Bàn về các mác thép Nhật và nhiệt luyện nào (JIS)

gem

Member
Author
Ngày nay thì ai cũng biết là các công ty Nhật vào VN rất nhiều .. có thể ví là nhiều như quân Nguyên ;D ;D ;D ;D ;D
Do vậy ắt sau này các mác thép Nhật sẽ xuất hiện nhiều trên thị trường. Vậy thì làm quen nào 8) 8) 8) 8) 8)
Kí hiệu tiêu chuẩn Nhật JIS = Japanese Industrial Stadark
Nói về các mác thép phổ biến :
SxxC(K): thép cacbon
SSx: thép kết cấu thông dụng. S= structure x= độ bền kéo min
SMx: thép kết cấu cacbon có tính hàn M=medium carbon
SUMxx: thép dễ cắt gọt M=machinability
SUPx(x): thép lò xo P=spring
SUJx: thép ổ lăn J=Jikuuke (phiên âm Nhật)
Thép dụng cụ:
SKx: thép dụng cụ carbon
SKS: thép dụng cụ hkim làm dụng cụ cắt, dụng cụ chịu va đập và 1 bộ phận dùng làm khuôn dập nguội. S= special
SKD: thép dụng cụ hkim chủ yếu dùng làm khuôn dập nguội, khuôn dập nóng
D= Daisu (phiên âm Nhật)
SKT: thép dụng cụ hợp kim chủ yếu dùng làm khuôn dập nóng (khuôn rèn)
T= Tanzo (phiên âm Nhật nghĩa là rèn)
SKHx: thép gió H= high-speed
+x=2,3,4,10: thép gió hệ Vônfram
+x=51,....59: thép gió hệ molipden
SKC: thép dụng cụ cầm tay (đục,xà beng,choòng...) C=chisel
SUS: thép không gỉ S=stainless
SUH: thép bền nhiệt H=heat resisting

Ngoài ra còn nhiều loại thép khác nhưng tôi chỉ quan tâm mác phổ biến và phải nhiệt luyện.
 

gem

Member
Author
sau đây là 1 số mác thép dụng cụ Nhật hay dùng ở VN
Làm dao: SKS51
Khuôn ép nguội: SKS3, SKS93, SKD1, SKD11
Khuôn ép nóng: SKD4, SKD5, SKD61, SKD62, SKD7, SKD8, SKT4
Công cụ chịu va đập : SKS4 , SKS44 ...
Thép gió ( dụng cụ cắt nhanh) : SKH55, SKH57

và còn nhiều nữa anh em bổ xung
 
H

Hoàng

cho tôi hỏi mác thép là SCM420 là mác gì vậy các bác và thành phần của nó như thế nào. Đây củng là mác theo tiêu chuẩn jis
 
Q

QueThanh

Chính xác thì phải là SCM420H. Ký hiệu cũ là SCM22H
SCM = Sắt + Crom+Molipden
Hệ SCM có rất nhiều loại. Ký hiệu thường là SCM *** H. Thông thường dân cơ khí thì chỉ quen gọi SCM*** thôi chứ không có chữ H, còn dân vật liệu hay mua bán vật liệu thì phải gọi thêm chữ H sau đuôi.Chữ H có nghĩa là thích hợp trong phạm vi nhiệt luyện cho phép. Loại hợp kim SCM 420 bạn hỏi thì có thành phần như sau :

Ký hiệu SCM420H
Ký hiệu cũ SCM22
Thành phần C: 0.18~0.23 Si: 0.15~0.35 Mn:0.60~0.90 P :0.030以下 S :0.030以下 Ni: 0.25以下 Cr:0.90~1.20 Mo: 0.15~0.25


Loại thép này có tính dai và cứng , nên thường được thay thế cho S45C. S45 C nếu đem trui cứng thì nó hết dai, còn loại SCM 420H này thì trui cứng nó cũng còn dai, có điều thứ vật liệu này hơi mắc tiền. Khi thiết kế nếu chi tiết máy không cần thiết dính đến nhiệt luyện thì cứ xài S45C cho nó rẻ. giá một kg SCM 420 bằng 5kg S45C mà .
 
