sắt và thép

  • Thread starter tantho1185
  • Ngày mở chủ đề
T

tantho1185

Author
:57:bác nào giải nghĩa khi nào gọi sắt khi nào gọi là thép ko?
có phải do thay đổi thành phần cacbon từ sắt mà phân chia thành nhiều loại thép khác nhau ko?
cảm ơn các bác nhiều nhé!
 
Xin phép chuyển bài này snag mục thép và gang
Vật liệu thép thường được định nghĩa là hợp kim của sắt và các- bon với hàm lượng các- bon nằm trong khoảng từ một vài phần vạn đến 2 phần trăm khối lượng. Các nguyên tố hợp kim khác có thể có tổng lượng lên tới 5% trong các loại thép hợp kim thấp và cao hơn trong các laọi hợp kim cao như thép dụng cụ, thép không gỉ (> 10.5%) và thép CrNi chịu nhiệt (> 18%). Vật liệu thép biểu hiện các tính chất rất phong phú tùy thuộc vào thành phần thép cũng như các pha và các vi thành phần có mặt mà đến lượt mình, phụ thuộc vào quy trình nhiệt luyện được áp dụng.

Bạn tham khảo thêm ở đây, các thành viên đóng góp rất hay http://meslab.org/mes/showthread.php?t=4510
 
Last edited:
K

kien_tic

Author
thép là hợp kim của sắt và các bon, trong đó hàm lượng các bon nằm trong khoảng 0.006% đến 2.14%.
sắt ở đây theo tôi hiểu là bạn có hỏi vảy sắt chăng, vảy sắt có hàm lượng các bon không đáng kể hoặc không có các bon.
thép gồm có thép các bon và thép hợp kim.
nếu là thép các bon thì một trong các phương pháp phân loại thép là dựa theo hàm lương các bon.
 

Nova

MES LAB Founder
- Vảy sắt là do nó bị ôxy hóa bong ra --> là hỗn hợp oxyt + 1 ít sắt (rất ít) chưa phản ứng thì đúng hơn.
- Sắt đúng nghĩa hầu như chỉ có trong Phòng thí nghiệm, điều chế khối lượng nhỏ. Hầu hết "sắt" mà người ta gọi ngoài đời: cửa sắt, khung sắt, sắt mỹ nghệ, hoa sắt,...đều là thép hoặc gang (như hoa sắt đúc) vì khi luyện, người ta không khử hết C.

Trong văn bản kỹ thuật chính xác thì nên phân biệt rõ sắt và thép. Phân biệt như thế nào thì bạn Mori đã nêu bên trên. Còn ngoài chợ, trong đời sống dân sinh thì không nhất thiết phải bê kỹ thuật vào. Cuộc sống cũng tương đối thôi.
 

TYA

Well-Known Member
thép là hợp kim của sắt và các bon, trong đó hàm lượng các bon nằm trong khoảng 0.006% đến 2.14%.
sắt ở đây theo tôi hiểu là bạn có hỏi vảy sắt chăng, vảy sắt có hàm lượng các bon không đáng kể hoặc không có các bon.
thép gồm có thép các bon và thép hợp kim.
nếu là thép các bon thì một trong các phương pháp phân loại thép là dựa theo hàm lương các bon.

Thép có cacbon từ 0.04% ~ 2.1%. Chuẩn đấy.

Thép các bon thường hay thép hợp kim chất lượng cao thì vẫn có tạp chất và các thành phần hợp kim.

Khi nguyên tố kim loại nào đó cho vào thép để tạo ra tính năng đặc biệt như ý muốn thì gọi là thép hợp kim.

Còn thép cácbon vẫn có thể có nhiều thành phần hợp kim
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Thép có cacbon từ 0.04% ~ 2.1%. Chuẩn đấy.

Thép các bon thường hay thép hợp kim chất lượng cao thì vẫn có tạp chất và các thành phần hợp kim.

Khi nguyên tố kim loại nào đó cho vào thép để tạo ra tính năng đặc biệt như ý muốn thì gọi là thép hợp kim.

Còn thép cácbon vẫn có thể có nhiều thành phần hợp kim
Khi hàm lượng đủ để làm thay đổi tính chất so với thép C ---> thép hợp kim
 
K

kienbip

Author
Ðề: sắt và thép

Sắt thép là tên gọi chung chung để nói chuyện với mấy bà thu mua sắt vun.
Về hóa học đơn giản được hiểu Sắt là Fe.
Còn về luyện kim để phân loại sắt thép người ta chia ra là Thép và Gang.
Chúng là hợp kim của sắt với C và các nguyên tố khác như Si, Mn , S, P... nếu C>2.14 gọi là gang, còn <2.14 thì được gọi là thép.
 
V

vangadi

Author
Ðề: sắt và thép

- Vảy sắt là do nó bị ôxy hóa bong ra --> là hỗn hợp oxyt + 1 ít sắt (rất ít) chưa phản ứng thì đúng hơn.
- Sắt đúng nghĩa hầu như chỉ có trong Phòng thí nghiệm, điều chế khối lượng nhỏ. Hầu hết "sắt" mà người ta gọi ngoài đời: cửa sắt, khung sắt, sắt mỹ nghệ, hoa sắt,...đều là thép hoặc gang (như hoa sắt đúc) vì khi luyện, người ta không khử hết C.

Trong văn bản kỹ thuật chính xác thì nên phân biệt rõ sắt và thép. Phân biệt như thế nào thì bạn Mori đã nêu bên trên. Còn ngoài chợ, trong đời sống dân sinh thì không nhất thiết phải bê kỹ thuật vào. Cuộc sống cũng tương đối thôi.
Cái này nói kỹ thuật hiện đại hình như không ra đâu bạn. Sắt bạn nói là dạng thí nghiệm, thực tế thì bạn tra Google từ khóa "sắt xốp" (mặc dù mấy bác Kobelco không biết làm cái bự gì mà sắt xốp chứa lắm than=))). Bạn hoàn nguyên quặng sắt ở 700~800 độ C thôi nhé, sẽ ra sắt bột lẫn khá niều tạp. Bạn sàng sẩy khi nguội giống như gạo, hạt sắt nặng hơn sẽ rớt xuống trước (hay lấy nam châm tùy ý=))), còn SiO2, mấy thứ khác không dính vào sẽ bị loại bỏ...(Sơ sơ là thế)
Tuy nhiên, sắt phần lớn chỉ còn được sử dụng trong thủ công truyền thống hoặc quá khứ xa xưa vì cơ tính không đạt. Hơn nữa do ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp nên sắt, thép, gang dần bị lẫn lộn (tuy vậy phương tây vẫn còn phân biệt cast iron với wrought iron). Mình tạm thời nói vậy thôi, chi tiết thì nói sau nhé, giờ mình hơi mệt
 
Top