Tính tuổi bền của mảnh insert

  • Thread starter tuandt
  • Ngày mở chủ đề
T

tuandt

Author
Có anh em nào biết có cách nào để tính tuổi bền dao của insert không? Em đang làm đồ án có liên quan đến vấn đề này. Nhờ anh em giúp đỡ dùm. Mình cảm ơn nhiều! Thân chào !
 
L

lfree2009

Author
Ðề: Tính tuổi bền của mảnh insert

Tính tuổi bền của mảnh Insert là khó. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Vật liệu để gia công: Cùng vật liệu gia công đã có miền độ cứng khác nhau (dù cho là nhiệt luyện cùng 1 lần).
- Mảnh Insert loại chip cắt nào, mỗi loại chip cắt có độ bền khác nhau, góc trước của cán dao (holder) cũng ành hưởng đến độ bền, mảnh Insert của bạn thuộc loại cắt cả 2 mặt (TNMG ...) hay cắt một mặt (TCMT ...)
- Theo kinh nghiệm của mình, để tính tuổi bền của mảnh Insert, bạn nên cho gia công thực tế: đếm số lượng đã gia công hoặc tính thời gian đã gia công để lấy tuổi bền của Insert đó.
 
Ðề: Tính tuổi bền của mảnh insert

Tính tuổi bền thì phải định nghĩa tuổi bền của bạn là gì đã
- 1. Tuổi bền tính giữa 2 lần mài sắc lại
- 2. Tuổi bền sử dụng từ khi xuất xưởng đến lúc ko dùng được nữa.

Chắc ý của bạn là tuổi bền theo định nghĩa 1?
Để quy định thời gian phải mài sắc lại có một thông số là chiều cao mòn theo mặt sau (hs)
Bản chất của nó là khi mặt sau bị mòn đến một giá trị hs thì góc sau sẽ giảm dần về 0, khi đó sẽ ko cắt được nữa nên phải mài sắc lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mài mòn thì phải xem:
- Vật liệu làm dao
- Vật liệu gia công
- Các yếu tố chế độ cắt (v,s,t)
- Các yếu tố về thông số hình học phần cắt của dụng cụ (mảnh dao)

Công thức tính tuổi bền thì có công thức của Taylor, nhưng với các mảnh dao bây giờ thì không rõ tra hệ số C và n có đúng không nữa.

Tốt nhất là bạn phải dựa vào quy hoạch thực nghiệm để xây dựng số thí nghiệm cho nghiên cứu tính bền này
Sau dựa vào số liệu thực nghiệm vẽ ra được đường quan hệ giữa mòn và thời gian gia công, rồi từ đó xây dựng công thức tính bền cho mảnh dao đó của bạn trong trường hợp cắt vật liệu gì và chế độ cắt như thế nào.

Hy vọng giúp được bạn phần nào,
Hkk
 
B

bebong

Author
Ðề: Tính tuổi bền của mảnh insert

Tính tuổi bền thì phải định nghĩa tuổi bền của bạn là gì đã
- 1. Tuổi bền tính giữa 2 lần mài sắc lại
- 2. Tuổi bền sử dụng từ khi xuất xưởng đến lúc ko dùng được nữa.
Hkk
hẹ hẹ, bác chú ý hộ em cái ạ. Hình như có hai khái niệm Tuổi bền và Tuổi thọ đấy bác ạ.
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Tính tuổi bền của mảnh insert

hẹ hẹ, bác chú ý hộ em cái ạ. Hình như có hai khái niệm Tuổi bền và Tuổi thọ đấy bác ạ.
Chớ có sách vở quá thế . Có thể khái niệm tuổi bền hay tuổi thọ đưa ra trong sách để gắn với diễn giải của tác giả thôi.

Chẳng hạn , nếu tuổi bền là giữa 2 lần mài con dao chuốt ( sau 5000 chi tiết đem mài) và con dao có thể mài 10 lần, thì tuổi thọ = 10000*15 = 150.000 sản phẩm.

(hoặc ngược lại thọ 10000, bền 150000 thì cũng có sao). Giả sử cậu quên khái niệm này, đố cậu luận ra đâu gọi là bền, đâu gọi là thọ vì trong Tiếng Việt nghĩa nó không khác biệt nhiều (chắc vì tớ ko phải nhà ngôn ngữ học)

Nói dài quá, ý tớ là có 1 bạn trả lời cho, vì muốn thống nhất cách hiểu cho chắc chắn trước khi trả lời mà cậu lại " hẹ hẹ, bác xem lại...." nghe dễ mếch lòng quá nhỉ ?

Những người đi làm thường dùng từ Tuổi thọ (tool life) chung nhau, với dao có mài lại thì là tính giữa hai lần mài, với dao ko mài thì tính đến khi vứt.

Tuổi thọ được hiểu theo 1 trong các ý sau :
* Số sản phẩm làm ra.(ý nghĩa rất thực tế và.... kinh tế! trong các nhà máy)
* Số phút dao cắt gọt (tổng cộng)
* Số m (hoặc km) dao đi được (khi cắt)
* Số cm3 (hoặc in.3) vật liệu mà dao hớt được

Các * sau cùng hay dùng với các nhà sx dao
 
M

mecsolutions

Author
Ðề: Tính tuổi bền của mảnh insert

Bạn có bao giờ nghe đến công thức Taylor chưa. Tìm hiểu đi nhá
 
Top