H

Hoàng

Nhờ giúp!
Hiện tại mình vừa mới chuyển công việc từ 1 cty của Việt nam sang làm nhiệt luyện cho 1 cty cơ khí của Nhậtbản. Thật sự mình khá khó khăn khi không có nhiều tài liệu về tiêu chuẩn các mác thép của Nhật (và thành phần tương ứng). Nếu được nhờ bạn cho tài liệu về đề tài này có được không.
best regard!
 
Q

QueThanh

Nếu làm công ty Nhật thì cần gì kiếm tài liệu chi cho mắc công , kêu hãng họ đưa cho bộ quy cách JIS thì nó ghi sẵn hết trong đó rồi mà. Thông thường hãng nào của Nhật hàng năm cũng phải mua bộ sách quy cách này để cho công nhân biết đường tra thông tin mà.
 
P

phaivn

Mác thép OL100Cr1,5 thì ghi theo quy cách Nhật như thế nào và thành phần của nó như thế nào ạ?
Cái này em tra mãi rồi mà có thấy đâu??? ???
 
Author
đây là thép ổ lăn ...
Mà không ai kí hiệu như bạn đâu OL100Cr1.5 ..Thành phần Crom 1.5 làm tròn thành 2 ứng với mác OL100Cr2
Ứng với tiêu chuẩn JIS Nhật là SUJ2 có thành phần:
C=0.95-1.1
Cr=1.3-1.6
Si=0.15-0.35
Mn<0.5
P,S<0.025

Hình như loại này cần ủ cầu hóa ...không rõ lắm
 
H

Hoàng

QueThanh viết:
Nếu làm công ty Nhật thì cần gì kiếm tài liệu chi cho mắc công , kêu hãng họ đưa cho bộ quy cách JIS thì nó ghi sẵn hết trong đó rồi mà. Thông thường hãng nào của Nhật hàng năm cũng phải mua bộ sách quy cách này để cho công nhân biết đường tra thông tin mà.
Mình cũng đã liên hệ với sếp nhưng không được. Do mình sử dụng ko nhiều mác thép (4 mác) Nên khi nhà cung cấp vật liệu thì cho luôn chế độ nhiệt và cho các thông số kỉ thuật của các loại mình mua thôi.
Mình muốn biết thêm nhưng ít tài liệu quá!
Cố giúp mình nhé
Cám ơn nhiều!
 
Author
Các mác thép chung của Nhật thì cũng như mình thôi .. bạn có thể tra trong sổ tay thép thế giới là có hết
Còn các mác thép của các công ty thì đã có bản quyền và cũng không ít công ty công khai thành phần thép .. Cái này bạn có thể tìm trong trang web của công ty (DAIDO, HITACHI ..)
Chúc bạn thành công và ngày càng yêu nghề hơn nữa
 
H

htl47

Loại thép này có tính dai và cứng , nên thường được thay thế cho S45C. S45 C nếu đem trui cứng thì nó hết dai, còn loại SCM 420H này thì trui cứng nó cũng còn dai, có điều thứ vật liệu này hơi mắc tiền. Khi thiết kế nếu chi tiết máy không cần thiết dính đến nhiệt luyện thì cứ xài S45C cho nó rẻ. giá một kg SCM 420 bằng 5kg S45C mà .
Giá 1 kg thép SCM420 ko đắt như bác nói đâu :D
S45C giờ cũng vào tầm 28k/1kg (S45C xịn không phải tôn CT3 đâu nhá :D) còn SCM420 cũng chỉ hơn gấp 2 lần giá đó thôi
 
C

conganthon

đây là thép ổ lăn ...
Mà không ai kí hiệu như bạn đâu OL100Cr1.5 ..Thành phần Crom 1.5 làm tròn thành 2 ứng với mác OL100Cr2
Ứng với tiêu chuẩn JIS Nhật là SUJ2 có thành phần:
C=0.95-1.1
Cr=1.3-1.6
Si=0.15-0.35
Mn<0.5
P,S<0.025

