đủ kích thước theo chiều dài vật đúc. Tính co ngót theo độ co vủa vật liệu đúc.
Nếu muốn thực tập thực tế xuống Hải Phòng mình hướng dẫn cho. Còn tài liệu tham khảo cuốn Công nghệ đúc của thầy Phạm Quang Lộc(Ko nhớ rõ xuất bản năm nào)
ThanhUy :0983785268
Bạn ThanhUy nhầm rồi, đấy là làm khuôn bằng dưỡng gạt chứ không phải làm khuôn xén. Phương pháp làm khuôn xén dùng trong trường hợp mẫu nguyên có chiều dày nhỏ không thể phân làm hai nửa, nhưng mẫu nguyên này khi làm khuôn sẽ có những phần ngăn cản việc rút mẫu khỏi khuôn do đó trong quá trình làm khuôn phải thêm thao tác xén những phần cản trở việc lấy mẫu khỏi khuôn dưới. Vì thế mặt phân khuôn sẽ là những mặt cong hoặc mặt gãy khúc. Thứ tự làm khuôn theo hình sau. Em post nhầm ảnh bài này ạ. Đây là hình ảnh làm khuôn trong ba hòm khuôn.
 
Last edited by a moderator:
V

vinhhung

Author
Gửi bạn
Khuôn xén : xén bằng bay hay bằng dưỡng gạt. Xén xốp hay xén cát
Nếu là dùng dưỡng gạt sẽ có 2 loại :
1 Vật đúc hình tròn : sẽ có dao cát gắn trên 1 trục láp chuẩn, Vật đúc sẽ có hình dạng như biên dạng của dao cắt sau khi xoay tròn.
2 Vật đúc hình khối chữ nhật, vuông...Dưỡng gạt sẽ là thiết diện ngang của vật đúc. Khi gạt sẽ được làm chuẩn bởi một thanh dẫn hướng. Gạt đủ kích thước theo chiều dài vật đúc. Tính co ngót theo độ co vủa vật liệu đúc.
Nếu muốn thực tập thực tế xuống Hải Phòng mình hướng dẫn cho. Còn tài liệu tham khảo cuốn Công nghệ đúc của thầy Phạm Quang Lộc(Ko nhớ rõ xuất bản năm nào)
ThanhUy :0983785268
Bạn ThanhUy nhầm rồi, đấy là phương pháp làm khuôn bằng dưỡng gạt chứ không phải làm khuôn xén. Phương pháp làm khuôn xén dùng trong trường hợp mẫu nguyên có chiều dày nhỏ không thể phân làm hai nửa, nhưng mẫu nguyên này khi làm khuôn sẽ có những phần ngăn cản việc rút mẫu khỏi khuôn do đó trong quá trình làm khuôn phải thêm thao tác xén những phần cản trở việc lấy mẫu khỏi khuôn dưới. Vì thế mặt phân khuôn sẽ là những mặt cong hoặc mặt gãy khúc. Thứ tự của quá trình làm khuôn xén đ]ợc trình bày như hình sau.
 
Last edited by a moderator:

TAMAC

Active Member
Theo tôi khuôn xén là phương pháp làm khuôn dùng khi sản xuất đơn chiếc trong công nghệ cát - đất sét, làm khuôn bằng tay, không có mẫu hoặc có mẫu nhưng do hình dạng đặc biệt (có thể do mỏng quá không thể bổ đôi dễ cong vênh hoặc do sản xuất đơn chiếc nên dùng vật thật để làm mẫu đúc) nên người ta dùng các dụng cụ làm khuôn, thước, dưỡng... cắt cát để tạo khuôn đúc.
- Với các chi tiết dạng tròn xoay thì dùng dao quay quanh trục cắt (xén) cát làm khuôn, gạt theo dưỡng để làm ruột
- Với chi tiết thành thẳng thì dùng thước cắt cát tạo biên dạng xung quanh, dưỡng tạo độ sâu, cắt tạo các gân, vấu...
- Với chi tiết hình dạng đặc biệt không thể rút mẫu ra khỏi khuôn vd như chi tiết chân vịt có các cánh xoắn người ta cắt lấy các ụ cát dưới các cánh trước (cắt giữ nguyên cả khối cát) sau đó mới rút mẫu, khi ráp khuôn lại trả các ụ cát đã cắt vào khuôn
 
Top