Hình như loại này cần ủ cầu hóa ...không rõ lắm[/QUOTE
OL100Cr1.5 là loại thép ổ lăn theo tiêu chuẩn việt nam. thành phần như trên còn về chế độ nhiệt luyện thì như sau.
thép ủ cầu hóa (ủ ko hoàn toàn)ở t = 830-850 độ C. sau đó thì tôi trong dầu ở 850-860 độ C nhiệt độ dầu là 50-80 độ C. sau khi tôi thường có Austenit dư vì thế hiện nay người ta hay sử dụng công nghệ khử lạnh để khử A dư độ cứng đạt đến >=65HRC:6:
 
M

manhlionking

xin bác cho em thông tin về thép SK3,

các thông số về độ cứng, thành phần các nguyên tố hóa học, khả năng công nghệ...hepl me!!!
Ngày nay thì ai cũng biết là các công ty Nhật vào VN rất nhiều .. có thể ví là nhiều như quân Nguyên ;D ;D ;D ;D ;D
Do vậy ắt sau này các mác thép Nhật sẽ xuất hiện nhiều trên thị trường. Vậy thì làm quen nào 8) 8) 8) 8) 8)
Kí hiệu tiêu chuẩn Nhật JIS = Japanese Industrial Stadark
Nói về các mác thép phổ biến :
SxxC(K): thép cacbon
SSx: thép kết cấu thông dụng. S= structure x= độ bền kéo min
SMx: thép kết cấu cacbon có tính hàn M=medium carbon
SUMxx: thép dễ cắt gọt M=machinability
SUPx(x): thép lò xo P=spring
SUJx: thép ổ lăn J=Jikuuke (phiên âm Nhật)
Thép dụng cụ:
SKx: thép dụng cụ carbon
SKS: thép dụng cụ hkim làm dụng cụ cắt, dụng cụ chịu va đập và 1 bộ phận dùng làm khuôn dập nguội. S= special
SKD: thép dụng cụ hkim chủ yếu dùng làm khuôn dập nguội, khuôn dập nóng
D= Daisu (phiên âm Nhật)
SKT: thép dụng cụ hợp kim chủ yếu dùng làm khuôn dập nóng (khuôn rèn)
T= Tanzo (phiên âm Nhật nghĩa là rèn)
SKHx: thép gió H= high-speed
+x=2,3,4,10: thép gió hệ Vônfram
+x=51,....59: thép gió hệ molipden
SKC: thép dụng cụ cầm tay (đục,xà beng,choòng...) C=chisel
SUS: thép không gỉ S=stainless
SUH: thép bền nhiệt H=heat resisting

Ngoài ra còn nhiều loại thép khác nhưng tôi chỉ quan tâm mác phổ biến và phải nhiệt luyện.
 
Về thành phần thép thì bạn có thể tra ở sổ tay thép thế giới hoặc tra trên mạng. Để xác định sơ bộ thông tin về cơ tính, tổ chức và nhiệt luyện thì bạn có thể xem chủ đề về dự đoán tổ chức, cơ tính của thép khi nhiệt luyện mà tôi viết trong trang này ấy. Chúc bạn thành công!
 
@Gem : Rất cám ơn bạn đã tổng hợp và phân loại các mác thép của nhật. Mình chưa va với loại này nhiều. Nhưng khi đọc phần phân loại này của bạn mình có thể hiểu được vật liệu của bản vẽ chế tạo chi tiết theo tiêu chuẩn JIS từ đó suy ra được tính chất hay yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. mình hi vọng Gem và chị Quế thanh sẽ post nhiều bài thật sâu về công nghệ nhiệt luyện trên topic này.
 
các bác! có ai biết quanh quanh khu vực hà nội có thằng nào có máy gia công bằng sóng siêu âm không em tim mãi!
 
G

gialangpro

Ðề: Re: Bàn về các mác thép Nhật và nhiệt luyện nào (JIS)

Anh ơi cho em xin cơ tính của thằng SCM420 này được không. Cám ơn anh nhiều!
 
Top